Chọn đáp án đúng về giá trị của hàng hóa

Trong triết học, hàng hóađược coi là sản phẩm của laođộng thông qua quá trình mua bán, traođổi. Hàng hóa có những thuộc tính:Giá trị, giá trị sử dụng.

Trắc nghiệm: Hàng hóa có những thuộc tính nào?

A. Giá trị, giá trị sử dụng.

B. Giá trị, giá trị trao đổi.

C. Giá trị trao đổi, giá trị sử dụng.

D. Giá trị sử dụng.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Giá trị, giá trị sử dụng.

Hàng hóa có những thuộc tính:Giá trị, giá trị sử dụng

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Hai thuộc tính của hàng hóa bao gồm:

- Giá trị của hàng hóa: Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Các Mác viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”.

- Giá trị sử dụng:Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Hàng hóa là gì?

Chúng được xem là những sản phẩm hữu hình hình thành do sản xuất vàđược sử dụngđể kinh doanhđápứng các nhu cầu của người sử dụng.

Trong triết học, hàng hóađược coi là sản phẩm của laođộng thông qua quá trình mua bán, traođổi.

Dựa theo nhu cầu, người ta cũng có thể chia hàng hóa thành các loại như:

- Hàng hóa tiêu dùng: thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cơ bản của con người như: thực phẩm, hóa mỹ phẩm, …

- Hàng hóađầu tư: là những hàng hóa phục vụ nhiều hơn bởi mụcđích kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho người mua.

Như vậy để một sản phẩm được coi là hàng hóa khi nó thỏa mãnđủ 2điều kiện:

- Là sản phẩm hữu hình, có khả năng tácđộng vật lý [tuy nhiênđiều nàyđã có sự thayđổi trong thời đại ngày nay. Phần này sẽđược viết chi tiết hơnở phần thuộc tính cơ bản phía sau].

- Là có khả năng traođổi, mua bán [Điều này rất quan trọng bởi nhiều trường hợp sản phẩm chỉđơn thuần là nguyên vật liệu, nhưng khiđược traođổi mua bán thì nguyên vật liệu lại trở thành hàng hóa].

2. Các thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính của hàng hóa đó là: Giá trị sử dụng và giá trị.

a. Giá trị sử dụng:

- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.

- Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa:

+ Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.

+ Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.

+Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng [tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân], nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.

+Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.

b.Giá trị hàng hóa:

Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.

- Giá trị trao đổi:

+ Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.

+ Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc

+ Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Trong ví dụ trên, giả sử người thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc.

Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.

Xem thêm:

>>> Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi?

3.Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa.Mẫu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

- Với tư cánh là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là sự kết tinh của lao động.

- Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian va thời gianHai thuộc tính của hàng hoá này không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong hàng hoá mà là do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt, vừa có tính trừu tượng [lao động trừu tượng], vừa có tính cụ thể [lao động cụ thể]. Ta có thể nói, giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá.Đây chính là mặt chất của giá trị hang húa.

Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau.

Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá.Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi.

Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả món nhu cầu tiêu dựng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.

Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán. Vậy Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi? Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về giá trị của hàng hóa qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi?

A. Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

B. Sự hao phí sức lao động của con người.

C. Công dụng của hàng hóa.

D. Sự khan hiếm của hàng hóa.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Hàng hóa

a. Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.

b. Đặc điểm hàng hóa

- Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa

- Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể.

c. Hai thuộc tính của hàng hóa

- Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng.

+ Giá trị sử dụng

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

- Giá trị hàng hóa

+ Giá trị của hàng hóa chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa.

+ Hao phí lao động từng người sản xuất được gọi là thời gian lao động cá biệt.

+Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa.

+ Người có: TGLĐCB < TGLĐXHCT: Lãi, TGLĐCB > TGLĐXHCT: Thua lỗ.

⇒ Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa.

2. Tìm hiểu về tiền tệ

a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

*Nguồn gốc:

- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị.

- Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ:

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

+ Hình thái chung của giá trị.

+ Hình thái tiền tệ.

* Bản chất:

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất, là sự thể hiện chung của giá trị và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

b. Chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị

+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của HH.[giá cả].

+ Giá cả HH quyết định bởi các yếu tố: giá trị HH, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu HH

- Phương tiện lưu thông

Theo công thức: H - T - H [tiền là môi giới trao đổi]

[Trong đó, H - T là quá trình bán, T - H là quá trình mua.]

- Phương tiện cất trữ

Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng; vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị

- Phương tiện thanh toán

Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán [trả tiền mua chịu HH, trả nợ, nộp thuế...]

- Tiền tệ thế giới

Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, việc trao đổi tiền nước này với nước khác theo tỉ giá hối đoái.

VD: 1USD = 19.100đ VN [thời giá 2010]

=>Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau.

>>> Xem thêm: 4 hình thái giá trị của tiền tệ

3. Tìm hiểu về thị trường

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- Các chức năng cơ bản của thị trường:

+ Chức năng thực hiện [ hay thừa nhận] giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

+ Chức năng thông tin

+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

⇒ Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng dành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

4. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về hàng hóa

Câu 1: Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A.1

B.2

C.3

D.4

Giải thích:

Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A.Giá trị

B.Giá cả

C.Giá trị sử dụng

D.Giá trị cá biệt

Giải thích:

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A.Chú ý đến số lượng hơn chất lượng.

B.Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.

C.Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm.

D.Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm.

Giải thích:

Để bán được trên thị trường, người sản xuất luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A.Giá trị trao đổi.

B.Giá trị sử dụng.

C.Giá trị lao động.

D.Giá trị cá biệt.

Giải thích:

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?

A.Người bán.

B.Người mua.

C.Người vận chuyển.

D.Người sản xuất.

Giải thích:

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị là xuất hiện

A.Thị trường.

B.Hàng hóa.

C.Tiền tệ.

D.Kinh tế.

Giải thích:

Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A.Đồ vật.

B.Hàng hóa.

C.Tiền tệ.

D.Kinh tế.

Giải thích:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Nội dung nào dưới đâykhôngphải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A.Do lao động tạo ra.

B.Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.

C.Thông qua trao đổi, mua bán.

D.Có giá cả xác định để trao đổi.

Giải thích:

Một vật phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó có đủ 3 yếu tố sau: Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A.Xã hội.

B.Lịch sử.

C.Vĩnh viễn.

D.Bất biến.

Giải thích:

Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A.Dịch vụ giao hàng tại nhà.

B.Ánh sáng mặt trời tự nhiên.

C.Rau nhà trồng để nấu ăn.

D.Cây xanh trong công viên.

Giải thích:

Dịch vụ giao hàng tại nhà được thực hiện bởi sức lao động của người giao hàng, giúp người mua có thể mua được hàng mà không cần đến tận nơi, và người giao hàng sẽ được trả công cho hoạt động dịch vụ của mình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A.Dịch vụ cắt tóc.

B.Đồ ăn bán ngoài chợ.

C.Dịch vụ giao hàng tại nhà.

D.Rau nhà trồng để ăn.

Giải thích:

Rau nhà trồng để ăn, do sức lao động của con người tạo ra, thỏa mãn nhu cầu cho gia đình nhưng không thông qua trao đổi mua bán nên không được coi là hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Như vậy Top lời giải cùng các bạn tìm hiểu về giá trị của hàng hóa. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu bổ ích về giá trị của hàng hóa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề