Chế độ nước ngầm ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông

Nước ngầm là nguồn nước được phân bổ bên dưới mặt đất, nước được tích trữ trong những không gian rỗng bên dưới mặt đất như ở các khe nứt của đá, đất, có sự liên thông với nhau. Cơ chế hình thành lên nước ngầm: Nước ở sông, hồ, ao bốc hơi, ngưng tụ thành giọt trên những đám mây.

Chế độ nước ngầm ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông

Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông

Câu 2: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Lời giải

a] Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

– Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào chế độ mưa của nơi đó.

– ở những nơi đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông.

– ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều.

b] Địa thế, thực vật và hồ đầm

– Địa thế: Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng do độ dốc của địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông.

– Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi xuống tới mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.

– Hồ, đầm: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước xuống thì nước hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

- Các miền khí hậu:

+ Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

+ Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.

+ Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể [đá vôi].

- Ví dụ:

+ Ví dụ 1: Sông Hồng ở miền nhiệt đới, mùa lũ [6-10] trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.

+ Ví dụ 2: Sông Ô bi, I-ê-nít-xây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.

Địa thế, thực vật và hồ đầm

a. Địa thế

- Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

- Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

b. Thực vật

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.

- Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

c. Hồ, đầm

- Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.

- Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.

Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

+ Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ nước mưa. Mùa lũ = Mùa mưa, mùa cạn = mùa khô.

+ Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể trong việc điều hoá chế độ nước sông.

+ Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa lũ = Mùa xuân, mùa cạn = mùa đông.

Địa thế, thực vật và hồ đầm

+ Địa thế: Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng do độ dốc của địa hình.

+ Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi rơi xuống tới mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm. => Điều hoá dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.

+ Hồ, đầm: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước xuống thì nước hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn => Điều hòa chế độ nước sông.

Chủ Đề