Chế độ làm lễ x 3 tính như nào năm 2024

Tính lương ngày lễ, tính lương đi làm vào những ngày nghỉ lễ, Tết luôn được người lao động quan tâm vì những ngày này sẽ có cách tính lương khác biệt. Hơn nữa đây cũng là quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng theo quy định Luật Lao động.

Lễ, Tết là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi tận hưởng nhưng phải đi làm là việc không nhiều người mong muốn. Tuy nhiên nếu bạn hi sinh một chút thì có thể mang về nhiều cái lợi cho mình. Bạn không những được hưởng mức lương cao, thu nhập tốt mà còn được nghỉ bù lễ, có cơ hội được nghỉ vào các ngày cao điểm, thể hiện khả năng với cấp trên và cho thấy tinh thần đồng đội cống hiến vì công việc.

Khác với những ngày công bình thường trong năm, chế độ lương nếu người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ sẽ cao hơn rất nhiều.

Các ngày nghỉ lễ trong năm theo quy định tại Việt Nam

Việt Nam là một nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có lịch sử kháng chiến chống nước vĩ đại trải qua nhiều thế kỷ nên chắc chắn sẽ có ngày nghỉ lễ thống nhất chung theo quy định. Những ngày này, người lao động được nghỉ, không phải đến nơi làm việc.

Các ngày nghỉ lễ chung:

– Tết Dương lịch: Nghỉ 1 ngày [ngày 1 tháng 1 dương lịch]

– Tết Âm lịch: Nghỉ 5 ngày

– Ngày Chiến thắng: Nghỉ 1 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch]

– Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 1 ngày [ngày 1 tháng 5 dương lịch]

– Ngày Quốc Khánh: Nghỉ 1 ngày [ngày 2 tháng 9 dương lịch]

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 1 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch]

Nếu những ngày nghỉ theo quy định trên trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Bạn có thể theo dõi lịch nghỉ trên báo chí hoặc các trang thông tin chính thống để biết lịch nghỉ bù chung. Lưu ý: Một số công ty sẽ có lịch nghỉ bù khác.

Hướng dẫn cách tính lương ngày lễ đúng nhất

Tuy rằng đã được quy định trong Luật Lao động nhưng vẫn có một số ngành nghề đặc thù như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, du lịch…. các tổ chức và cá nhân vẫn phải làm việc bình thường để phục vụ khách hàng. Thì lúc này, chế độ lương của họ sẽ được tính theo cách khác, không giống công lao động hằng ngày.

– Trường hợp nghỉ theo quy định: Người lao động không phải đi làm mà vẫn được hưởng ngày lương của ca làm việc bình thường.

– Trường hợp đi làm ngày lễ, tết: Bộ luật Lao động 2012 quy định, người lao động sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% mức lương nhận được chưa kể lương cho ca làm việc của ngày hôm ấy.

Chúng ta có thể thấy rõ rằng nếu làm việc vào các ngày nghỉ lễ theo quy định thì người lao động sẽ được hưởng 100% tiền lương cho ngày làm việc đó + 300% lương. Điều này có nghĩa, tổng số lương được nhận trong ngày sẽ là 400% mức lương của ngày làm việc bình thường. Cách tính lương ngày lễ, tết 2022 cũng không hề khác.

Ví dụ: Lương của một nhân viên A ở một công ty du lịch là 10.000.000 đồng/tháng với 25 ngày công trong tháng. Dịp nghỉ Tết Nguyên Đán vừa rồi, bạn đi làm bình thường, không nghỉ ngày nào.

Theo quy định, một ngày công của bạn nhân viên A sẽ nhận được tính riêng gấp 4 lần bình thường: [10.000.000 : 25] x 4 = 1.600.000đ

Và bạn ấy làm đầy đủ 5 ngày nghỉ Tết nên số tiền lương bạn được nhận trong kỳ nghỉ Tết sẽ là: 1.600.000đ x 5 = 8.000.000đ.

Tùy theo hợp đồng lao động và quy định của mỗi doanh nghiệp nên sẽ có cách tính lương, chế độ ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ bù tương ứng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động đúng theo quy định chung.

Bài viết chi tiết về cách tính lương ngày lễ, Tết trên đây hi vọng sẽ giúp người lao động giải đáp được những thắc mắc của mình từ đó sẽ biết bản thân được hưởng tiền công bao nhiêu.

