Chất nào sau đây cho vào dung dịch CuSO4 tạo kết tủa màu xanh

Na CuSO4: Na tác dụng với dung dịch CuSO4

Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến phản ứng khi cho Na vào dung dịch CuSO4, bạn đầu có sủi bọt khí, sau đó kết tủa xanh xuất hiện. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

D. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng:

Ban đầu, Na sẽ tác dụng với nước trước tạo NaOH và sủi bọt khí, sau đó có kết tủa xanh và không tan

Phương trình hóa học

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Đáp án B

Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối

Lưu ý: những kim loại đầu dãy (kim loại tác dụng được với nước) thì không tuân theo quy tắc Chất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh → chất oxi hoá yếu + chất khử yếu.

Kim loại kiềm (hoặc kiềm thổ) + H2O → Dung dịch bazơ + H2

Sau đó:

Dung dịch bazơ + dung dịch → muối Muối mới + Bazơ mới (*)

Điều kiện(*): Chất tạo thành phải có ít nhất 1 chất kết tủa (không tan).

Ví dụ: Cho Ba vào dung dịch CuSO4

Đầu tiên:

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Sau đó:

Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là

A. bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu

B. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa xanh

C. sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh

D. sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu đỏ

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 2.Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Na; Al; Cu; Ag.

B. Al; Fe; Mg; Cu.

C. Na; Al; Fe; K.

D. K; Mg; Ag; Fe.

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 3.Cho 1 mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng quan sát được là:

A. có khí thoát ra và có kết tủa xanh lam.

B. chỉ có kết tủa màu đỏ.

C. Có khí thoát ra và có kết tủa màu đỏ.

D. chỉ có khí thoát ra

Xem đáp án

Đáp án A

Na + H2O → NaOH + 0,5H2↑

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh lam

⟹ Hiện tượng: Có sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh lam.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượngtới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Kim loại nào sau đây khi cho vào dung dịch CuSO4 dư thì kim loại bị hòa tan hết và phản ứng tạo thành kết tủa gồm 2 chất?


A.

B.

C.

D.

Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ?


Câu hỏi: CuSO4 có kết tủa không, CuSO4 có kết tinh không

Lời giải:

Đồng (II) sulfat CuSO4là chất bột màu trắng, hút mạnh hơi ẩm của không khí để tạo thành hiđrat CuSO4.5H2O màu lam

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về Đồng sunfat CuSO4nhé.

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Đồng (II) sunfat là muối tạo bởi Cu(II) với gốc sunfat. Muối này tồn tại dưới một vài dạng ngậm nước khác nhau: CuSO4(muối khan, khoáng vật chalcocyanite), CuSO4.5H2O (dạng pentahydrat phổ biến nhất, khoáng vật chalcanthite), CuSO4.3H2O (dạng trihydrat, khoáng vật bonattite) và CuSO4.7H2O (dạng heptahydrat, khoáng vật boothite).

- Công thức phân tử: CuSO4

II. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí: Đồng (II) sulfat CuSO4là chất bột màu trắng, hút mạnh hơi ẩm của không khí để tạo thành hiđrat CuSO4.5H2O màu lam. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng CuSO4khan để phát hiện nước ở lẫn trong hợp chất hữu cơ.

- Tan tốt trong nước.

- Nhận biết: Khi có mặt nước, CuSO4tan dần, chuyển từ chất bột màu trắng sang dung dịch có màu xanh.Hòa tan được trong nước,methanolnhưng không tan được trong ethanol.

- Khối lượng mol của CuSO4 là 159.62 g/mol (khan) và 249.70 g/mol (ngậm 5 nước).

- Khối lượng riêng của CuSO4 là 3.603 g/cm3 (khan) và 2.284 g/cm3 (ngậm 5 nước).

- Điểm nóng chảy của CuSO4 150 °C (423 K) (ngậm 5 nước).

- Độ hòa tan trong nước của CuSO4 dạng ngậm 5 nước là 316 g/L (0 °C) và 2033 g/L (100 °C).

III. Tính chất hóa học

- Đồng Sunphat có thể tác dụng với kiềm để tạo ranatri sunphatvà đồng hydroxit.

CuSO4 + 2NaOH→ Na2SO4 + Cu(OH)2

-Đồng Sunphat sẽ tác dụng với dung dịch NH3.

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O→ Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

-Đồng Sunphat hấp thụ nước thường dùng phát hiện vết nước trong chất lỏng.

CuSO4 + 5H2O→ CuSO4.5H2O (màu xanh).

