Chính sách giảm nghèo bền vững là gì

Ông đánh giá như thế nào về những kết quả giảm nghèo được thể hiện trong Báo cáo nghèo đa chiều 2021 vừa được công bố và những khuyến nghị quan trọng từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc [UNDP] để đạt được mục tiêu giảm nghèo ở mọi khía cạnh tại Việt Nam?

Những đánh giá của UNDP trong báo cáo này tương đối khách quan, đã chỉ ra những khuyến cáo về một số vấn đề mà Việt Nam cần nhìn nhận để tiếp tục hoạch định chính sách trong giai đoạn tới đây. Có nhiều vấn đề đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ cụ thể hóa bằng các nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đặc biệt tại các nghị quyết của Quốc hội, các chương trình, đề án đã được phê duyệt.

Đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đã đề cập đến những giải pháp để giảm nghèo đa chiều tại Việt Nam như trong báo cáo. Tuy nhiên, cũng còn một số khuyến nghị trong báo cáo cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn, nhất là các mô hình giảm nghèo và kinh nghiệm quốc tế. Ủy ban sẽ cùng với các bộ, ngành nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ trong giai đoạn tới xây dựng các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo ở Việt Nam bền vững hơn, theo hướng hỗ trợ tích cực cho người dân tự lực vươn lên và phát huy những tiềm năng thế mạnh của từng vùng, từng cộng đồng và từng người dân.

Trong những khuyến nghị mà báo cáo đưa ra, theo ông đâu là giải pháp phù hợp mà Việt Nam sẽ học hỏi được?

Chúng tôi cho rằng các khuyến nghị của báo cáo đều có những tác dụng, nhưng trong thời kỳ hiện nay, một trong những yếu tố hết sức quan trọng đó là nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực. Bởi vì chỉ khi nào người dân có được nhận thức đầy đủ, có được năng lực tự thân, biết được thế mạnh của mình là gì, cần phát huy gì, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng, để tự mình vươn lên, đó là điều hết sức quan trọng.

Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được triển khai rất rộng rãi trên toàn cầu, đặc biệt ở Việt Nam chiến lược chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt và thực hiện. Hiện các bộ, ngành, địa phương đang đẩy mạnh việc này, như vậy các dịch vụ xã hội chúng ta có thể số hóa đưa đến người dân một cách nhanh chóng để họ tiếp cận một cách đầy đủ, chính xác nhất, qua đó góp phần vào việc giảm nghèo bền vững.

Thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam là rất ấn tượng dù được đo lường bởi bất kể phương pháp nào. Dù vậy, báo cáo này cũng đề cập tính dễ bị tổn thương và tình trạng bất bình đẳng vẫn là những thách thức đáng kể trong công tác giảm nghèo, thậm chí có thể tăng nguy cơ tái nghèo?

Chúng tôi cho rằng đánh giá về nguy cơ tái nghèo, hay tỷ lệ hộ nghèo cao có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong chiến lược giảm nghèo cũng như an sinh xã hội tất cả các quốc gia đều đặt ra những giải pháp. Riêng đối với Việt Nam, chính sách an sinh xã hội và chính sách giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị xuyên suốt rất nhiều nhiệm kỳ, được thể hiện trong các Văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và các chương trình hành động của Chính phủ. Như vậy có thể nói, đây là một chính sách xuyên suốt chứ không phải chỉ trong một giai đoạn hay khi xảy ra vấn đề nghèo đói, đó là những công việc của chính sách giảm nghèo ở Việt Nam.

Thực tế, dù ở quốc gia nào hay ở Việt Nam đều có nguy cơ, đó là do những tác động ảnh hưởng khách quan lẫn chủ quan. Như ở nước ta, tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là rất lớn, tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng là một minh chứng trong 3 năm vừa qua. Đó là những nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến kết quả giảm nghèo, chúng ta đã rất cố gắng nhưng chỉ cần một tác động như vậy thì có thể làm cho những kết quả giảm nghèo bị xóa bỏ, thậm chí phải làm lại từ đầu.

