Chỉ số thanh toán nhanh là gì

Hệ số thanh toán nhanh là một loại tỷ số thường hay gặp đối với những ai là dân làm ăn kinh doanh, các nhà đầu tư.

Nhưng không phải là ai cũng biết tới hệ số này, nếu bạn muốn biết và tìm hiểu về hệ số thanh toán nhanh là gì cũng như cách tính, ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.

Hệ số thanh toán nhanh là gì?

Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số tài chính được dùng như thước đo để phản ánh về năng lực về tài chính của doanh nghiệp đó.

Hệ số thanh toán nhanh là gì?

Cụ thể chính là để đo khả năng huy động tài sản lưu động của doanh nghiệp để thanh toan ngay khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nhanh còn có những tên gọi như tỷ số thanh khoản nhanh, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số thử axit.

Cách tính hệ số thanh toán nhanh

Công thức để tính hệ số thanh toán nhanh bằng cách lấy tổng tài sản có tính thanh khoản cao nhất [gồm tiền mặt, tiền đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu] đem chia cho tổng nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh khoản = [giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho]/ giá trị nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh là một hệ số mang tính khắt khe hơn nhiều so với hệ số thanh toán hiện thời. Do đó mà nó có thể giúp loại trừ được các yếu tố hàng tồn kho nhờ có tính thanh khoản thấp.

Do là khó có thể chuyển ra tiền mặt dễ dàng nên hàng tồn kho đã không được đưa vào công thức tính hệ số thanh toán nhanh. Đối với các chi phí trả trước cũng vậy nên là đây là công thức mà các nhà đầu tư rất ưa chuộng.

Ý nghĩa của hệ số thanh toán nhanh

Nhờ vào hệ số thanh toán nhanh này mà có thể nói lên được tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp đang ở mức độ thế nào.

Đánh giá tình trạng tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp với hệ số thanh toán nhanh

Hệ số mà lớn hơn hoặc bằng 1 thì chứng tỏ rằng khả năng thnah toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. Doanh nghiệp sẽ khoogn gặp khó khăn gì nếu phải thanh toán luôn các khoản nợ ngắn hạn.

Và trường hợp hệ số thanh toán mà nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp đó hiện đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.

Nhiều người nhận định rằng đây là một thước đo khá là thô thiển bởi nó loại trừ đi giá trị hàng tồn kho.

Do hệ số thanh toán nhanh đã không tính toán tới năng lực thanh toán không dùng tiền của doanh nghiệp khi gặp trường hợp phải trả các khoản nợ đến hạn.

Tức là không hề tính toán tới việc doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường đang có nhu cầu cao, có thể bán được hoặc được xuất đối lưu.

Làm như vậy sẽ là điều phiến diện khi mà lượng tiền có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa thành phẩm tồn kho có thể ban ngay bất cứ lúc nào cũng được.

Nhưng thay vào đó lại đưa ra kết luận một cách vội vàng cho rằng doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng trả nợ ngắn hạn.

Nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp lại sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt một cách nhanh nhất, và cũng bởi vì thường doanh nghiệp sẽ dùng tiền bán các tài sản lưu động để tiến hành tái đầu tư.

Thực ra thì để đánh giá thì còn nhiều hệ số thanh toán khác, hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng của doanh nghiệp với các khoản nợ ngắn hạn. Và còn phải tùy vào ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp thì có thể suy ra được hệ số thanh toán chính xác.

Kết luận

Hi vọng với những thông tin trên đây thì bạn có thể biết thêm về một trong các hệ số thanh toán, và đồng thời cũng nên tìm hiểu thêm những hệ số thanh toán khác để có thể đánh giá chính xác quy mô của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hàng kỳ là công việc không thể bỏ qua của các nhà quản trị để có thể nắm rõ được thực trạng hoạt động của công ty và có sự điều chỉnh phù hợp. Để đánh giá được tình hình tài chính, người phân tích sẽ phải dựa trên rất nhiều chỉ số khác nhau. Tại bài viết này, SAPP Academy sẽ giới thiệu cho các bạn một trong những chỉ số quan trọng - Quick Ratio. Cụ thể, Quick Ratio là gì và có ý nghĩa như nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

1. Tỷ số thanh toán nhanh [Quick Ratio] là gì?

Quick Ratio còn được gọi trong Tiếng Việt là tỷ số thanh toán nhanh hay hệ số khả năng thanh toán tức thời. Chỉ số này thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền. 

Hiểu một cách đơn giản, việc tính tỷ số khả năng thanh toán giúp các nhà phân tích tài chính hiểu được rằng, tại thời điểm đó, doanh nghiệp đang có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán tức thời 1 đồng nợ trong ngắn hạn. 

Một doanh nghiệp sẽ có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các khoản nợ ngắn hạn sẽ phải giải quyết sớm. Bởi vậy, doanh nghiệp cần sử dụng những tài sản có tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản nói về khả năng sử dụng ngay lập tức của tài sản. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Đối với những tài sản khác không phải tiền, tính thanh khoản cao hay thấp được đánh giá dựa trên khả năng chuyển thành tiền mặt nhanh hay chậm. 

2. Cách tính tỷ số thanh toán nhanh - Quick ratio

Để tính tỷ số thanh toán nhanh của công ty, công thức như sau: 

Quick ratio = Tài sản nhanh / Nợ ngắn hạn

              = Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu / Nợ ngắn hạn 

                     = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn

Trong đó, các giá trị liên quan đến tiền và các tài khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn sẽ có trong bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

                 

3. Ý nghĩa  của Tỷ số thanh toán nhanh

Như đã đề cập qua, Quick Ratio được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao.

Nếu giá trị tỷ số thanh toán nhanh cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu giá trị Quick Ratio thấp đồng nghĩa với việc tài sản có tính thanh khoản cao của công ty đang ở mức thấp và doanh nghiệp sẽ khó có thể thanh toán nhanh được các khoản nợ ngắn hạn.

Thông thường, tỷ lệ tối ưu giữa tài sản nhanh và nợ ngắn hạn là 1:1, tức là doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán nợ ngắn hạn tức thời.

4. Ví dụ về cách tính Quick Ratio

Để hiểu kỹ hơn về cách tính Quick Ratio, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Theo như bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp, ta có số liệu như bảng. Để tính giá trị Quick Ratio năm 2021, công thức như sau:

=> Tỷ số thanh toán nhanh = [Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho] / Nợ ngắn hạn

                                            = [49.000 - 27.000] / 36.4000

                                            = 0.6 

=> Hiện tại, doanh nghiệp có 0.6 đồng tài sản ngắn hạn không tính hàng tồn kho để thanh toán 1 đồng nợ ngắn hạn. 

Tạm kết: Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản liên quan đến tỷ số thanh toán nhanh. Hy vọng bài viết đã giải đáp được khúc mắc của các bạn. Nếu có vấn đề gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với SAPP qua Website hoặc Fanpage nhé!

Video liên quan

Chủ Đề