Chi phí dự phòng bao nhiêu phần trăm?

Quan trọng là chủ đầu tư; các khối lượng em tính toán tăng giảm phải bám sát theo công trình thực tế. Ngoài ra mình còn phải bám sát theo chi phí dự phòng :

– Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định; quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

– Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh. Được tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] trên tổng chi phí xây dựng và chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng.

– Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thi công xây dựng của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

– Mức tỷ lệ phần trăm [%] sử dụng được xác định chi phí dự phòng theo Điểm a; b Khoản này không vượt mức tỷ lệ % chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

Trên đây là nội dung về xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này. Bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2016/TT-BXD.

Quy định về chi phí dự phòng trong xây dựng năm 2022 như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Quy định về chi phí dự phòng trong xây dựng

Chi phí dự phòng là một trong những nội dung của dự toán xây dựng, chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Quy định về dự phòng phí trong xây dựng

Điều 8 Thông tư số 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quy định về nội dung dự toán xây dựng như sau:

Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và được quy định cụ thể như sau:

a] Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu [kể cả vật cả vật liệu do chủ đầu tư cấp], chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

b] Chi phí gián tiếp gồm:

  • Chi phí chung gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo đảm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.
  • Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công.
  • Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quan; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.

Chi phí thiết bị của công trình, hạng mục công trình gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2019/ND-CP.

Chi phí quản lý dự án gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

Chi phí khác trong dự toán xây dựng gồm các khoản mục chi phí như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao [trừ giá sản phẩm thu hồi được]; các khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dự án.

Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.”

Cách tính chi phí dự phòng trong xây dựng

Quy định về chi phí dự phòng trong xây dựng năm 2022?

Khoản 7 Điều 9 Thông tư số 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quy định về phương pháp xác định dự toán xây dựng, cụ thể:

  • Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

    Nhà thầu xây dựng đơn giản là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ các chứ năng cũng như năng lực để xây dựng công trình. Họ sẽ kí kết trực tiếp với chủ đầu tư thông qua hợp đồng và nhận thầu toàn bộ các công việc, dự án đầu tư công trình.

    Mộ nhà thầu chuyên nghiệp cần phải đảm bảo có đầy đủ giấy tờ pháp lý cũng như chức năng liên quan đến ngành thực hiện mà nhà nước đã cấp phép, có thể kể ra như:

    Giấy phép đăng ký kinh doanh và có chứng chỉ hành nghề có liên quan

    Đã có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật, giám sát cũng như chỉ huy được công trình

    Có đội ngũ công nhân lành nghề xây dựng đạt tiêu chuẩn.

    Và một khi đã có những giấy phép này thì chủ đầu tư có thể an tâm để giao công trình của mình cho nhà thầu xây dựng vì công ty đó đã đủ chịu trách nhiệm của chủ đầu tư về mặt pháp luật cũng như chất lượng của công trình, từng hạng mục nói riêng… cần phải chịu trách nhiệm với tất cả các công trình nói chung và các hạng mục nói riêng, đồng thời nếu như có sự cố gì liên quan thì đều phải chịu trách nhiệm.

    Nhà thầu là gì? là cần phải có trách nhiệm với các thiết bị cũng như phương tiện và phương pháp khi thi công một công trình và có trách nhiệm cũng cấp những vật tư, nhân công theo như thỏa thuận của chủ đầu tư.

    - Có những loại nhà thầu xây dựng nào?

    Khi đã biết được nhà thầu là gì? rồi thì bạn cũng nên tìm hiểu xem có những loại nhà thầu xây dựng nào nữa nhỉ? Hiện nay nhà thầu có 2 dạng chính là nhà thầu chính và nhà thầu phụ, tuy nhiên cũng có thêm một số nhà thầu nữa, cụ thể:

    Nhà thầu chính: Đây là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu, họ trực tiếp ký kết hợp đồng và đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là cá nhân, tổ chức…

    Nhà thầu phụ: Đây là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo như hợp đồng đã được ký kết với nhà thầu chính.