Lương làm thêm giờ là khoản tiền lương trả cho người lao động khi họ làm việc ngoài giờ làm việc bình thường theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Vậy cách tính lương làm thêm giờ như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

.jpg]

Cách tính và công thức tính lương làm thêm giờ

1. Quy định về lương làm thêm giờ

Cách tính lương làm thêm giờ của người lao động được căn cứ theo Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH, thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/1/2015 của Chính Phủ.

Căn cứ vào thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH và Khoản 1, Điều 25, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP trả lương khi người lao động làm thêm giờ được thực hiện theo quy định gồm:

- Làm thêm giờ thông thường [Gồm 2 trường hợp người lao động hưởng lương theo giờ và người lao động hưởng lương theo sản phẩm].

- Làm thêm giờ ban đêm [Gồm 2 trường hợp người lao động hưởng lương theo giờ và người lao động hưởng lương theo sản phẩm].

2. Cách tính lương làm thêm giờ thông thường

Theo quy định mới nhất của Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020, cách tính lương làm thêm giờ trong trường hợp làm thêm giờ thông thường như sau:

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ bằng tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường nhân với mức ít nhất 150% và số giờ làm thêm. Tiền lương giờ thực trả được tính bằng cách chia tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng cho tổng số giờ thực tế làm việc trong tháng.

Tiền lương thực trả không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ, thưởng và tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, ngày nghỉ có hưởng lương.

Căn cứ vào Điều 104 của Bộ luật lao động năm 2019 đối với người lao động được trả lương làm thêm giờ tính lương theo thời gian, áp dụng cho giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường: được tính trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ [trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm] chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng [không kể số giờ làm thêm].

Trong trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần các chỉ số được tính theo ngày hoặc theo tuần tương ứng. Mức ít nhất bằng 150%, 200%, 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng lần lượt đối với giờ làm thêm vào ngày thường; áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

Người lao động hưởng lương ngày là những người có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động.

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ bằng đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường nhân với mức ít nhất 150% và số sản phẩm làm thêm. Cách tính lương làm thêm giờ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% x số sản phẩm làm thêm.

Trong đó mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường.

Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường áp dụng đối cới sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.

Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Trong trường hợp trả lương theo sản phẩm này người lao động sẽ hưởng theo mức sản phẩm mình làm ra. Số sản phẩm làm được càng nhiều thì tiền lương làm thêm giờ càng nhiều.

Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm theo quy định

3. Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

Theo Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn, tiền lương làm việc ban đêm được tính như sau:

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc ban đêm bằng tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường nhân với mức ít nhất 130% và số giờ làm việc vào ban đêm. Tiền lương giờ thực trả được tính bằng cách chia tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng cho tổng số giờ thực tế làm việc trong tháng.

Tiền lương thực trả không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ, thưởng và tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, ngày nghỉ có hưởng lương.

Căn cứ vào Điều 7, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH [Hướng dẫn Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP] người lao động được trả tiền lương làm thêm giờ như sau:

Đối với người lao động hưởng lương làm thêm giờ theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương = [ X x Mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% + Y x Mức ít nhất 30% +20% x Z ] x Số giờ làm thêm ban đêm. Trong đó:

- X = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường.

- Y = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường.

- Z = Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thưởng hoặc cảu ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Theo đó, Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường: được xác định theo điểm a, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

​Tiền lương theo giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường

- Ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó [trước khi làm thêm giờ vào ban đêm];

- Ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó [trước khi làm thêm giờ vào ban đêm].

- Ít nhất bằng 200% nếu vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần.

- 300% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

  1. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc ban đêm bằng đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường nhân với mức ít nhất 130% và số sản phẩm làm vào ban đêm.

Công thức tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm như sau:

Tiền lương = [A x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% + B x mức ít nhất 30% + 20% x C] x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm. Trong đó:

- A : Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

- B : Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

- C: Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ/ tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Theo đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó [trước khi làm thêm giờ vào ban đêm];

- Bằng ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó [trước khi làm thêm giờ vào ban đêm];

- Ít nhất bằng 200% khi làm thêm giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

- Đơn giá sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với đơn giá sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

4. Mẫu bảng tính tiền lương làm thêm giờ

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt. Bạn có thể xem mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo mẫu số 06 - LĐTL ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC kèm mẫu file exel tải về dưới đây.

Chủ Đề