Chính sách đối ngoại của Đại Việt từ the kỷ 11 đến the kỷ 15

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh Hà Nội.

=> Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.

- Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lập ra nhà Đinh và đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư Ninh Bình.

- Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, Tiền Lê chính quyền chúng ương có 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban.

 + Về hành chính chia nước thành 10 đạo.

 + Tổ chức quân đội theo hướng chính quy, đồng thời thực hiện chế độ ngự bình ư nông.

=> Trong thế kỉ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế  quân chủ chuyên chế đã được xây dựng. Còn sơ khai, xong đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.  

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỉ XI - XV

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Thái Tổ. Nhà Lý được thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (nay là Hà Nội).

- Năm 1054, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.

=> Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc.

* Bộ máy nhà nước Lý=>Trần =>Hồ:

- Đứng đầu nhà nước là vua, quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.

Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.

Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản, đơn vị hành chính cơ sở là xã.

* Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ

- 1428 Sau khi chiến thắng nhà minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập nhà Lê (Lê Sơ).

- Những năm 60 của thế kỉ XV Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

+ Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.

+ Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).

+ Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ti cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chính); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.

+ Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.

- Chính quyền địa phương:

+ Cả nước chia thành 13 đạo, thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).

+ Dưới đạo là: phủ, huyện, châu, xã.

=> Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

* Nhận xét về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông: Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.

2. Luật pháp và quân đội

* Luật pháp

- 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên).

- Thời Trần có bộ Hình luật.

- Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

* Quân đội: Được tổ chức quy củ hơn gồm:

+ Cấm quân: bảo vệ nhà vua và kinh thành.

+ Ngoại binh (lộ binh): quân chính quy, bảo vệ đất nước.

- Quân đội được tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông, được trang bị vũ khí đầy đủ.

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại

* Đối nội

- Rất coi trọng việc bảo vệ an ninh đất nước.

- Quan tâm đến đời sống nhân dân.

- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.

* Đối ngoại:

- Với nước lớn phương Bắc:

+ Quan hệ hòa hiếu.

+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

- Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.

Chính sách đối ngoại của các nhà nước phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV chủ yếu là với nước kề cạnh – Trung Quốc. Trong lịch sử, nhân dân Đại Việt luôn phải đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược từ các triều đại phong kiến Trung Quốc. Hơn nữa, đây còn là một quốc gia lớn, có dân số đông và có nền văn minh lâu đời. Chính vì thế, dù thực hiện đầy đủ lệ triều cống để giữ yên mặt Bắc thì vẫn cần giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. Khi bị xâm lược, nhân dân Đại Việt vẫn sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc nhưng khi chiến tranh kết thúc quan hệ hòa hiếu lại được thiết lập trên tình thần mỗi bên “đều chủ một phương”. Chính sách đối ngoại này của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã giữ được quan hệ hòa hiếu đối với các quốc gia láng giềng, nhất là Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 39

Chính sách đối ngoại của Đại Việt từ the kỷ 11 đến the kỷ 15

60 điểm

NguyenChiHieu

Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV mang lại tác dụng gì? A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc. B. Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ. C. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội. D. Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vự

c.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án cần chọn là: A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của các nhà nước phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV chủ yếu là với nước kề cạnh – Trung Quốc. Trong lịch sử, nhân dân Đại Việt luôn phải đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh xâm lược từ các triều đại phong kiến Trung Quốc. Hơn nữa, đây còn là một quốc gia lớn, có dân số đông và có nền văn minh lâu đời. Chính vì thế, dù thực hiện đầy đủ lệ triều cống để giữ yên mặt Bắc thì vẫn cần giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ. Khi bị xâm lược, nhân dân Đại Việt vẫn sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc nhưng khi chiến tranh kết thúc quan hệ hòa hiếu lại được thiết lập trên tình thần mỗi bên “đều chủ một phương”. Chính sách đối ngoại này của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã giữ được quan hệ hòa hiếu đối với các quốc gia láng giềng, nhất là Trung Quốc.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Người sáng lập nên đạo Phật ở Ấn Độ là A. Bimbisara B. Asôca C. Sít-đác-ta (Sakya Muni). D. Gúpta
  • Cư dân nào trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt? A. Tây Á và Nam Âu B. Trung Quốc, Việt Nam. C. Đông Phi và Bắc Á D. Đông Nam Á.
  • Hầu hết các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên tập trung ở khu vực A. phía bắc Đông Nam Á. B. trung tâm Đông Nam Á. C. phía nam Đông Nam Á. D. phía đông Đông Nam Á.
  • Cuộc sống của cư dân Sơn Vi có đặc điểm gì khác so với cư dân Núi Đọ? A. sống thành từng bầy với khỏng 20 – 30 người, gồm 3 – 4 thế hệ B. kiếm sống bằng phương thức săn bắt hái lượm C. sống thành các thị tộc, bộ lạc D. biết trồng các loại rau, củ, quả và chăn nuôi các loại thú nhỏ
  • Hoạt động đối ngoại nào sau đây không được các nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV thực hiện? A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
  • Luận điểm nào không chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới? A. Kiên quyết đấu tranh cho quyền lợi cho giai cấp công nhân. B. Tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác. C. Tập hợp đông đảo nhân dân lao động vào mặt trận thống nhất chung. D. Dựa vào quần chúng nhân dân lao động đấu tranh vì tiến bộ xã hội.
  • Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là A. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên B. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh C. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai D. Cư dân văn hóa Đông Sơn
  • Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là A. sống trong các thị tộc, bộ lạc B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai
  • Va-xcô đơ Ga-ma khi chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon là để A. đi tìm xứ sở hương liệu và vàng bạc phương Đông. B. đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. C. đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê. D. thám hiểm cực Nam của châu Phi.
  • Cho câu thơ sau: “…nhất trận hỏa công Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”. Điền vào chỗ trống tên chiến thắng mà quân dân nhà Trần đạt được trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. A. Chương Dương. B. Bạch Đằng. C. Hàm Tử. D. Vạn Kiếp.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm