Chất thải rắn y tế là gì năm 2024

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, các loại hoạt động y tế tạo ra chất thải không nguy hại chiếm khoảng 85% tổng lượng chất thải y tế. Tương tự, chất thải nguy hại chiếm 15% tổng lượng chất thải. Những chất thải nguy hại này là các loại chất độc, lây nhiễm hoặc phóng xạ. Một số chất thải được tạo ra bao gồm: kim tiêm, vật liệu băng bó, ống tiêm, mẫu chẩn đoán, các bộ phận cơ thể, vật liệu phóng xạ, thiết bị y tế, dược phẩm, hóa chất và máu đã qua sử dụng. Trong bài viết dưới đây NPLaw sẽ giải đáp cách xử lý rác thải y tế đúng tiêu chuẩn như thế nào?

I. Rác thải y tế là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT định nghĩa về chất thải y tế như sau:

Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.

1. Phân loại rác thải y tế

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT phân định chất thải y tế, cụ thể:

Theo đó, chất thải y tế được phân định thành các nhóm:

Chất thải y tế nguy gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Chất thải lây nhiễm bao gồm:

  • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh.
  • Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng [bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh].
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B.
  • Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

  • Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất.
  • Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất.
  • Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất.
  • Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi [Cd]; pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ.
  • Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
  • Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

Chất thải rắn thông thường bao gồm:

  • Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế [trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm].
  • Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
  • Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất.
  • Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực. Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
  • Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
  • Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
  • Chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế được quy định tại Danh mục cụ thể.

Khí thải bao gồm khí thải phát sinh từ phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.

Chất thải lỏng không nguy hại bao gồm dung dịch thuốc, hoá chất thải bỏ không thuộc nhóm gây độc tế bào, không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh.

Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.

Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa [trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn]. Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý

II. Quy định về xử lý rác thải y tế

Theo Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người như sau:

1. Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:

  1. Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;
  1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;
  1. Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
  1. Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;

đ] Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

  1. Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
  1. Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.

III. Rác thải y tế được xử lý như thế nào

Căn cứ theo Điều 42 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, theo đó việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế được quy định như sau:

  • Chất thải y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục 3 Chương này; không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
  • Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Trường hợp chất thải y tế nguy hại được tự xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở thì căn cứ vào công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải y tế nguy hại.
  • Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư này và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường sau:
    • Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển phải đóng gói trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trong quá trình vận chuyển;
    • Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại lắp đặt trên phương tiện vận chuyển phải có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu va chạm, không bị rách, vỡ, rò rỉ chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển; được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải;
    • Phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải có thùng hoặc khoang kín được bảo ôn; kích thước của thùng chứa gắn trên phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
    • Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng [phía sau vị trí ngồi lái]; kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.​​​​​​​

IV. Thực trạng xử lý rác thải y tế hiện nay

Thực trạng rác thải y tế tại Việt Nam ngày càng diễn biến theo hướng hết sức phức tạp. Theo các con số thống kê được, mỗi ngày có tới 120.000 m3 nước thải y tế, 350 – 400 tấn chất thải y tế [trong đó có khoảng 42 tấn chất thải y tế nguy hại] được thải ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên, đứng trước thực trạng trên thì nhiều cơ sở y tế vẫn chưa quan tâm đến việc xử lý rác thải y tế. Hiện nay, mới chỉ có 53.4% trong số 1263 bệnh viện có công trình xử lý nước thải, 90% số bệnh viện đã thu gom hàng ngày, 67% cơ sở ý tế có lò đốt, 32.2 % xử lý rác thải y tế bằng lò thủ công hoặc công nghệ chôn lấp bệnh viện.

Với tình hình trên, nếu không có biện pháp xử lý thích đáng và kịp thời thì tình trạng rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Hệ lụy của việc này là đe dọa sự sống của các loài sinh vật trong một môi trường ô nhiễm, gia tăng nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và cả đến tính mạng con người.

