Chấm dứt tư cách thành viên của công ty cổ phần

Thành viên công ty hợp danh gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Tư vấn Blue xin được giới thiệu  các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh của 2 loại thành viên này.

Chấm dứt tư cách thành viên của công ty cổ phần

Hình minh họa

Thứ nhất, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của công ty hợp danh tại điều 180, cụ thể như sau:

“1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

b) Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c) Bị khai trừ khỏi công ty;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định”.

Như vậy, tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

-Tự nguyện rút vốn khỏi công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Như vậy, việc rút vốn của thành viên công ty hợp danh khá khó khăn, thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty;

-Đã chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng;

-Bị khai trừ khỏi công ty, nếu: (i) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã cóyêu cầu lần thứ hai; (ii) Vi phạm quy định về các trường hợp hạn chế quyền của thành viên hợp danh; (iii) Tyến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác; (iv) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh;

– Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh khi không góp vốn hoặc tyến hành kinh doanh không trung thực, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

Trường hợpchấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

Thứ hai, chấm dứt tư cách thành viên góp vốn
Tư cách thành viên góp vốn của công ty hợp danh chấm dứt khi:

(i) Thành viên là cá nhân chết, mất tích; thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản;

(ii) Thành viên chưa góp vốn vào công ty cho đến hết thời hạn cam kết góp ghi trong Điều lệ công ty;

(iii) Thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác;

(iv) Thành viên bị khai trừ khỏi công ty. Các trường hợp này tương tự như các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên công ty TNHH hay cổ đông CTCP, vì các chủ thể này đều chịu TNHH.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

    Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một trong những loại hình công ty phổ biến hiện nay. Vì vậy, các vấn đề của công ty hợp danh được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Với bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư…. công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh   trong bài viết dưới đây:

Câu hỏi của khách hàng:

Chào luật sư. Tôi tên là Tùng, 29 tuổi phó giám đốc một công ty hợp danh có trụ sở tại Hà Nội. Tôi muốn được tư vấn về tình huống pháp lý như sau:

Công ty hợp danh chúng tôi tôi mới tiếp nhận một thành viên mới. Tuy nhiên thành viên này lại không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với công ty. Có cách nào để chấm dứt tư cách của thành viên này?

Công ty Luật Thái An trả lời thắc mắc của bạn căn cứ vào các quy định pháp luật như sau.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề bạn quan tâm là Luật doanh nghiệp 2020.

Thành viên hợp danh là một thành phần chủ chốt và vô cùng quan trọng quan trọng đối với công ty hợp danh. Tuy nhiên loại thành viên này cũng có thể bị chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:

  • Thành viên hợp danh có thể chấm dứt tư cách thành viên của mình nếu rút vốn khỏi công ty và được Hội đồng thành viên chấp thuận
  • Thành viên hợp danh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản việc rút vốn của mình cho Hội đồng thành viên ít nhất 06 tháng trước ngày rút vốn
  • Việc rút vốn chỉ được thực hiện vào thời điểm kết thúc năm tài chính khi mà báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua

Trường hợp thành viên hợp danh bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì công ty hợp danh có trách nhiệm hoàn trả công bằng và thỏa đáng phần vốn góp của thành viên đó.

Chấm dứt tư cách thành viên của công ty cổ phần
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải theo quy định của pháp luật. – nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Thành viên hợp danh có thể bị khai trừ khỏi công ty nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Thành viên hợp danh không có khả năng góp vốn hoặc cố tình không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã yêu cầu hai lần
  • Thành viên hợp danh vi phạm quy định về việc hạn chế quyền theo quy định của Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014
  • Thành viên hợp danh thực hiện công việc kinh doanh không trung thực, cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên hợp danh khác
  • Thành viên hợp danh không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh theo quy định của Điều lệ công ty và pháp luật.

Thành viên hợp danh phải chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014.

Ngoài các trường hợp nêu trên thì Điều lệ công ty cũng có thể quy định một số trường hợp khác chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty.

Khi chấm dứt tư cách thành viên trong công ty hợp danh cần lưu ý những điều sau:

  • Trong trường hợp thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn hoặc bị khai trừ khỏi công ty thì trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
  • Nếu tên của thành viên hợp danh đã được sử dụng làm một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì khi chấm dứt tư cách thành viên người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý doanh nghiệp.  Luật sư sẽ luôn đồng hành hỗ trợ bạn. Nếu muốn tìm hiểu về công ty hợp danh, bạn nên tham khảo các bài viết trong chuyên mục sau:

===>>> Các vấn đề pháp lý về công ty hợp danh

Do nhiều nguyên nhân các thành viên/cổ đông góp vốn không cam kết, không hoàn thành nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Trong trường hợp này việc chấm dứt tư cách thành viên/cổ đông phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tránh kiện tụng kéo dài. Khi xảy ra những tình huống này chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận nhân sự cần nắm chắc các quy định của pháp luật hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hãy tham khảo các bài viết sau:

  • Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
  • Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

HÃY LIÊN HỆ NGAY CÔNG TY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

  • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
  • Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

    * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Chấm dứt tư cách thành viên của công ty cổ phần

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Chấm dứt tư cách thành viên của công ty cổ phần