Chủ nghĩa siêu hình là gì

Triết lý siêu hình

William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịch

09:52 SA @ Thứ Bảy - 22 Tháng Tám, 2009

Mục lục

1. Giới thiệu.
2. Siêu hình học- tiền Descartes
3. Siêu hình học hiện đại -hậu Descartes
4. Nhị nguyên siêu hình luận của René Descartes
5. Tâm vật nhất nguyên luận của Benedict Spinoza
6. Thuyết phiếm hồn của Gottfried Wilhelm Leibniz
7. Chủ nghĩa kinh nghiệm của John Locke.
8. Chủ nghĩa Duy Tâm của George Berkeley
9. Chủ nghĩa hoài nghi của David Hume
10. Chủ nghĩa Duy Tâm Phê Phán của Immanuel Kant
11. Chủ nghĩa Duy Tâm Tuyệt Đối của Georg Wilhelm Friedrich Hegel
12. Chủ nghĩa Duy Tâm y Chí Bi Quan của Arthur Schopenhauer

1. Giới thiệu

Thuật ngữ siêu hình học [metaphysics] vốn xuất phát từ cụm từ Hy Lạp "meta ta Phusika" [hàm nghĩa phía sau, hay vượt ra khỏi, giới vật chất tự nhiên]. Siêu hình học là bộ môn nghiên cứu Thực Tại Tối Hậu, về những gì vượt lên trên hiện tượng vật chất.

Đối với giới triết gia, những gì mà các giác quan có thể cảm nhận được đều là "hiện tượng" [phenomenal]. Trên cơ sở đó, họ phân định sự khác biệt giữa "sự hiện hữu mang tính hiện tượng" [phenomenal existence] và sự thực hữu tối hậu, hay "thực tại siêu hình" [metaphysical reality].

Thí dụ: Một lượng nước trong cốc chỉ thể hiện hình thái lỏng, ẩm ướt và không mầu; nhưng thực chất, nó bao gồm những phân tử H2O. Không có khả năng cảm nhận được 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen trong phân tử nước, các giác quan chỉ có thể nắm bắt được sự tồn tại mang tính hiện tượng của loại vật chất ấy.

Bên cạnh đó, siêu hình học cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa thực tại và hiện tượng nỗ lực miêu tả bản chất của vũ trụ.1

- Xuất xứ:Theo quan niệm tryền thống, thuật ngữ metaphysicschỉ đơn thuần ghi nhận thứ tự sắp xếp các bộ sách trong thư viện của Aristotle. Do các bộ sách đề cập đến các lãnh vực siêu hình được xếp phía sau các bộ sách vật lý [physics], chúng được biết đến với biệt ngữ meta physics [phía sau vật lý]. Giả thuyết này được Andronicus đưa ra. Tác giả này là người đã biên tập và hệ thống hoá các tác phẩm của Aristotle, đồng thời mang đến cho chúng ta thuật ngữ "metaphysics".

Trong số các tác phẩm của Aristotle, quyển "Triết học đầu tiên" [First philosophy] đề cập đến sự tồn tại của Thượng Đế, bản chất của thực tại và nguyên lý nhân quả, v.v....Vượt ra khỏi khuôn khổ vật chất và hiện tượng giới, một số tác phẩm xem xét, giới thiệu những suy tưởng và chiêm nghiệm về Thực Tại Tối Hậu - đối tượng nghiên cứu của bộ môn siêu hình học.

- Phân loại: Christian Wolff, vị học giả Đức đã từng hệ thống hoá triết lý của G. W. Leibniz, phân loại siêu hình học ra làm 4 nhánh chính:

1. Bản thể học [Ontology]: Chuyên nghiên cứu Thực Tại Tối Hậu.
2. Vũ trụ học [Cosmology]: Chuyên nghiên cứu trật tự tối hậu của vũ trụ.
3. Tâm lý học [Psychology]: Chuyên nghiên cứu bản chất và sự tồn tại của Thượng Đế trong khuôn khổ các sự kiện tự nhiên và kinh nghiệm lý lẽ.
4. Tri thức học [Epistemology], bộ môn nghiên cứu khả năng thu thập kiến thức của con người, cũng được một số triết gia vĩ đại xem là một phân môn của siêu hình học, George Hegel đã từng đồng hoá tri thức học với luận lý học, xem sự thật là điều hợp lý và ngược lại.

John Stuart Mill đã nhận định siêu hình học như "một bộ phận của lãnh vực triết lý tinh thần, cố gắng xác định xem chức năng thần kinh nào thuộc về nguồn gốc tâm linh, chức năng nào được hình thành từ vật chất và ngoại cảnh."

Với Immanuel Kant, siêu hình học là những gì vượt khỏi kinh nghiệm tri thức của con người. Thượng Đế, linh hồn, sự bất tử,v.v...là những lãnh địa bất khả tri, con người chỉ có thể thu được kiến thức trọn vẹn về thế giới hiện tượng. Qua đó, Kant đã mở đường cho sự ra đời của Hiện Tượng Luận [Phenomenalism] và Thực Chứng Luận [Positivism].

Schopenhauer kết hợp kinh nghiệm với siêu hình học, nhấn mạnh vai trò của sự phân tích các sự kiện kinh nghiệm và thực chứng.

Là những người xem mọi cuộc thảo luận về Thực Tại Tối Hậu là nỗ lực vô nghĩa, các triết gia thực dụng rất đồng tình với nhận xét của William Jame về siêu hình học: "Giống như mọi chú mèo đều xám màu trong bóng đêm, mọi lý lẽ đều mờ mịt đi dưới quan điểm phê phán siêu hình."

Xét về mặt lịch sử, Renes Descartes được xem là cha đẻ của triết học và siêu hình học hiện đại. Vì thế, siêu hình học còn được phân ra làm hai nhánh: Tiền Descartes [Pre-Cartesian] với công trình nghiên cứu của các triết gia Hy Lạp cổ đại, và Hậu Descartes [Post-Cartesian] hay còn được gọi là siêu hình học hiện đại.

2. Siêu hình học tiền Derscarte

Theo truyền thống văn hoá Tây Âu, siêu hình học tiền Descates được xem là bắt nguồn từ các nhà vật lý cổ đại tại Ionia2[giai đoạn 600-528 trước Công Nguyên], bao gồm bộ ba hiền triết của thành Miletus [Tiểu Á], sống trước thời Socrates: Thales3[624-546 trước CN] và Anaximander [610-546 trước CN] và Anaximenes[585-528 trước CN].

a] Ý tưởng của các bậc hiền triết thành Miletus [the Milesian Philosophers]

Các bậc hiền triết thành Miletus quan tâm đến thực tại và vật chất của vũ trụ, chất liệu đã hình thành nên thế giới. Nói cách khác, họ cho rằng vật chất là thực tại tối hậu [chân xác về mặt bản thể]. Bởi vì các bậc hiền triết ấy là những nhà tiên phong trong lãnh vực khoa học và triết học, ý tưởng và ngôn ngữ diễn đạt của họ được xem là có giá trị nguyên thuỷ.

- Democritus7 của thành Abdera là triết gia nổi tiếng nhất của trường phái Đa Nguyên Luận. Là người phát triển thuyết nguyên tử, cha đẻ của chủ nghĩa Duy Vật [Materialism] ông góp phần hình thành nên nguyên lý bảo toàn năng lượng [the Conservation of Energy] của vật lý học hiện đại. Ông nhận định rằng không có gì được hình thành hoặc tiêu biến đi một cách tuyệt đối, bởi lẽ mọi vật được cấu thành từ các nguyên tử bất hoại, các nguyên tử này chỉ thay đổi và tái lập trật tự, cách sắp của chúng mà thôi.

Democritus cũng cho rằng các nguyên tử có tính vĩnh hằng, nguyên thuỷ và liên tục biến dịch; do đó, biến dịch cũng có tính vĩnh hằng. Theo quan điểm của ông, thế giới không chỉ là tập hợp của những thuyết nguyên tử hỗn độn, nó được thống trị bởi các quy luật mang tính cơ chế.

d] Các triết gia cùng thời khác

- Phythagoras của đảo Samos8 đã phát triển một quan điểm triết học dựa trên cơ sở khái niệm số học, nhận được sự đồng tình của nhiều triết gia khác, đặc biệt là Philolaus của Thebes [sống cùng thời với Socrates]. Ông đã kết hợp ý tưởng về số học với các thuộc tính của thực tại tối hậu và siêu hình như: thường hằng, bất dịch, bất hoại, phổ quát, v.v..., những thuộc tính này không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay sự biến đổi. Theo quan điểm của Pythagoras, bản chất của thế giới có thể được tìm thấy trong các quy luật toán học, các quy luật mang đến cấu trúc và hình dạng cho các vật thể hữu hình. Ông cho rằng vật chất phải bao hàm những dạng thức toán học, rằng thế giới phải được xem như một tập thể tập hợp các con số. Vì thế, các giá trị tối thượng trong vũ trụ phải bất biến và thường hằng, bởi lẽ mọi thực thể tồn tại trong vũ trụ đều được thống trị bởi các định lý toán học.

- Protagoras của Thành Abdera, triết gia nguỵ biện nổi tiếng vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước CN, đưa ra lý thuyết lĩnh hội tri thức học [Perception Theory of Epistemology], gói gọn đời sống tinh thần của cá nhân trong khuôn khổ nhận thức. Quan điểm duy cảm [sensualism] thể hiện qua câu châm ngôn của ông: "Con người là thước đo của mọi sự." Đối với Protagoras, kiến thức, thực tại và chân lý chỉ có giá trị khách quan, bởi chúng chỉ là tư kiến chủ quan của con người, không hề có sự kiện khách quan, chẳng hề có chân lý tuyệt đối cho tất cả mọi người. Điều gì có vẻ đúng với tôi chỉ đúng với tôi, điều gì có vẻ đúng với anh chỉ đúng với anh. Bởi vị tính khách quan không thể thành lập được, con người cần phải bằng lòng với tư kiến và chân lý chủ quan.

- Gorgis [mất năm 380 trướcCN] phát triển ý tưởng của Protagoras thành Chủ nghĩa Hư Vô, cho rằng không có thực tại tối hậu hay siêu hình nào cả. Theo Gorgias, ngoài nhận thức của con người, không hề có một thực thể chân xác nào khác.

e] Quan điểm của Plato

Phần nào dựa trên ý tưởng của Democritus, Plato đã phát triển nên một ngành siêu hình học mới, căn cứ vào hai nhánh tri thức học khác nhau, mỗi nhánh bao hàm một học thuyết siêu hình riêng. Theo Plato, nhận thức của con người chỉ có thể nắm bắt được thực tại tương đối và phiến diện [hiện tượng thoáng qua]. Trong khi đó, lý trí của con người có khả năng khai phá các quy luật tự nhiên hay thực tại tuyệt đối, thường hằng, đồng nhất và phổ quát. Những dữ kiện về hiện tượng giới là đối tượng tri giác của con người [qua giác quan]; những nguyên lý về thực tại tuyệt đối phải được suy tưởng và chiêm nghiệm. Các đối tượng cảm quan tồn tại trong thế giới suy tưởng siêu hình.

Thế giới thực tại siêu hình là lãnh vực tri thức trọng tâm trong Thuyết Ý Niệm của Plato [Plato's Doctrine of Ideas]. Học thuyết ấy bao gồm các nguyên lý và bản thể của thực tại tối hậu, của chân lý tuyệt đối, của đạo lý trong vũ trụ. Đó là những ý tưởng siêu hình, bởi lẽ thực tại tối hậu vốn vượt lên trên thế giới vật chất và hiện tượng, chỉ hiển hiện trong thế giới tâm tưởng và nhận thức. Giống như các nguyên lý toán học nhưng lại không có nội dung cụ thể, thực tại tối hậu không có tướng trạng; vì thế con người chỉ có thể chiêm nghiệm về nó để lý hội. Với quan điểm ấy, Thuyết Ý Niệm của Plato ngụ ý rằng thế giới thực tại được cấu thành từ tinh thần, từ các yêu sách của yếu tố phi vật chất và vô hình tướng. Đó là học thuyết cốt lõi của Chủ nghĩa Duy Tâm theo trường phái Plato [Platonic Idealism].

f] Quan điểm của Aristotle

Aristotle đã cố gắng giải quyết vấn đề đồng nhất và biến dịch, vấn đề trọng tâm nẩy sinh từ ý tưởng của Plato về hai thế giới tương hỗ [hiện tượng giới và siêu hình giới]. Ông đi đến kết luận về một tiến trình nhận thức, nối kết vô số biến trạng của hiện tượng giới với thực tại thống nhất và vĩnh hằng của thế giới ý niệm siêu hình.

Descartes cho rằng yếu tính của vật chất là chiếm hữu không gian, trong khi bản chất tâm linh và siêu hình là thuộc tính riêng biệt của tinh thần. Xét theo phương diện thực tại tối hậu, tinh thần là yếu tố có tính quyết định.

Theo Descartes, sự thực hữu của linh hồn có thể được chứng minh một cách tuyệt đối chắc chắn, dựa trên cơ sở lập luận cho rằng nó tồn tại vượt lên trên mọi hoài nghi. Tính xác thực của linh hồn [đối với Descartes, linh hồn cũng đồng nghĩa với tinh thần] gắn liền với sự kiện là, trong khi nỗ lực phản bác sự tồn tại của linh hồn, người ta tìm thấy chứng cớ biện minh cho sự hiện hữu của nó. Mẩu đối thoại dưới đây minh hoạ cho lập luận ấy:

"Tôi hoài nghi về sự tồn tại của mình "
"Nhưng nếu tôi không tồn tại, ai đang nuôi dưỡng và thể hiện mối hoài nghi ấy?"
"Chí ít, chủ thể đang hoài nghi phải tồn tại."
"Bởi lẽ tôi đang nuôi dưỡng và thể hiện mối hoài nghi ấy, vì thế tôi - chủ thể hoài nghi, phải tồn tại. Tôi không thể hoài nghi sự tồn tại của chính mình."