-Đồng Sunphat phản ứng với các kim loại hơn phản ứng với đồng (ví dụ như Mg, Fe, Zn, Al, Sn, Pb, …):

CuSO4 + Zn→ ZnSO4 + Cu

CuSO4 + Fe→ FeSO4 + Cu

CuSO4 + Mg→ MgSO4 + Cu

CuSO4 + Sn→ SnSO4 + Cu

3 CuSO4 + 2 Al→ Al2(SO4 )3 + 3Cu

IV. Điều chế

- Cho đồng (II) oxit tác dụng với H2SO4

CuO + H2SO4→ CuSO4+ H2

- Cho đồng phản ứng với H4SO4đặc nóng

V. Ứng dụng

CuSO4 ứng dụng trong nông nghiệp.

-Đồng Sunphat được sử dụng làm nguyên liệu trong phân bón để làm tăng sức đề kháng cũng như chống chọi được sâu bệnh cho cây trồng. Đồng thời, bổ sung vi lượng Cu khi cây bị thiếu.

-Đồng sunphat được sử dụng như là thuốc kháng nấm hoặc làm thuốc diệt các loại sâu bệnh, diệt cỏ.

-Đồng sunphat được bổ sung vào cây trồng để tác động đến sự tổng hợp của các chất như đường bột, đạm, chất béo, enzim.

-Đồng sunphat là một thành phần trong nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi để bổ sung đồng cho vật nuôi và được xem là chất điều hòa sinh trưởng.

CuSO4 ứng dụng trong phòng thí nghiệm.

Đồng sulfat được dùng làm thuốc thử trong một số thí nghiệm ví dụ:

-Đồng sulfat được sử dụng trong dung dịch Fehling và dung dịch của Benedict để kiểm tra các đường làm giảm , làm giảm sulfat đồng màu xanh hòa tan (II) thành oxit đồng đỏ không hòa tan (I).

-Đồng sulfat dùng để kiểm tra ngọn lửa, các ion đồng của nó phát ra ánh sáng màu lục sâu, màu xanh sâu hơn nhiều so với kiểm tra ngọn lửa cho barium .

-Đồng sulfat còn được dùng để xét nghiệm máu để xác định tình trạng của máu. Máu được thử nghiệm bằng cách thả nó vào dung dịch của đồng sulfat có trọng lượng riêng – máu chứa đầy đủ hemoglobin bồn chứa nhanh chóng do mật độ của nó, trong khi máu không chìm hoặc chìm từ từ không có đủ lượng hemoglobin .

CuSO4 ứng dụng trong các ngành công nghiệp khai thác và sản xuất.

-Đồng sunphat dùng để điều chế các chất xúc tác sử dụng trong chế biến, khai thác dầu khí và chất lỏng

-Đồng sunphat còn được ứng dụng trong ngành dệt may hoặc dùng trong thuốc nhuộm vải để tăng độ bền của thuốc nhuộm.

-Đồng sunphat trong công nghệ thực phẩm được sử dụng như chất tạo màu cho thực phẩm. Thành phần của dung dịch sử dụng để bảo quản mẫu vật thực vật có màu sắc tự nhiên và ngăn ngừa sự thối rữa của trái cây.

-Đồng sunphat dùng là chất tạo màu trong công nghệ pháo hoa hoặc in ấn, làm kính và đồ gốm.

-Đồng sunphat trong ngành công nghiệp sơn sử dụng như là chất sơn chống bẩn.

VI.Lưu ý khi sử dụng và bảo quản hóa chất CUSO4 – đồng Sunphat

Chúng ta đều biết CUSO4 về cơ bản không độc nhưng nếu tác dụng với các chất khác có thể sẽ tạo ra những hợp chất có thể hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng trong việc sử dụng dư hóa chất này. Không được đổ dung dịch bừa bãi mà phải có biện pháp xử lý cụ thể để bảo vệ môi trường.

Lưu ý:

  • Sử dụng Đồng sunfat làm chất diệt cỏ luôn kèm theo một số nguy cơ đó là các yếu tố đến từ môi trường sẽ hạn chế tác dụng diệt cỏ của đồng sunfat hoặc ngược lại, môi trường sẽ phát huy độc tính không cần thiết và gây hại không cần thiết.
  • Liều lượng CuSO4.5H20 được khuyến cáo phụ thuộc vào từng loại tảo và các yếu tố môi trường và giao động trong khoảng khá rộng từ 0.25 mg/l đến trên 2 mg/l CuSO4.5 H2O.