Cccd và CMND khác nhau như thế nào

16 tỉnh cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân, từ ngày 1.1.2016, người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD 12 số. Đây là giấy tờ tùy thân thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Cccd và CMND khác nhau như thế nào
Đại tá Phùng Đức Thắng - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an.

Đại tá Phùng Đức Thắng - Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an cho biết: Đến thời điểm này, có 16 địa phương trên cả nước đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật để cấp CCCD theo đúng quy định của Luật Căn cước công dân gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, TPHCM, Cần Thơ và Tây Ninh. Ngoài ra, Bộ Công an đang cố gắng hoàn thiện cơ sở kỹ thuật để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Bình cũng đủ tiêu chuẩn cấp thẻ CCCD từ đầu năm 2016.

Không nên vội vàng

Trao đổi với Lao Động, Thượng tá Nguyễn Danh Quảng - Phó trưởng phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội, Công an Hà Nội cho biết: Hiện nay, tại Hà Nội công tác chuẩn bị cho việc cấp thẻ CCCD đã xong và chờ ngày triển khai. Về việc này, Hà Nội đã chuẩn bị rất chu đáo và công phu từ việc tập huấn Luật căn cước, phần mềm, quy tắc ứng xử trong giao tiếp. Thậm chí đã chỉ đạo Công an các quận, huyện chỉnh trang lại trụ sở, bổ sung phương tiện…

Khi được hỏi về việc giữa chứng minh nhân dân (CMND) và thẻ CCCD có sự khác nhau như nào, Thượng tá Quảng cho hay: Nói về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Về hình dáng, màu sắc, nội dung in trên thẻ CCCD cơ bản giống CMND loại 12 số. Tuy nhiên, về nội dung thẻ CCCD có 19 mục, trong khi CMND có 20 mục, bỏ phần "Họ và tên gọi khác". Thẻ CCCD không có phần khai “Dân tộc”, nhưng có thêm mục “Quốc tịch”. Dấu in trên CMND là con dấu của Bộ Công an, nhưng trên thẻ CCCD là hình Quốc huy. Một điểm khác nhau nữa là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.

Cccd và CMND khác nhau như thế nào
Mặt trước của thẻ Căn cước công dân.

Từ việc có nhiều sự tương đồng giữa CMND và thẻ CCCD nhiều ý kiến cho rằng sẽ bị lãng phí và không cần thiết phải làm thẻ CCCD. Vấn đề này, Thượng tá Quảng nói, “luật đã ban hành và có hiệu lực, tất cả công dân Việt Nam nên chấp hành”.

Thượng tá Quảng cũng khuyên, sắp tới khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực, những người dân đang sử dụng chứng minh thư còn thời hạn thì không nên vội đi làm Thẻ CCCD. Bởi lẽ, những ngày đầu chắc chắn có rất nhiều người đi làm thẻ CCCD nên về thời gian sẽ lâu hơn.

Video người dân đang làm thủ tục chứng minh thư, hộ chiếu tại Công an Hà Nội địa chỉ số 44 Phạm Ngọc Thạch.

Cccd và CMND khác nhau như thế nào

05 điểm mới của thẻ căn cước công dân gắn chíp so với CMND (ảnh minh họa)

Hình dáng và kích thước, chất liệu

- Về hình dáng, kích thước

+ Thẻ Căn cước công dân gắn chíp, CMND 12 số đều có chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm (có độ dao động về kích thước).

+ CMND 9 số là hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm, hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt.

So với thẻ CMND 9 số thì CCCD gắn chíp và CMND 12 số góc cạnh được làm bo tròn giúp bảo quản thẻ CCCD gắn chíp ở trong ví dễ dàng hơn rất nhiều.

- Về chất liệu: Thẻ CCCD gắn chíp và CMND 12 số làm từ nhựa có độ bền cao hơn so với CMND 9 số làm bằng giấy.

Thẻ Căn cước công dân gắn chíp sử dụng song ngữ Anh - Việt

Cụ thể, theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, bên cạnh ngôn ngữ chính trên thẻ CCCD là tiếng Việt thì ngôn ngữ khác được in trên thẻ là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Như vậy, so với CMND thi CCCD đã bổ sung thêm ngôn ngữ tiếng anh trên thẻ để thực hiện nhiều thủ tục liên quan đến yếu tố nước ngoài có thể được tích hợp trong thời gian sắp tới.

Bổ sung nhiều điểm mới trên thẻ CCCD gắn chíp

Ở mặt trước, bổ sung một mã QR code ngay trên phía đầu thẻ. Khi quét mã QR này sẽ hiện các thông tin cá nhân liên quan đến địa chỉ, số CMND cũ, số CCCD mới...

Ở mặt sau, bổ sung thêm chíp mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán...) và vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng.

Thẻ CCCD gắn chíp có nhiều tính năng hơn so với CMND

Theo quy định trước đây,  thẻ CMND cũ có chức năng chính chủ yếu là dùng để định danh.

Hiện tại, thẻ CCCD gắn chíp được tích hợp thêm nhiều tính năng mới hơn. Nhờ con chíp, thẻ CCCD của chúng ta sẽ có thể tích hợp các thông tin về BHXH, bằng lái xe... trong tương lai.

