Choline nghĩa là gì

Về cơ bản, choline là gì? Choline là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự hoạt động của gan, sự phát triển bình thường của cơ thể hay quá trình chuyển hóa năng lượng ở người. Choline còn là khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai hay những phụ nữ cho con bú vì chúng giúp não bộ của thai nhi hình thành và phát triển một cách toàn diện.

Choline có dạng phosphatidycholinem, phosphatidycholinem là một hợp chất hữu cơ tan trong nước. Choline vốn dĩ không phải là một khoáng chất hay vitamin nào cả mà chúng chỉ là một hoạt chất hữu cơ, đóng một vai trò giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường cũng như giúp quá trình sản sinh năng lượng cho não bộ hoạt động.

Ngoài ra, còn có thể xem choline là gì? Choline được xem là một trong những vi chất thiết yếu đối với cơ thể bạn. Khi cơ thể bạn thiếu Choline, dấu hiệu đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy chính là não bộ trở nên chậm chạm hơn, các cơ quan trong cơ thể trở nên kém kinh hoạt, có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.

Mặc dù choline có thể được tổng hợp một phần nhỏ trong gan nhưng hầu như lượng choline này là rất ít không đủ cho cơ thể. Lúc này bạn phải bổ sung choline cho cơ thể bằng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Khi cơ thể đủ lượng choline sẽ giúp hệ thống các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn bao gồm cả hệ thần kinh, nội tiết, tim mạch,…

Tác dụng của Choline 

Cải thiện trí nhớ và nhận thức

Theo nhiều nhà nghiên cứu, sự phát triển của não cũng cần đến sự hiện diện của choline.

Để củng cố độ tin cậy của giả thiết trên, các chuyên gia đã tiến hành một cuộc nghiên cứu trên 2.195 người ở độ tuổi 70–74. Kết quả cho thấy những người có nồng độ choline trong cơ thể cao hơn sẽ có khả năng nhận thức tốt hơn so với những người còn lại.

Một nghiên cứu dạng quan sát khác diễn ra trong năm 2019 cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa hàm lượng choline, vitamin C và kẽm thấp với suy giảm trí nhớ ở đàn ông lớn tuổi

Bảo vệ sức khỏe tim mạch: một tác dụng khác của choline

Sau một cuộc nghiên cứu dài 9 năm với 4.000 tình nguyện viên, vào năm 2018, một số nhà khoa học đã đưa ra kết luận việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu choline có khả năng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Tăng cường trao đổi chất

Hỗ trợ chuyển hóa chất béo là tác dụng được biết đến nhiều nhất của choline.

Vào năm 2014, một nghiên cứu nhỏ đã được tiến hành trên hai nhóm vận động viên nữ gồm:

  • Nhóm 1: có sử dụng chất bổ sung choline
  • Nhóm 2: không sử dụng chất bổ sung choline

Kết quả cuối cùng cho thấy chỉ số khối cơ thể (BMI) ở những người thuộc nhóm 1 có xu hướng thấp hơn so với nhóm 2. Ngược lại, hàm lượng leptin, một loại nội tiết tố sinh ra từ mỡ, ở nhóm 2 lại cao hơn hẳn so với nhóm 1.

Giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ: tác dụng ít người biết đến của choline

Thực tế, không nhiều người biết choline cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc mang thai ở phụ nữ, đồng thời đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của thai nhi.

Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu diễn ra vào năm 2013, hàm lượng choline mà phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba cần tiêu thụ mỗi ngày ít nhất là 480–930mg.

Thêm vào đó, nghiên cứu còn cho thấy, mẹ bầu hấp thụ nhiều choline hơn mức trên có khả năng giảm thiểu những triệu chứng tiền sản giật như:

  • Tăng huyết áp
  • Sưng phù
  • Đau đầu dữ dội

Cải thiện dấu hiệu u xơ nang

Cũng vào năm 2018, một nghiên cứu khác về tác dụng của choline đã diễn ra trên 10 tình nguyện viên là nam giới mắc bệnh u xơ nang trong độ tuổi trưởng thành. Những người này sẽ được dùng chất bổ sung choline theo chỉ định của các chuyên gia.

Sau thời gian thử nghiệm, kết quả cuối cùng cho thấy ngoài những khả năng được đề cập trước đó, tác dụng của choline còn có:

  • Cải thiện chức năng phổi
  • Xoa dịu các triệu chứng gan nhiễm mỡ

Nhu cầu Choline của cơ thể theo độ tuổi

Khuyến nghị lượng choline đủ cho từng nhóm tuổi như sau:

  • Dưới 1 tuổi: 125- 150 mg/ ngày
  • 1-3 tuổi: 200 mg/ ngày
  • 4-8 tuổi: 250 mg/ ngày
  • 9-13 tuổi: 375 mg/ ngày
  • 14-18 tuổi: 400 mg/ ngày (nữ) và 550 mg/ ngày (nam)
  • Phụ nữ mang thai: 450 mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 450 mg/ ngày.

Nồng độ Choline trong cơ thể

Vì choline là yếu tố trực tiếp góp phần xây dựng sức khỏe tổng thể, nên hàm lượng dưỡng chất này quá cao hay quá thấp cũng đều gây tác động xấu cho cơ thể.

