Chỉ số xanh về đánh giá tác động môi trường

Cùng với việc công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI], vừa qua lần đầu tiên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] cũng giới thiệu Chỉ số Xanh cấp tỉnh [PGI] năm 2022. Theo đó nhằm hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố nâng cao chất lượng quản trị môi trường, hướng tới định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Chỉ số PGI năm 2022 bao gồm 4 chỉ số thành phần, được tạo thành từ 44 chỉ tiêu đo lường chất lượng quản trị môi trường tại các tỉnh, thành phố theo hướng gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế. Đó là: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu; Vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh; Chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường… Chỉ số PGI cũng là sự cảm nhận của các doanh nghiệp đánh giá về chất lượng quản trị môi trường cấp tỉnh hướng tới định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đây sẽ trở thành một công cụ chính sách hữu ích cho công tác hoạch định chính sách ở cả cấp Trung ương và địa phương nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như tính bền vững của doanh nghiệp.

Tới đây, Bình Thuận nỗ lực cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng PGI [Ảnh minh họa].

Theo bảng xếp hạng PGI năm 2022, Bình Thuận đạt 12,75 điểm và đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, vì là năm đầu tiên VCCI giới thiệu do vậy chưa có số liệu để so sánh, đánh giá cụ thể từng chỉ số thành phần. Tuy nhiên với kết quả này, địa phương sẽ tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nỗ lực cải thiện thứ bậc xếp hạng PGI năm 2023. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các sở ngành, địa phương tăng cường công tác bảo vệ môi trường, kiểm tra giám sát chặt chẽ cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn Bình Thuận. Nhất là tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, Cụm công nghiệp Chế biến hải sản Phú Hài, các trang trại chăn nuôi heo, khu vực sông Giêng giáp ranh giữa Bình Thuận - Đồng Nai. Ngoài ra còn tích cực đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của chủ dự án sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường.

Cùng với đó thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, rà soát, hướng dẫn doanh nghiệp, đảm bảo tất cả dự án thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường phải được cấp giấy phép đúng thời điểm theo quy định của pháp luật và kịp thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Tiếp tục cập nhật thông tin, dữ liệu về các hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên - Môi trường để làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đặc biệt trên lĩnh vực đất đai, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước. Kiểm tra, xử lý kịp thời đối với điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép, khu vực mỏ thực hiện khai thác không đúng quy định, nhất là các mỏ titan và trường hợp mỏ chưa thực hiện đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định… Mặt khác còn quan tâm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách, quy định về môi trường để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin.

Trong khi đó, Sở Khoa học - Công nghệ sẽ xúc tiến phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với đơn vị sản xuất các sản phẩm lợi thế ở địa phương và hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, doanh nghiệp. Đối với sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thì tập trung triển khai đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp bảo vệ môi trường. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ môi trường và kiểm tra, giám sát chặt chẽ những điểm nóng có nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn Bình Thuận. Song song đó cũng cần quan tâm đẩy mạnh xã hội hóa việc thu gom, xử lý rác thải, chất thải…

Với mục tiêu xuyên suốt “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” cùng với không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành, Bình Thuận phấn đấu cải thiện Chỉ số PCI lẫn PGI năm 2023 của địa phương nằm trong nhóm 30 của cả nước.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Xanh cấp tỉnh [PGI] năm 2022, Bình Thuận đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, cụ thể các chỉ số thành phần: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu xếp thứ 30/63 tỉnh, thành; Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu xếp thứ 63/63 tỉnh thành; Vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh xếp thứ 47/63 tỉnh, thành; Chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường xếp thứ 56/63 tỉnh, thành.

BBK - Với tổng số 16.48 điểm, tỉnh Bắc Kạn được xếp hạng 7 trên toàn quốc về Chỉ số xanh cấp tỉnh, đứng thứ 2 trong khu vực miền núi phía Bắc.

Chỉ số PGI là điều kiện thuận lợi giúp tỉnh Bắc Kạn hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Chỉ số xanh cấp tỉnh [PGI] lần đầu tiên được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] công bố trong trong Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] năm 2022. Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chỉ số PGI được thực hiện với kỳ vọng khuyến khích các tỉnh, thành phố quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong quá trình thực hiện nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo đó, 4 chỉ số thành phần của PGI gồm: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; Đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu; Vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong bảo vệ môi trường; Chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.

Với tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, Bắc Kạn có nhiều lợi thế so sánh trong tăng trưởng xanh. Thực tế, thời gian qua, tỉnh đã dành sự quan tâm lớn đối với công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế. Quan điểm của tỉnh là không đánh đổi môi trường lấy kinh tế một cách đơn thuần.

Do vậy, các dự án đầu tư, nhất là dự án thuộc nhóm I [dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao] và nhóm II [dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường] đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Các ngành, các địa phương chú trọng kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường ở những dự án sản xuất, khu công nghiệp đang hoạt động; kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] 2022 ngày 11/4/2023, Top 10 tỉnh có điểm PGI cao nhất gồm Trà Vinh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Kạn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai.

Vấn đề môi trường của Bắc Kạn hiện đang được các doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá cao, dư địa cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của tỉnh rất lớn. Mới đây, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn, ông Đào Trung Kiên, Trưởng ban Đối ngoại cộng đồng doanh nghiệp Keieijuku Việt Nam đánh giá: Bắc Kạn có khí hậu trong lành, hệ sinh thái đa dạng, môi trường sống xanh – sạch, chưa bị tác động nhiều bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp, vì vậy rất phù hợp để phát triển sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó chú trọng khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng “nâu” sang “xanh”.

Hiện nay, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ bổ sung quy hoạch điện gió trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là một trong những mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng “nâu” sang “xanh”, phát triển kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó, xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch cũng đang được tỉnh triển khai thực hiện tại Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, trong thời gian tới, tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn FDI, ODA; lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp; tập trung cải cách hành chính phục vụ phát triển xanh; đầu tư cho phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ cấu ngành và địa phương theo hướng "xanh"...

Với những tiềm năng, lợi thế hiện có, đặc biệt là sự đánh giá cao về Chỉ số Xanh [PGI] năm 2022 là động lực thúc đẩy tỉnh phát triển bền vững và thu hút đầu tư, hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng. Hy vọng trong thời gian tới, Chỉ số Xanh [PGI] sẽ đóng góp trực tiếp và có ý nghĩa vào quá trình phát triển kinh tế bền vững của Bắc Kạn./.

Chỉ số Xanh cấp tính PGI đánh giá về nội dung gì?

Chỉ số xanh cấp tỉnh được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường cấp tỉnh dưới góc nhìn của doanh nghiệp, mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của doanh nghiệp, ứng xử môi trường của doanh nghiệp và mức độ sẵn sàng đầu tư về môi trường tại tỉnh, thành phố.

Chỉ số Xanh cấp tính là gì?

Chỉ số Xanh cấp tỉnh, tên tiếng Anh Provincial Green Index [PGI] là Bộ Chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng quản trị môi trường địa phương dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp; trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ ...

Chủ Đề