1. Các vi phạm xử lý rác thải y tế phổ biến

  • Hiện nay hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn bằng hệ thống các lò đốt. Đốt với chất thải lỏng mới chỉ dừng lại ở công đoạn thu gom, trong khi đó nước thải bệnh viện lại có đến 20% chất thải nguy hại.
  • Các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của chúng, nếu xả thải ra môi trường không qua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung thư cho người tiếp xúc.
  • Nước thải bệnh viện ô nhiễm nặng gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn, tổng số coliform trung bình là 2 x 107 MPN/100ml cao hơn 20.000 lần tiêu chuẩn thải. Lượng nước thải chưa được xử lý này thải trực tiếp ra ngoài môi trường, đây là tình trạng chung của các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của Bộ Y Tế, hiện nay mới chỉ có khoảng 1/3 số bệnh viện tuyến huyện có hệ thống xử lý nước thải. Các bệnh viện có quy mô nhỏ nên hầu như không có đơn vị vận hành trạm xử lý nước thải.​​​​​​​

V. Xử lý rác thải y tế không đúng bị xử phạt như thế nào?

Tại Nghị định mới Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 25/08/2022 quy định về biện pháp xử lý vi phạm hành chính với hành vi này, cụ thể quy định khoản 7, 8, 9 Điều 29 Nghị định này. Theo đó hành vi chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy trình theo quy định áp dụng mức phạt thấp nhất là 100 triệu và cao nhất là 600 triệu. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 8, khoản 9 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: Mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

VI. Biện pháp xử lý rác thải y tế

Bảo quản và xử lý

Quản lý chất thải tại nguồn là việc mà cơ sở y tế nào cũng cần thực hiện. Việc quản lý và phân loại giúp nhân viên y tế dễ dàng phân loại các loại rác thải trước khi đưa vào xử lý. Việc làm này giảm thiểu gánh nặng cho quy trình xử lý rác y tế. Việc quản lý, phân loại không phải là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi nhân viên y tế hay thậm chí là người bệnh cũng cần tuân thủ việc phân loại rác tại nguồn.

Hiện nay trong bệnh viện, hay các cơ sở y tế để có các loại thùng rác tương ứng với đặc tính của rác thải. Rác thải được phân loại theo màu sắc để dễ dàng xử lý hơn. Đồng thời việc vận chuyển cũng phải tuân thủ theo các quy định rõ ràng để đảm bảo tính an toàn.

Kế hoạch xử lý rác trong bệnh viện

Theo quy trình, việc xử lý rác trong bệnh viện được tuân thủ rõ ràng và nghiêm túc từ các bộ phận. Từ khâu quản lý, phân loại tại nguồn cho tới quy trình can thiệp và giám sát. Có thể chia làm 4 giai đoạn như sau thông tin cơ bản, xác định vấn đề, can thiệp và giám sát.

  • Kiểm tra nhận thức và kiến thức của nhân viên y tế về cách quản lý và giảm thiểu rác thải nguy hại trong bệnh viện.
  • Đánh giá xem xét hạng mục vật tư đang sử dụng tại viện.
  • Tinh toán khối lượng chất thải phát sinh để xử lý
  • Tuân thủ các thủ tục về chất thải y tế. Các danh sách chất thải nguy hại cần được xử lý ra sao
  • Lập bản đồ các khu lưu trữ, tuyến đường vận chuyển trong viện.

Trên đây là những thông tin cơ bản, cần thiết về rác thải y tế và biện pháp xử lý. Quý bạn đọc nếu chưa nắm rõ các quy trình cũng như cần tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến rác thải y tế, có thể liên hệ cho đội ngũ của NPLaw để được giải đáp bảo vệ quyền lợi của mình. Xin cảm ơn.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

  • NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất II. Quy định pháp luật về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất 1. Định nghĩa về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất 2.... Đọc tiếp
  • .jpg]

    Tư vấn hợp đồng quyền sử dụng đất

    Mục lục Ẩn I. Hợp đồng quyền sử dụng đất là gì? II. Vì sao phải đăng ký hợp đồng quyền sử dụng đất? III. Thủ tục đăng ký hợp đồng quyền sử dụng đất IV. Giải đáp thắc mắc 4.1 Về thời hạn giải... Đọc tiếp
  • .jpg]

    Tư vấn về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa II. Quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 1. Căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 2. Luật quy... Đọc tiếp
  • .jpg] Đọc tiếp
  • .png] Đọc tiếp

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh đang ngày càng phát triển, kèm theo đó là môi trường của chúng ta đang...

Chất thải y tế nguy hại bao gồm những gì?

Chất thải y tế nguy hại là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, chất phóng xạ… thường ở dạng rắn, lỏng, khí.

Chất thải nguy hại đang rắn đứng ở đâu?

- Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen; - Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa.

Chất thải nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ đầu?

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh ...

Có bao nhiêu nhóm chất thải rắn y tế?

Chất thải rắn phát sinh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân loại thành 03 loại: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường.

Chủ Đề