    Nhà thầu phụ đặc biệt: đây là nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm phụ trách các công việc quan trọng của gói thầy xây dựng mà nhà thầu chính đã đề xuất ở trong hồ sơ. Nhà thầu nước ngoài: đây là một tổ chức hay các nhân đã được thành lập theo pháp luật của nước ngoài mang quốc tích nước ngoài nhưng tham gia dự thầu tại Việt Nam. Nhà thầu trong nước: Đây được coi là một tổ chức đã được thành lập theo pháp luật của Việt Nam có thể là tổ chức hay cá nhân mang quốc tịch trong nước.

     

    2. Chi phí dự phòng là gì?

    Chi phí dự phòng là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.

    Chi phí dự phòng là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.

    Loại chi phí này được tạo ra để đánh giá quá trình phát sinh, giúp các nhà thầu và nhà đầu tư dự trù được tối ưu các loại chi phí.

    - Các loại chi phí dự phòng

    Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về chi phí dự phòng là gì? Chúng tôi tiếp tục chia sẻ về các loại chi phí dự phòng.

    Tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định các loại chi phí dự phòng như sau: “ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án”.

    Chi phí dự phòng là một phần riêng biệt trong tất cả các loại chi phí được tính, bao gồm:

    – Yếu tố trượt giá trong công trình xây dựng;

    – Giá tăng giảm của các vật liệu xây dựng

    – Chi phí nhân công phát sinh;

    – Các chi phí phát sinh khác.

     

    3. Cách tính chi phí dự phòng trong xây dựng

    Cách tính chi phí xây dựng dự phòng theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:

     

    3.1. Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư

    Cách xác định:

    Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư được xác định theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, biện pháp tổ chức thi công định hướng, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan.

    Công thức:

    VSB = GSBbt,tđc + GSBXD + Gsbtb + GSBQLDA + Gsbtv + GsbK + Gsbdp

    Trong đó:

    • VSB: sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng;
    • GSBBT,TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
    • GSBXD: chi phí xây dựng;
    • Gsbtb: chi phí thiết bị;
    • Gsbqlda: chi phí quản lý dự án;
    • Gsbtv: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
    • GSBK: chi phí khác;
    • GSBDP: chi phí dự phòng.

     

    3.2. Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình

    Cách xác định:

    Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đó ký kết và phù hợp với quy định về quản lý chi phí.

    Công thức 

    Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau đây:

    GXDCT = GXD + GTB + G­QLDA + GTV + GK + GDP

    Trong đó:

    • GXDCT: chi phí xây dựng công trình;
    • GXD: chi phí xây dựng;
    • GTB: chi phí thiết bị;
    • G­QLDA: chi phí quản lý dự án;
    • GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
    • GK: chi phí khác;
    • GDP: chi phí dự phòng

     

    3.3. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng

    Cách xác định:

    Dự toán gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, … được xác định bằng tỷ lệ % hoặc bằng cách lập dự toán [gồm chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước] theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

    Công thức:

    Ggtxu = Gxd + Gdpxd

    Trong đó:

    • Ggtxd: dự toán gói thầu thi công xây dựng;
    • Gxd: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;
    • Gdpxd: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

     

    4. Khái quát về vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư

    Chủ đầu tư là người quản lý nguồn vốn và là người được quyền chọn lựa đơn vị thầu mà họ thấy thích hợp nhất. Chính vì vậy, họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các khía cạnh như: chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của các dự án mà họ đầu tư vốn.

    - Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?

    Trách nhiệm và vai trò của chủ đầu tư không phải bất biến, chúng sẽ có sự thay đổi tùy theo dự án mà họ đảm nhiệm. Tuy nhiên nhìn chung, họ sẽ có những vai trò và trách nhiệm như sau:

    + Vai trò

    Chủ đầu tư phải có đủ năng lực cần thiết để tư vấn, hướng dẫn cho các bộ phận liên quan cũng như quản lý, rà soát mọi mặt của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Nếu chủ đầu tư không làm được những điều ấy thì sẽ bị “out” ra khỏi “cuộc chơi” ngay tức khắc!