Thiếu choline

Nồng độ choline quá thấp có nguy cơ kéo theo hàng loạt tình trạng sức khỏe phát sinh, như:

  • Các bệnh về tim
  • Một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương, ví dụ như Alzheimer
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Ống thần kinh gặp vấn đề
  • Cơ bắp chịu thương tổn

Thừa choline

Choline nghĩa là gì
Thừa Choline có thể gây huyết áp thấp

Ngược lại, hàm lượng choline quá cao cũng có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Buồn nôn và nôn
  • Tuyến nước bọt tăng bất thường
  • Nhiễm độc gan
  • Cơ thể bốc mùi tanh

Cách bổ sung Choline đầy đủ cho cơ thể

Choline nghĩa là gì
Các thực phẩm giàu choline

Cơ thể bạn có thể tự tổng hợp choline nhưng không nhiều. Ngoài trẻ sơ sinh hấp thụ choline từ sữa mẹ, bạn sẽ cần lấy lượng dưỡng chất này từ nhiều nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày, ví dụ như:

  • Protein: thịt bò, đậu nành, các loại cá, thịt gia cầm và trứng…
  • Thực vật: các loại rau xanh, súp lơ, nấm, khoai tây, mơ (apricot)…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: bánh mì, gạo lứt…
  • Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, óc chó…

Mặt khác, nhiều chuyên gia còn cho biết, một số sản phẩm vitamin tổng hợp, thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng cũng có thể chứa choline dưới dạng lecithin.

Tuy vậy, liều lượng choline ở mỗi loại sẽ không giống nhau. Do đó, bạn nên nghiên cứu kỹ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào.

Lưu ý khi sử dụng

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn mà bạn dự định dùng trong thời gian bạn sử dụng Choline;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây Choline hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng Choline với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này

Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng tương tự như các Vitamin B, và thường hay được xếp chung vào trong một nhóm với nhau, coi như là thành viên của phức hợp vitamin B (vitamin B-complex). Cơ thể chỉ tự sản xuất một lượng choline rất nhỏ; chính vì vậy, việc sử dụng các thực phẩm giàu choline có ý nghĩa quan trọng.

Choline nghĩa là gì
Choline là gì, có trong thực phẩm nào

  • Đảm bảo cho các tế bào trong toàn bộ cơ thể hoạt động bình thường
  • Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi hấp thu choline từ mẹ để phát triển khỏe mạnh.
  • Các nghiên cứu khoa học, từ sớm, đã cho thấy rằng, choline có tác dụng thúc đẩy sự sinh sản của các tế bào thần kinh ở trung tâm trí nhớ của não. Chính vì vậy, Choline có thể cải thiện khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ.

1. Suy giảm sự chuyển hóa chất béo khiến cơ thể không có năng lượng, đó cũng là nguyên nhân khiến VLDL (chất đạm béo) trong máu giảm, gan sẽ không có nguồn năng lượng để vận chuyển chất béo.

2. Chất béo tích tụ trong gan, có thể dẫn đến thoái hóa mỡ gan, xơ gan, và tổn thương gan.

3. Tăng mức cholesterol hoặc triglyceride (một loại chất béo có hại).

4. Huyết áp cao.

5. Mức cao homocysteine trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề tim mạch, tuần hoàn khác.

6. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, thoái hóa thần kinh hoặc cơ thần kinh mất cân bằng do không đủ acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh. Chúng sẽ không thực hiện được chức năng khi không được cung cấp đủ choline.

7. Thiếu máu phát sinh do thiếu hình thành tế bào hồng cầu, như là một thành phần của màng tế bào, phosphatidylcholine và nó cần choline để sản xuất.

8. Xuất huyết thận hoặc thận không thể cô đặc nước tiểu, do không đủ phosphatidylcholine.

9. Cấu tạo xương bất thường.

10. Sự tăng trưởng suy giảm ở trẻ sơ sinh.

11. Mệt mỏi.

12. Mất ngủ.

Thực phẩm giàu Choline

– Thịt và hải sản: Thịt và hải sản rất giàu choline. 30g gan bò có chứa khoảng 350 mg choline. Một số lượng tương tự của thịt gà hoặc gan gà tây chứa từ 220 đến 320 mg choline.

Choline nghĩa là gì
Hải sản là thực phẩm giàu Choline

– Trứng, sữa và sô cô la: Một quả trứng lớn chứa khoảng 120 mg choline, trong khi 1 ly sữa không béo chứa 38 mg. Lòng đỏ trứng sấy khô có hàm lượng cao choline, với gần 1.400mg trong một khẩu phần ăn 100 g. Sô cô la cung cấp một cách đầy đủ nhu cầu choline của bạn.

Choline nghĩa là gì
Trứng là thực phẩm giàu Choline

– Đậu nành, hạnh nhân và các loại hạt: Nếu bạn muốn bổ sung thực phẩm giàu choline, hãy thêm đậu nành, hạt lanh và các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày. 30g đậu phụ có chứa khoảng 100 mg choline và cùng một lượng đậu này ít béo chứa khoảng 190 mg.

Choline nghĩa là gì
Đậu nành là thực phẩm giàu Choline

– Các loại rau, quả, các loại thảo mộc và gia vị: Là những nguồn cung cấp choline dồi dào. Một bát bông cải xanh nấu chín chứa khoảng 60 mg choline. Rau cần tây khô, cà chua phơi khô, hạt cải, lá rau mùi, rau mùi tây khô tỏi hoặc ớt bột sẽ giúp bổ sung thêm choline và hương vị cho món ăn của bạn.

Nhu cầu choline của cơ thể bé

Choline nghĩa là gì
Nhu cầu Choline cho cơ thể của bé

Sự thật thú vị về Choline

Các nghiên cứu trên động vật cho biết, tăng lượng choline hấp thu trong những năm đầu đời có thể giúp trẻ cải thiện chức năng nhận thức về sau, đặc biệt là về trí nhớ.

Theo: Naturalnews.com