Thời hạn của thẻ CCCD gắn chíp và CMND là khác nhau

Trước đây, Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì thẻ CMND 9 số và 12 số sẽ có hiệu lực 15 năm tính từ ngày được cấp. Do đó, cứ sau 15 năm thì công dân thực hiện đổi CMND 1 lần dù công dân đang ở đổ tuổi nào.

Hiện tại, thẻ CCCD gắn chíp theo quy định mới về thời hạn sử dụng, công dân phải thực hiện đổi thẻ CCCD gắn chíp khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân gắn chíp được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, so với thẻ CMND thì thẻ CCCD gắn chíp có thời hạn sử dụng thuận tiện hơn cho những người từ 60 tuổi trở lên không cần thực hiện đổi vì có thời hạn dùng mãi mãi.

Xem thêm:

>> 03 vấn đề thường gặp sau khi nhận thẻ CCCD gắn chíp

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Thứ Tư, 22/05/2019 - 09:42

Hiện nay đã thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân và dừng cấp chứng minh nhân dân (CMND) 12 số. Nhiều người thắc mắc thẻ Căn cước công dân và CMND 12 số khác nhau thế nào?

Tiêu chí

CMND 12 số

Thẻ Căn cước công dân

Khái niệm

CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định

(Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân

(khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014)

Số CMND/thẻ Căn cước công dân

Gồm 12 số tự nhiên

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp 01 CMND và 01 số CMND riêng

Gồm 12 số tự nhiên

Xem thêm: Ý nghĩa 12 chữ số trên thẻ Căn cước công dân

Kích cỡ, hình dạng thẻ

- Hình chữ nhật

- Chiều dài 85,6mm

- Chiều rộng 53,98mm

(khoản 1 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA thay thế Thông tư 27/2012/TT-BCA)

- Hình chữ nhật

- Bốn góc được cắt tròn

- Chiều dài 85,6 mm

- Chiều rộng 53,98 mm

- Độ dày 0,76 mm

(khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)

Nội dung mặt trước của thẻ

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm

- Có giá trị đến (ngày, tháng, năm)

- Tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Chữ "Chứng minh nhân dân"

- Số CMND (12 số)

- Họ và tên khai sinh

- Họ và tên gọi khác

- Ngày tháng năm sinh

- Giới tính

- Dân tộc

- Quê quán

- Nơi thường trú

(khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân

- Có giá trị đến

- Tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”

- Số

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Quốc tịch

- Quê quán

- Nơi thường trú

(khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)

Nội dung mặt sau của thẻ

- Mã vạch 02 chiều

- Ô trên: vân tay ngón trỏ trái

- Ô dưới: vân tay ngón trỏ phải

- Đặc điểm nhận dạng

- Ngày tháng năm cấp CMND

- Chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu

(Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

- Trên cùng là mã vạch hai chiều

- Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân

- Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân

(điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA sửa đổi tại Thông tư 33/2018/TT-BCA)

Thời điểm bắt đầu thực hiện

Từ ngày 01/07/2012 (ngày Thông tư 27/2012/TT-BCA có hiệu lực)

- Từ ngày 01/01/2016, tại 16 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu

- Chậm nhất đến ngày 01/01/2020 sẽ triển khai trên cả nước

Thời hạn sử dụng

15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.

(khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

Xem thêm: Mức phạt khi dùng CMND quá hạn

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

(khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân)

Vật liệu làm thẻ

Chất liệu nhựa, ngoài cùng của 02 mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt

(khoản 3 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

Giống CMND 12 số

Thời gian thực hiện thủ tục

Tại thành phố, thị xã:

- Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.

- Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Không quá 20 ngày làm việc.

Các khu vực còn lại:

Không quá 15 ngày làm việc.

(khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP)

Tại thành phố, thị xã:

- Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.

- Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Không quá 20 ngày làm việc.

Các khu vực còn lại:

Không quá 15 ngày làm việc.

(Điều 25 Luật căn cước công dân 2014)

Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại

Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera)

- Cấp mới: 30.000 đồng

- Cấp đổi: 50.000 đồng

- Cấp lại: 70.000 đồng

Xem thêm…

Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh)

- Cấp mới: 20.000 đồng

- Cấp đổi: 40.000 đồng

- Cấp lại: 60.000 đồng

Tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu trên

(Điều 2 Thông tư 155/2012/TT-BTC)

- Cấp mới, cấp đổi khi đến tuổi, chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng

- Cấp đổi do bị hư hỏng, sai sót: 50.000 đồng

- Cấp lại: 70.000 đồng

Tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu

(Điều 4 Thông tư 256/2016/TT-BTC sửa đổi tại Thông tư 331/2016/TT-BTC)

 

Lưu ý: Thẻ Căn cước công dân và CMND 12 số đều có giá trị sử dụng như nhau, với những người đã được cấp CMND 12 số trước đó khi cấp đổi sang thẻ Căn cước công dân số Căn cước công dân sẽ giống với số CMND. Xem thêm: Xin Giấy xác nhận số CMND cũ và mới phải làm thế nào?

Hậu Nguyễn
 

Chia sẻ: