Chu công là gì

Chu Công ĐánChu Công [chữ Hán: 周公], tên thật là Cơ Đán, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Chu Vũ Vương [Cơ Phát] lập ra nhà Chu [1122 - 256 trước Công nguyên], giành quyền thống trị Trung Hoa từ tay nhà Thương. Sau khi Chu Vũ Vương chết, Cơ Đán đã giúp vua mới là Chu Thành Vương xây dựng và phát triển nhà Chu thành một nước mạnh mẽ và có công xây dựng nên nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ trong quá khứ. Công lao to lớn của Cơ Đán với sự phát triển của văn hóa Trung Hoa khiến người ta gọi ông bằng chức vụ là Chu Công [quên đi cái tên Cơ Đán], khiến cho nhiều người lầm tưởng Chu Công là tên thật của ông.
Giúp anh diệt Trụ
Cơ Đán là con thứ tư của Tây Bá hầu Cơ Xương [Chu Văn Vương], sau Bá Ấp Khảo, Cơ Phát và Quản Thúc Tiên. Ban đầu Cơ Đán làm quan dưới triều của Cơ Xương.
Sau khi Cơ Xương mất, Cơ Phát thay chức của cha [do Bá Ấp Khảo bị vua Trụ nhà Thương sát hại], Cơ Đán làm quan giúp anh mình ổn định triều chính, cùng với công thần khác là Khương Tử Nha phát triển quân đội nhà Chu, từng bước tấn công nhà Thương đang suy sụp.
Năm 1123 TCN, khi Khương Tử Nha cùng Cơ Phát chỉ huy quân đội phát động cuộc chiến tranh chống nhà Thương, Cơ Đán cùng ra mặt trận. Tại trận quyết định ở Mục Dã, ông đã giúp Cơ Phát viết Mục thệ, kể lại toàn bộ tội ác của vua Trụ. Quân Chu đại thắng, tiêu diệt nhà Thương. Trong lễ lên ngôi của Cơ Phát, Cơ Đán cầm búa lớn, cùng một người em khác là Thiệu Công cầm búa nhỏ đứng hai bên Cơ Phát làm lễ cáo tế trời đất.
Phụ chính dẹp loạn
Nhà Chu lật đổ nhà Thương làm thiên tử, nhưng để giữ lòng người, vẫn phân phong cho người cũ của nhà Thương làm chư hầu. Vũ Vương cho con của Trụ Vương là Vũ Canh tiếp tục cai trị đất Ân để giữ hương hoả cho nhà Ân. Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa ổn định, nên chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội[1] phong cho em trai Vũ Vương là Hoắc Thúc; phía đông Triều Ca là đất Vệ phong cho em vua là Quản Thúc, phía tây Triều Ca là đất Dung[3] ông phong cho người em khác là Sái Thúc. Trên danh nghĩa, ba người em ông có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh nhưng trên thực tế là để giám sát, vì vậy sử gọi là Tam giám.
Chu Vũ Vương lên ngôi khi tuổi đã cao, lại lo nghĩ nhiều về việc nước nên được vài năm thì mắc bệnh nặng. Ông sai người lập đàn tế, cầu khấn trước bài vị Thái Vương, Vương Quý và Văn Vương, mong được chết thay cho Chu Vũ Vương. Được vài hôm, bệnh của Vũ vương thuyên giảm.
Tuy nhiên không lâu sau đó, Chu Vũ Vương tái phát bệnh và qua đời [1116 TCN]. Thái tử Tụng còn nhỏ lên nối ngôi, tức là Chu Thành Vương. Chu Công Đán được Chu Vũ Vương uỷ thác phụ chính cho cháu. Ông đã hết lòng phù trợ Chu Thành Vương qua giai đoạn khó khăn nhất của nhà Chu khi mới giành chính quyền.