Tiếp đó là do những thay đổi về tiêu chí bởi những cam kết quốc tế, vì vậy tỷ lệ hộ nghèo có thể tăng lên. Song, đây không phải yếu tố do chính sách không đầy đủ mà chúng ta muốn đời sống bà con được nâng lên cao hơn nữa, nên đó cũng là những yếu tố khách quan. Về chủ quan, có những nơi, những lúc có thể đã có chính sách nhưng triển khai chưa đến, chưa chính xác, chưa bao phủ được hết tất cả các đối tượng. Dù vậy, đó chỉ là những hạn chế rất nhỏ mà chúng ta có thể đánh giá và khắc phục được.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo, các giải pháp mà Ủy ban Dân tộc cùng phối hợp với các đơn vị trong thời gian tới sẽ thực hiện là gì, thưa ông?

Trước hết về các Chương trình mục tiêu quốc gia, hiện nay Ủy ban Dân tộc chủ trì Chương trình mục tiêu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong các giải pháp để thực hiện chương trình mục tiêu này, ở từng dự án hợp phần cũng đã có những giải pháp rất cụ thể. Nguồn lực thế nào, quản lý điều hành, công tác giám sát, kiểm tra ra sao, sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân thế nào, đặc biệt là vai trò của người dân trong từng dự án đã được triển khai rất cụ thể.

Chúng tôi là cơ quan điều phối, được phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai chương trình này. Trong quá trình tổ chức triển khai, chúng tôi sẽ bám sát vào các mục tiêu của dự án, đề án đã đặt ra để triển khai đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai cần có những đánh giá giữa kỳ, từng năm để rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời tìm ra những thiếu sót, hạn chế để bổ sung chính sách phù hợp hơn.

Tuy vậy, chỉ khi nào người dân tiếp nhận đầy đủ thông tin, sẵn sàng tham gia thì chính sách mới có hiệu quả. Có thể chính sách của Nhà nước rất đúng, nguồn lực đầy đủ, nhưng khi truyền thông không đầy đủ thì người dân lại hiểu rằng đây là sự ban phát, hay trông chờ toàn bộ vào Nhà nước và các tổ chức mà không tự vươn lên để thoát nghèo.

Với những khó khăn do tác động khách quan về thời tiết, dịch bệnh, đây là những yếu tố bất ngờ chúng ta không thể lường trước được, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nơi nào mà chính sách không thể chuẩn bị sẵn để theo kịp được, lúc đó chúng ta sẽ phải hoạch định chính sách mới.

VnEconomy17/08/2022 07:00

TÓM TẮT:

Mục tiêu giảm nghèo được đề cập trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Đó là thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo.

Chính sách giảm nghèo của Nhà nước ta được tích hợp trong nhiều chủ trương, chính sách khác nhau ở Trung ương và địa phương, nhưng thực hiện tập trung nhất trong 2 chương trình mục tiêu quốc gia, đó là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bài viết bàn về kết quả đạt được từ khi nước ta thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và một số vấn đề đặt ra.

Từ khóa: Chính sách, giảm nghèo, bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020.

Năm 2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 76/2014 nhằm giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về giảm nghèo giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2016. Chương trình giảm nghèo quốc gia sau đó được kéo dài cho giai đoạn 2016-2020 ,với Quyết định số 1722 của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/9/2016. Đối tượng của chương trình là người nghèo và các huyện, xã nghèo. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 gồm nhiều dự án:

- Dự án 1 [Dự án 30A] để hỗ trợ các huyện, xã nghèo, bao gồm: Đầu tư vào kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt; hỗ trợ sản xuất và đa dạng hóa sinh kế của người nghèo ở huyện xã nghèo; nâng cao chất lượng nhân lực ở huyện, xã nghèo tham gia xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập và giảm nghèo.

- Dự án 2 [Dự án 135]: Hỗ trợ các xã nghèo miền núi biên giới bao gồm: đầu tư vào kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất và đa dạng hóa sinh kế; nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở.

- Dự án 3: Hỗ trợ sản xuất, đa dạng sinh kế ở những xã không thuộc dự án 30A và 135.

- Dự án 4: Truyền thông về giảm nghèo và tiếp cận thông tin của người nghèo.