    Không chỉ quản lý một cách chung chung, chủ đầu tư còn phải trực tiếp giám sát mọi thứ đang diễn ra tại công trình. Bên cạnh đó, họ cũng phải thường xuyên kiểm tra các thiết kế, thi công để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ.

    + Trách nhiệm

    Dù là dự án nào đi chăng nữa thì chủ đầu tư cũng luôn gánh vác trách nhiệm lớn nhất. Họ chính là người chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình trước pháp luật. Theo như quy định của luật pháp, họ cũng đảm nhiệm luôn việc báo cáo tất cả các chi phí liên quan đến vốn đầu tư.

    Chủ đầu tư cũng là người quyết định và trực tiếp thực hiện việc liên hệ với các bên đối tác, nhân công… để họ bắt tay vào hoàn thiện các khâu trong chu trình xây dựng.

    Bên cạnh việc theo dõi chất lượng và tiến độ thi công, chủ đầu tư cũng có quyền yêu cầu đơn vị nhà thầu tạm dừng thi công khi phát hiện ra sai sót đồng thời yêu cầu họ sửa chữa, khắc phục hậu quả càng sớm càng tốt.

     

    5. Chủ đầu tư có được tự quyết sử dụng chi phí dự phòng?

    Khoản 4 Điều 7, Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:

    “Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

    4. Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án đầu tư xây dựng.

     “Điều 28. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quyết định đầu tư

    1. Người quyết định đầu tư có các quyền sau đây:

    b] Quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng [trừ trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật]”.

    Vậy, trong trường hợp giá gói thầu đã có chi phí dự phòng và trong hợp đồng thi công xây dựng [đối với hợp đồng đơn giá cố định hoặc điều chỉnh] bao gồm chi phí dự phòng thì Chủ đầu tư có được quyền quyết định sử dụng chi phí dự phòng này hay vẫn phải trình người quyết định đầu tư quyết định?

    Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:

    “Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng

    2. Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình.

    Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình”.

    Vậy, trong trường hợp Công ty ông lập dự toán xây dựng công trình cho dự án có nhiều công trình thì áp dụng định chi phí tư vấn của dự án hay cho từng công trình?

     

    Trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 4, Điều 7, Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì việc sử dụng chi phí dự phòng do người quyết định đầu tư quyết định làm cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Việc sử dụng chi phí dự phòng theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

    Hiện nay hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng và các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng:

    Đối với những gói thầu có chi phí dự phòng đã được người quyết định đầu tư phê duyệt, chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng này cho phù hợp với đặc điểm, tính chất, thời gian thực hiện và điều kiện cụ thể của từng gói thầu xây dựng.

    Đối với những gói thầu chi phí dự phòng chưa được người quyết định đầu tư phê duyệt, khi sử dụng chi phí dự phòng chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.

    Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên và phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng và không trái với Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu, trên nguyên tắc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.

    Về định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, việc áp dụng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 3 và Điều 8 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo nội dung dự toán công trình phải phù hợp với nội dung, yêu cầu sản phẩm tư vấn và trình tự đầu tư xây dựng.

    Chi phí dự phòng được tính như thế nào?

    Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

    Chi phí dự phòng trong dự toán là gì?

    Chi phí dự phòng là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.

    Chi phí trượt giá là gì?

    Trượt giá là gì? Trong lĩnh vực tài chính, slippage nghĩa là là trượt giá. Trượt giá [slippage] xảy ra khi một lệnh giao dịch được khớp ở mức giá khác với giá lúc đặt lệnh. Ví dụ, sự trượt giá ngoại hối có thể xảy ra khi một lệnh mua EUR / USD được bắt đầu ở mức 1.2300 và được thực hiện ở 1.2305.

    Các chi phí tính chung cho cả dự án là gì?

    Trả lời: Các chi phí tính chung cho cả dự án là các khoản chi phí được sử dụng chung cho cả dự án. Các chi phí tính chung cho cả dự án được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án.

Chủ Đề