Ba người em khác của Chu Vũ Vương là Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ được phong đất làm "Tam giám" để canh chừng Vũ Canh nhưng lại nghe theo lời dụ của Vũ Canh, mưu lật nhà Chu để khôi phục nhà Thương nên cùng khởi loạn. Quản Thúc sai người phao tin rằng:Chu công có âm mưu cướp ngôi vua
Chu Công bèn đến giãi bày với Khương Tử Nha và Thiệu công Thích rằng:Tôi không trốn tránh việc, phải ra mặt giúp nhà vua giải quyết việc trị quốc, là vì sợ có người chống lại vương thất nhà Chu.
Chu Công được phong ở nước Lỗ nhưng ông ở lại triều đình làm phụ chính cai quản mọi việc. Ông cho con là Bá Cầm thay mình về nước Lỗ thụ phong, trước khi đi ông dặn dò Bá Cầm phải rất khiêm nhường và giữ lễ nghĩa trong việc trị quốc.
Không lâu sau, Quản Thúc Độ, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Tiên giúp Vũ Canh dấy binh của bộ lạc Hoắc Địa nổi loạn chống nhà Chu. Chu Công và Thiệu công tập trung dàn xếp xong việc nội chính, sau đó ông mang quân đi đông chinh.
Qua 3 năm chiến tranh [1113 TCN], Chu Công đánh bại được quân nổi loạn. Ông giết chết Vũ Canh và Quản Thúc Tiên; bắt Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ đi đày. Tuy nhiên Chu Công vẫn không hoàn toàn tận diệt họ nhà Ân. Ông phong cho tông thất nhà Ân là Vi Tử Khải ở nước Tống, phong đất Vệ của Quản Thúc trước đây cho em nhỏ của Vũ Vương là Khang Thúc.
Củng cố chính quyền nhà Chu
Chế độ phân phong chư hầu
Sau khi giành chính quyền từ tay nhà Thương, Cơ Đán đã cùng Chu Vũ Vương xây dựng nhà Chu. Ban đầu là định việc chia đất, phong tước cho những người có công. Định ra năm bậc tước: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Chủ trương đúng đắn nhất là phong cho nhà quân sự Lã Vọng [Khương Tử Nha tước Công, làm vua nước Tề ở miền đông, giúp việc phát triển kinh tế và ổn định miền đông nhà Chu.
Sau khi dẹp loạn, tình hình ổn định, Chu công lo việc củng cố chính quyền. Trên cơ sở sự phân phong chư hầu của Chu Vũ Vương, ông định ra chế độ phân phong theo huyết thống: cha truyền cho con trưởng. Ở thời điểm trước đó còn chưa có chế độ truyền tử, như trường hợp nhà Ân từng xảy ra: vua chết thì em vua nối ngôi, sau khi truyền hết cho các em mới đến con trưởng của vua trước. Như vậy có quá nhiều sự lựa chọn cho ngôi vua và dễ gây đấu tranh trong nội bộ hoàng tộc. Chu Công bỏ qua lệ này hy sinh quyền lợi của mình một lòng giúp cháu là Thành vương lên ngôi, giúp Chu Thành Vương đánh bại những người chú khác và đặt ra lệ truyền tử.
Nước Chu ở về phía tây, kém văn minh hơn so với các nước ở phương đông. Chu Công cho học hỏi những tinh hoa của cả nhà Hạ và nhà Thương. Điểm lớn nhất trong sự nghiệp của Chu Công là đặt lại chế độ phân phong, đại khái chế độ đó như sau:đất của thiên tử vuông vức 1 vạn dặmđất của công vuông vức 1 ngàn dặmđất của hầu vuông vức 5 trăm dặmđất của bá vuông vức 100 dặmđất của tử vuông vức 50 dặm
Mỗi năm một lần thiên tử đi tuần thiên hạ nghe ca dao để biết dân tình. Hàng năm các chư hầu phải đến triều bái và nộp cống. Ngược lại thiên tử phải bảo vệ các chư hầu, nếu chư hầu nào tự tiện gây chiến thiên tử sẽ cùng các chư hầu khác đem quân đánh phạt. Nước nào bị mất mùa thiên tử phải giúp lúa.
Một học giả Pháp cho rằng chế độ phân phong chư hầu của nhà Chu còn hữu hiệu hơn Liên Hiệp Quốc ngày nay. Tuy nhiên, thực tế lịch sử sang thời Đông Chu cho thấy tác dụng tích cực của chế độ này chỉ thực hiện được khi nhà Chu còn mạnh.
Trong Luận ngữ còn nhắc đến việc Khổng Tử luôn nằm mộng thấy Chu Công, nếu như lâu mà không thấy mộng thì Khổng Tử cho là mình đã suy rồi.
Quy định đẳng cấp và lễ nghi
Chu Công xác lập đẳng cấp trong xã hội gồm có: thiên tử - chư hầu - khanh, đại phu - sĩ. Chế độ đẳng cấp này được giai cấp thống trị các triều đại sau tiếp nhận và chịu ảnh hưởng sâu sắc].
Ông có nhiều cống hiến trong việc định ra lễ nghi và nhạc trong triều đình. Ông đề ra các thể chế như phong tước, triều kiến, thăm hỏi, tang lễ, cúng tế... Đề ra quy định về trang phục như "ngũ phục" [5 loại quần áo mặc khi có tang], "ngũ lễ", tân, quân, gia, tam tòng tứ đức... làm cho quan hệ đẳng cấp có tôn ti trật tự, bảo đảm ổn định xã hội.
Ông đề ra quy định chặt chẽ về nhạc dùng và điệu múa ở các đẳng cấp khác nhau: hội hè, yến tiệc, hôn thú, ma chay... phải có kiểu riêng. Chế độ lễ nhạc mà Chu Công soạn ra tương đối hoàn chỉnh, giúp cho xã hội ổn định trật tự và phát triển. Lễ nhạc mà ông soạn ra cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến các triều đại sau này[5].
Ngoài ra, ông thực hiện việc xây đông đô ở Lạc Ấp [Lạc Dương] là trung tâm trong thiên hạ theo ý định của Chu Vũ Vương khi còn sống. Nhà Chu truyền tới đời Chu Bình vương đã chính thức thiên đô về đây.
Trao lại quyền hành
Chu Công Đán làm phụ chính trong 7 năm. Khi Chu Thành Vương khôn lớn, đã có thể đảm đương quốc sự, ông trao lại việc triều chính cho vua mới. Có người gièm pha ông với Thành Vương rằng:Chu Công Đán muốn giành ngôi đã lâu, nếu nhà vua không cảnh giác thì dễ xảy ra nguy biến
Thành Vương tin lời gièm. Để tránh mâu thuẫn, Chu Công lui về ở ẩn tại nước Sở. Sau này Thành Vương xem được sắc thư của ông trong chiếc rương quý mới hiểu rõ lòng trung thành và nhiệt tình của ông, rất hối hận và sai người đi đón ông về.
Sợ Thành Vương đã khôn lớn sẽ buông thả, Chu Công bèn viết "Đa thổ" kể lại bài học mất nước của nhà Thương; sau đó ông lại viết "Vô dật" để khuyên Thành Vương cẩn thận trong điều hành chính sự.
Không rõ Chu Công mất năm nào và bao nhiêu tuổi. Ảnh hưởng của ông với đời sau rất lớn. Ông cùng với Y Doãn nhà Thương được xem là những tấm gương mẫu mực cho đời sau về lòng trung thành, tài năng phò tá vua nhỏ, củng cố những chính quyền mới thành lập trụ vững trong hoàn cảnh khó khăn.
Tề Thái Công, tên thật là Khương Thượng [姜尚], tự là Tử Nha [子牙], nên thường được gọi là Khương Tử Nha [姜仔呀], là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Thượng là người ở Đông Hải. Tổ tiên ông từng làm chức Tứ nhạc giúp vua Hạ Vũ trị thủy có công. Sử ký xác định tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy Lã làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng, Lã Vọng [xem phần gặp Tây Bá Cơ Xương ở dưới].
Giúp Tây Bá Cơ Xương
Sang thời nhà Thương, vì Lã Thượng là con cháu chi thứ nên dần dần trở thành dân thường. Vì nhà nghèo, Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá ở sông Vị.
Thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn, gặp Khương Thượng đang câu cá phía bắc sông Vị. Cơ Xương nói chuyện với ông rất hài lòng, ngưỡng mộ tài năng của ông. Cơ Xương nhớ lời tổ tiên là Thái Công dặn rằng sẽ có vị thánh đến nước Chu, giúp Chu hưng thịnh, ứng với quẻ bói trước khi đi săn. Do đó Cơ Xương quả quyết Khương Thượng chính là người Thái Công mong đợi trước đây và tôn ông làm Thái Công Vọng [nghĩa là người mà [Chu] Thái Công mong đợi], đón lên xe về cung và tôn ông làm thầy.
Sử ký còn dẫn thêm vài thuyết nữa về Khương Thượng:Ông từng đi làm quan cho vua Trụ nhà Thương nhưng thấy vua Trụ vô đạo nên bỏ nhà Thương, đi du thuyết các chư hầu nhưng cũng không thành công. Cuối cùng ông sang nước Chu với Tây Bá.Cơ Xương bị vua Trụ giam ở Dữu Lý. Bầy tôi của Cơ Xương là Tán Nghi Sinh và Hoành Yêu biết Khương Thượng là nhân tài bèn mời ông về hợp tác. Khương Thượng nhận lời về giúp Chu. Ông cùng Tán Nghi Sinh và Hoành Yêu đồng mưu tìm gái đẹp và vật lạ dâng vua Trụ để chuộc Tây Bá ra ngoài. Từ đó ông được Tây Bá Cơ Xương tôn làm thầy.
Khương Thượng giúp Cơ Xương chấn chỉnh nội trị và xây dựng lực lượng nước Chu để mưu đánh đổ nhà Thương tàn bạo mất lòng dân. Ông giúp Tây Bá đánh các đất Sùng, Bí Tu, Khuyển, Di, mở rộng lãnh thổ nước Chu. Bờ cõi nước Chu rộng lớn, chiếm hai phần ba thiên hạ lúc đó.
Giúp Chu Vũ vương diệt Trụ
Cơ Xương chết, con là Cơ Phát lên thay. Khoảng năm 1126 TCN, Cơ Phát hội chư hầu chuẩn bị đánh vua Trụ, Khương Thượng cầm đầu quân đội. Tám trăm nước chư hầu tới hưởng ứng, nhưng Cơ Phát cho rằng thời cơ chưa chín nên tạm rút về.
Năm 1124 TCN, thấy chính sự nhà Thương đã rất suy đồi, Cơ Phát lại cùng Khương Thượng ra quân. Dù khi ra trận bói phải quẻ xấu nhưng Khương Thượng vẫn khuyên Cơ Phát là quẻ lành và cứ ra quân. Cơ Phát nghe theo.
Khương Thượng cầm đầu quân đội hội chư hầu ở bến Mạnh Tân. Chư hầu theo Chu đánh vua Trụ. Đến tháng 2 âm lịch năm 1123 TCN, quân Chu đánh bại quân Thương ở Mục Dã, dù lực lượng quân Thương đông hơn nhưng do vua Trụ tàn bạo nên quân lính oán ghét, ngả theo bên Chu. Trụ vương thấy toàn quân tan rã, bèn chạy đến Lộc Đài, tự thiêu mà chết.
Tề Thái công
Cơ Phát lên ngôi thiên tử, tức là Chu Vũ Vương. Khương Thượng là công thần, được phong làm vua Tề ở đất Doanh Khâu.
Trên đường sang phía đông về đất được phong, ông nghỉ đêm trong quán trọ. Người trong quán khuyên ông nên đi gấp về kẻo có sự tranh giành. Khương Thượng nghe theo, đang đêm trở dậy mặc áo lên đường, tới tảng sáng thì về tới đất Doanh Khâu. Đúng lúc đó Lai Hầu là vua đất Lai ở bên cạnh vốn là chư hầu cũ của nhà Thương chưa thần phục nhà Chu, có ý định tranh đất Doanh Khâu với ông, bèn mang quân tới đánh. Khương Thượng sửa sang chính sự, lấy lòng người bản địa. Nhiều người theo về ủng hộ, giúp ông đánh bại được Lai Hầu. Ông chính thức trở thành vua nước Tề.
Chu Vũ Vương qua đời, con là Chu Thành Vương nối ngôi. Ba người em Vũ Vương lại nghe theo con vua Trụ là Vũ Canh khởi binh phản nhà Chu, đồng thời lôi kéo người Di ở đất Hoài hưởng ứng. Chu Công Đán nhân danh Chu Thành Vương sai Thiệu Khang Công đi sứ tới nước Tề, giao toàn quyền cho ông chinh phạt các nơi không thần phục: phía đông đến biển, phía tây đến sông Hoàng Hà, phía nam đến Mục Lăng, phía bắc đến Vô Lệ.
Tề Thái công theo lệnh, mang quân chinh phạt các nơi. Trong khi đó Chu Công Đán cũng ra quân dẹp lực lượng của Vũ Canh. Sau 3 năm, nhà Chu dẹp được loạn. Tề Thái công cũng mở rộng cương thổ, nước Tề trở thành nước lớn.
Sau này không rõ Tề Thái công mất năm nào. Sử ký chỉ ghi ông thọ hơn 100 tuổi. Tính từ khi gặp Cơ Xương năm 80 tuổi tới khi qua đời, Khương Tử Nha hoạt động trong khoảng hơn 20 năm cuối thời nhà Thương, đầu thời nhà Chu. Tính riêng từ khi ông phục vụ dưới quyền Chu Vũ Vương [1134 TCN] đến khi nhà Chu dẹp xong loạn Vũ Canh [1113 TCN] là 21 năm, khi tham gia dẹp loạn thì Khương Tử Nha đã ngoài 100 tuổi.
Con ông là Khương [Lã] Cấp lên nối ngôi, tức là Tề Đinh công
Dân gian lưu truyền những câu truyện thần thoại, truyền thuyết vô cùng huyền bí về Khương Tử Nha. Thậm chí còn có cả một bộ sách truyền thuyết Phong thần diễn nghĩa nói xoay quanh Khương Tử Nha và cuộc chiến Chu - Thương.
Bấy giờ, Cơ Xương nuôi chí lật đổ nhà Thương, đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài. Một hôm, lên núi Bàn Khê thấy Khương Tử Nha ngồi câu cá với một lưỡi câu thẳng. Thấy lạ, Cơ Xương mới hỏi: "ông lão, sao câu cá bằng lưỡi câu thẳng thế thì câu sao được?". Khương Tử Nha mới trả lời: "Lưỡi câu bình thường chỉ câu được cá, lưỡi câu này mới câu được minh chủ." [Một truyền thuyết khác nói rằng có người tiều phu hỏi ông sao câu được cá với lưỡi câu thẳng, ông trả lời rằng ông không câu cá mà câu Công, câu Hầu]. Thấy vậy Cơ Xương mới đem những chuyện thế cuộc ra hỏi, quả nhiên Khương Tử Nha trả lời thông suốt cho thấy những kiến giải siêu phàm thế là từ đó Khương Tử Nha theo phò Cơ Xương. Lúc bấy giờ ông đã 60 tuổi.
Trong cuộc chiến Chu - Thương, nhà Chu còn có sự trợ giúp của các tướng nhà trời khác như: Nhị Lang Thần, cha con Tháp Lí Thiên Vương - Na Tra thái tử... Trong khi đó phía nhà Thương cũng được sự trợ giúp của Cửu Vĩ Hồ, Thân Công Báo...
Cũng theo truyền thuyết này, Khương Tử Nha là một người có pháp thuật cao siêu.
Cuộc chiến là một câu chuyện truyền thuyết về những cuộc so tài phép thuật và mưu lược sinh động, hấp dẫn mà các nhân vật trong đó còn ảnh hưởng tới cả các truyền thuyết khác.

Video liên quan

Chủ Đề