- Dự án 5: Nâng cao năng lực của Chính phủ giám sát chương trình

Chính sách giảm nghèo được hoàn thiện theo hướng tập trung hỗ trợ người nghèo toàn diện bên cạnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; cải cách chính sách theo hướng chuyển sang hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ sản xuất và việc làm để người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, giảm các hỗ trợ trực tiếp, cho không. Đối tượng hỗ trợ được mở rộng sang các hộ cận nghèo.

Nguồn lực tài chính cho hỗ trợ tạo việc làm và giảm nghèo chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được đầu tư 47,339 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 33,842 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 5 nghìn tỷ đồng [tổng cộng ngân sách nhà nước là 38.845 nghìn tỷ đồng, chiếm 82% tổng ngân sách chương trình]. Tổng kinh phí của chương trình cho giai đoạn 2016-2020 là 41,449 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, 4.848 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và 2.100 tỷ đồng từ ngân sách ngoài nhà nước.

Từ năm 2016, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bên cạnh chiều thu nhập, còn bổ sung các chiều về dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch, nhà ở và thông tin. Đối tượng hỗ trợ do đó được mở rộng bao gồm cả người nghèo thu nhập và người không nghèo thu nhập nhưng chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu trên các chiều khác. Trong các đối tượng giảm nghèo, Chính phủ có chính sách để ưu tiên giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cho đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. Quyết định này nêu rõ hàng loạt chỉ tiêu cho các cộng đồng dân tộc thiểu số là cơ sở cho phát triển bền vững. Trong vòng mấy năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách để cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, sống tại 52 tỉnh, thành phố.

Tỷ lệ hộ nghèo trong các cộng đồng dân tộc thiểu số khá cao. Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 phê duyệt một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi cao giai đoạn 2017-2020.

Nhìn chung, có 4 nhóm chính sách giảm nghèo cho dân tộc thiểu số, gồm:

Một là, các chính sách giảm nghèo toàn diện, như: các Chương trình 135, 30A, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Những chính sách này nhằm cải thiện sinh kế toàn diện của hộ nghèo, chẳng hạn như nâng cao khả năng tiếp cận hạ tầng và dịch vụ, hỗ trợ sản xuất, tiếp cận thị trường, đào tạo nghề, thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa.

Hai là, các chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo ở tầm quốc gia. Những chính sách này chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như các chương trình quốc gia về nước sạch, y tế cho người nghèo, đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm, trồng rừng, nông thôn mới.

Ba là, các chính sách hướng tới một số vùng cụ thể, chẳng hạn chính sách đất trồng và định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ, chương trình phát triển các xã biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, chương trình bảo vệ rừng ở các xã dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,...

Các chính sách hỗ trợ người nghèo gặp khó khăn hoặc một số cộng đồng thiểu số cụ thể. Trên thực tế, hỗ trợ người nghèo được lồng ghép trong nhiều chương trình quốc gia và địa phương khác nhau, do nhiều cấp, nhiều tổ chức thực hiện, bao gồm cả các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ. Hỗ trợ cho người nghèo cũng dưới nhiều hình thức như trợ cấp trực tiếp, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, y tế, tiếp cận nguồn lực như đất đai, tín dụng, thông tin,...

Bên cạnh các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện gián tiếp thông qua sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các vùng, miền, địa phương nói riêng.

Một trong những chính sách giảm nghèo là hỗ trợ vay vốn. Theo kết quả điều tra, có khoảng 16% số hộ nông dân vay vốn được tiếp cận vốn vay cho hộ nghèo, 8,3% vốn vay ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vốn vay ngân hàng chiếm trên 50%. Như vậy, một bộ phận hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số đã được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sinh kế. [Bảng 1].

2. Khái quát kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong giảm nghèo gắn liền với kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhờ kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế, tích cực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình nông thôn mới, nỗ lực của mỗi người dân, Việt Nam đã thu được các kết quả giảm nghèo ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm.

Theo chuẩn nghèo cũ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,2% năm 2012 xuống 4,25% năm 2015. Từ cuối năm 2015, theo chuẩn nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo là 9,88% [trong đó nghèo thu nhập khoảng 7,9%] và có khoảng 5,22% hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống 8,23%, giảm 1,67 điểm phần trăm so với năm 2015. Khoảng 70% dân số Việt Nam được coi là an toàn về kinh tế và 13% được xếp vào tầng lớp trung lưu toàn cầu [World Bank, 2018].

Theo khu vực địa lý, tỷ lệ nghèo ở vùng Đông Bắc, khoảng 18,24% [giảm 2,5 điểm %], vùng Tây Bắc là 31,82% [giảm 2,7 điểm %], đồng bằng sông Hồng là 4,06% [giảm 0,71 điểm %], Bắc Trung Bộ là 10,2% [giảm 2,4 điểm %], Duyên hải miền trung là 9,6% [giảm 1,8 điểm %], Tây Nguyên 15,14% [giảm 2 điểm %], Đông Nam Bộ 1,13% [giảm 0,1 điểm %] và đồng bằng sông Cửu Long 8,46% [giảm 1,2 điểm %]. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 22% năm 2005 xuống 6,72% năm 2017. [Biểu đồ 1].

Kết quả giảm nghèo ấn tượng cho thấy thành tố giảm nghèo trong mô hình an sinh xã hội của Việt Nam có những điểm tích cực. Tuy nhiên, nhiệm vụ giảm nghèo trong những năm tới còn nhiều thách thức do những hộ chưa thoát nghèo còn lại là những hộ khó thoát nghèo nhất.

Tỷ lệ hộ nghèo tập trung cao ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nơi thiếu các điều kiện kết cấu hạ tầng, các nguồn lực sinh kế, bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, nguồn lực xã hội và nguồn lực vật chất để thoát nghèo. Chưa kể một bộ phận người nghèo còn ỷ lại vào Nhà nước, chưa chủ động vươn lên. Thiết kế cơ chế, chính sách giảm nghèo như trước cũng bộc lộ những hạn chế như manh mún, chồng chéo và gặp khó khăn trong giảm nghèo ở những vùng khó khăn, những hộ nghèo nhất. [Biểu đồ 2].

3. Một số định hướng giải pháp

Mặc dù tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm nhanh trong những năm qua nhưng vẫn còn bộ phận khá lớn hộ nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Các giải pháp giảm nghèo những năm qua đã thu được kết quả quan trọng, tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chủ yếu dựa trên cơ sở những thành tích trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hiệu quả thực tế của các chương trình giảm nghèo vẫn chưa được như mong muốn. Các đối tượng cần giảm nghèo hiện nay đều là đối tượng khó giảm nghèo và có nguy cơ tái nghèo cao. Do đó, những năm tới cần đổi mới trong giảm nghèo và hỗ trợ việc làm.

Một là, tách bạch, tránh chồng chéo giữa chính sách hỗ trợ việc làm, giảm nghèo với chính sách trợ giúp xã hội, giữa đối tượng có thể giảm nghèo và đối tượng nhận trợ cấp xã hội. Hiện nay, một số chính sách giảm nghèo của Trung ương và các địa phương vẫn còn các nội dung đan xen theo hướng trợ cấp, cho không dẫn tới sự ỷ lại của người nghèo vào hỗ trợ của Nhà nước, chưa tích cực, chủ động vươn lên giảm nghèo. Thực chất, đây là việc chính sách giảm nghèo, phát triển sinh kế bị chồng lấn với chính sách trợ giúp xã hội. Cần phân biệt giữa người nghèo do điều kiện sức khỏe, năng lực không thể tự đảm bảo thu nhập là đối tượng trợ giúp xã hội, với người nghèo do thiếu nguồn lực, thiếu kiến thức,… có thể hỗ trợ để phát triển sinh kế và thoát nghèo. Với nhóm người nghèo có thể thoát nghèo, chính sách giảm nghèo nên tập trung vào hỗ trợ phát triển sinh kế để người nghèo có thêm thu nhập từ lao động. Trong khi đó, chính sách trợ giúp xã hội tập trung vào trợ cấp với những đối tượng không có khả năng lao động hoặc gặp khó khăn do thiên tai, bệnh tật,…

Hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo theo hướng tăng cường các chính sách hỗ trợ có đỉều kiện, hỗ trợ có sự tham gia của hộ nghèo như tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất... gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng, góp phần tạo động lực, khuyến khích để người dân tự vươn lên thoát nghèo. Các chính sách cho không, hỗ trợ vô điều kiện được chuyển sang trợ giúp xã hội. Phân loại hộ nghèo thành 2 nhóm: nhóm có khả năng thoát nghèo, có sức lao động và nhóm không có khả năng thoát nghèo do điều kiện sức khỏe, tuổi tác,…. Với nhóm có sức lao động, Nhà nước hỗ trợ việc làm và giảm nghèo thông qua hỗ trợ, tạo điều kiện, còn người nghèo phải lao động và tự vươn lên. Một bộ phận người nghèo là người không có khả năng thoát nghèo do thiếu sức khỏe, bệnh tật, người già neo đơn,… phải chuyển sang đối tượng của chính sách trợ giúp xã hội, thay vì đối tượng của chính sách giảm nghèo. Chính sách giảm nghèo chỉ nên tập trung vào các đối tượng có thể thoát nghèo nhưng thiếu nguồn lực sinh kế để thoát nghèo. Để làm được điều này, cần:

- Thống kê các cá nhân, hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo do thiếu sức khỏe, ốm đau, bệnh tật, neo đơn,… chuyển sang đối tượng chăm sóc, trợ giúp xã hội.

- Rà soát các chính sách giảm nghèo để thiết kế lại, loại bỏ các nội dung mang tính trợ giúp xã hội, cho không. Chuyển các nội dung trợ cấp, trợ giúp sang chính sách trợ giúp xã hội đối với người nghèo không hoặc chưa có khả năng thoát nghèo.

- Rà soát và sửa đổi, bổ sung các chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng nghèo không có khả năng lao động thoát nghèo.

Hai là, củng cố và nâng cao hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Tiếp tục rà soát các chính sách giảm nghèo hiện hành, tích hợp các chính sách theo hướng tinh gọn, tập trung, tránh dàn trải, giảm thiểu số văn bản, hạn chế chính sách chồng chéo, phân tán; bãi bỏ những chính sách không hiệu quả trong thời gian dài [như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo].

Ba là, nghiên cứu xây dựng khung chính sách giảm nghèo tiếp cận đa chiều, phân loại các nhóm hộ nghèo theo từng loại thiếu hụt để có giải pháp hỗ trợ các đối tượng tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm tỷ lệ hộ thiếu hụt theo từng lĩnh vực [y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin].

Bốn là, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng cường huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo; phát động phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau"; tôn vinh các doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.

Sáu là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật hỗ trợ nhóm đối tượng lao động nghèo, người khuyết tật, người thất nghiệp, dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Bảy là, hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bàn nông thôn để tạo việc làm, giúp nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Tiếp tục hoàn thiện chính sách cho vay ưu đãi học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên…

Tám là, nghiên cứu đề xuất các chương trình, dự án việc làm công, hỗ trợ tạo việc làm cho các nhóm lao động yếu thế; giải quyết việc làm thông qua các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng việc làm, cải thiện môi trường cạnh tranh và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, nhằm tạo nhiều việc làm ổn định.

Tài liệu tham khảo:

  1. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
  2. Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về giảm nghèo giai đoạn 2011-2020.
  3. Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 phê duyệt một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi cao giai đoạn 2017-2020.
  4. Bùi Văn Huyền [2019], “Đề tài: Mô hình an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”, mã số KX.04.16/16-20.
  5. Worldbank [2018], “Climbing the ladder: Poverty reduction and shared prosperity in Vietnam, World Bank's

update report.

The sustainable poverty reduction policy:

Achievements and challenges

l Master. Nguyen thi Lan Anh

Ho Chi Minh National Academy of Politics

Abstract:

In the National goal program on sustainable poverty reduction in the period from 2016 to 2020 of Vietnam, the program sets goals for sustainable poverty reduction and limiting

re-poverty, contributing to the country’s economic growth, ensuring social security and increasing income of residents, especially those living in poor areas. Vietnam’s poverty reduction policy is integrated in many different guidelines and policies of both local and central authorities. This policy is mostly integrated in the two national target programs, namely the sustainable poverty reduction and the new rural development programs. This article discusses results achieved since our country implemented the sustainable poverty reduction policy and related challenges.

Keywords: Policy, poverty reduction, substainability, national goals of sustainable poverty reduction, period from 2016 to 2020.

Video liên quan

Chủ Đề