Chống bán phá giá là gì

Bán phá giá trong thương mại là gì ? Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loạihàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.

Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y Trong WTO, đây được xem làhành vi cạnh tranh không lành mạnhcủa các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các vụ kiện chống bán phá giá và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.

Chống bán phá giá là gì

Thuế chống bán phá giá là gì?

Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.
Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Chống bán phá giá là gì

Vụ kiện chống bán phá giá là gì?

Vụ kiện chống bán phá giá thực chất là một quy trình Kiện Điều tra Kết luận Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hoá đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu
Mặc dù thường được gọi là vụ kiện (theo cách gọi ở Việt Nam), đây không phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; nó không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu.
Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà nên thủ tục này còn được xem là thủ tục bán tư pháp. Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án (lúc này, vụ việc xử lý tại toà án thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).

Chống bán phá giá là gì

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì?

Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố thiệt hại);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên

Chống bán phá giá là gì

Biên độ phá giá được tính như thế nào?

Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu
Trong đó:
Giá Thông thườnglà giá bán của sản phẩm tương tự tạithị trường nước xuất khẩu(hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
Giá Xuất khẩulà giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).

Chống bán phá giá là gì