Nhận định cuối cùng của trường phái Descartes về lập luận nói trên là: "Tôi hoài nghi, vì thế tôi tồn tại" [Cogito, Ergo sum.]

Chính phương pháp ấy, cách lý luận không phụ thuộc vào bất kỳ sự kiện hay kinh nghiệm nào, đã dẫn Descartes đến kết luận rằng tri thức tiềm ẩn trong mỗi cá nhân ngay từ khi mới sinh ra, rằng tri thức là các ý tưởng hay nhận thức nội tại. Ông còn tiến xa hơn khi nhận định rằng, không chỉ có tri thức về các quy tắc toán học hay luận lý, các ý tưởng về Thượng Đế và linh hồn cũng là bẩm sinh. Theo lập luận của ông, bởi lẽ tư tưởng vận hành không cần đến sự hỗ trợ của kinh nghiệm hay sự kiện thực tế, chủ thể tinh thần [hay linh hồn] của hoạt động tư duy ấy phải có tính nội tại. Tương tự, ý tưởng về Thượng Đế cũng là thiên bẩm, bởi lẽ nó không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Các chức năng lập luận tư duy cũng thế.

Thí dụ: Quy tắc mâu thuẫn là tri thức nội tại. Không ai chấp nhận một tiền đề mâu thuẫn cả. Không ai thừa nhận một sự vật đồng thời và toàn trắng lại toàn đen, hoặc vừa chết lại vừa sống, hay vừa hiện diện vừa vắng mặt. Lý trí của con người mặc nhiên ấn định rằng chỉ có thể chấp nhận một trong hai khả năng của các tiền đề mâu thuẫn ấy. Vì thế, quy tắc mâu thuẫn là tri thức nội tại, không cần đến sự hỗi trợ của kinh nghiệm thực tế.

Descartes nhận định rằng chân lý xuất phát từ lý lẽ, bao gồm ý tưởng rõ ràng và tư duy luận lý, thể hiện sự liên kết mạch lạc cần thiết giữa các khái niệm.

Thí dụ: Các mối quan hệ toán học như 2+2=4. Mối quan hệ gắn kết trong hình thức tam đoạn luận [ syllotistic như:"nếu mọi cư dân của thành phố Boston đều là công dân Hoa Kỳ, và nếu John Doe là một cư dân của Boston, tất yếu John Doe phải là một công dân Hoa Kỳ."]

Descartes đã vận dụng phương pháp luận này để chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế, của linh hồn và của tri thức nội tại.

5. Tâm Vật Nhất Nguyên Luận của Benedict Spinoza

Triết gia Phiếm Thần Benedict Spinoza [1632-1677] đồng hoá Thượng Đế với Bản Chất Tối Hậu của vũ trụ. Ông cho rằng Thượng Đế và Bản Chất là một, rằng hai thuật ngữ ấy có thể sử dụng thay đổi qua lại cho nhau. Quan điểm này được biết đến với cái tên [Nhất Nguyên Siêu Hình luận " [Metaphysial Monism]. Thượng Đế là vô hạn, Ngài sở hữu vô số thuộc tính có khả năng biến thiên vô cùng tận.

Trong số các thuộc tính ấy, con người chỉ biết đến hai yếu tố: tinh thần và vật chất. Bởi vì chúng đều là thuộc tính của một bản chất, bất kỳ biến động nào có liên quan đến Bản Chất đều ảnh hưởng đến cả hai yếu tố ấy. "Trật tự và sự nối kết của các ý tưởng cũng chẳng khác gì trật tự và sự nối kết của vật chất." Khi tinh thần bị tác động, vật chất cũng chị ảnh hưởng tương ứng, và ngược lại. Tin tưởng rằng tinh thần và vật chất là hai khía cạnh khác của cùng một Bản Chất, Spinoza đã đề ra một học thuyết được gọi là "Thuyết Tâm Vật Song Lập" [Psychophysical Paralleism].

Ngôn chí của trường phái Spinoza là "dưới khía cạnh vĩnh hằng" [sub specie aiterni], xuất phát quan điểm phiếm thần của ông, từ niềm tin rằng mọi thực tại đều là Thượng Đế và Thượng Đế là Thực Tại tổng thể. Theo quan niệm ấy, thế giới thực tại phải là một hệ thống gắn kết chặt chẽ, mỗi bộ phận đều có một vị trí đặc biệt thích hợp trong tổng thể. Trong một hệ thống như vậy, sự tồn tại của Thượng Đế triệt tiêu sự hiện hữu của cái Ác; cái Ác bị gói gọn trong khuôn khổ Vô Minh.

Thực tế, Spinoza cho rằng Vô Minh phản ánh sự bất lực về mặt nhận thức sự vật theo đúng vị trí của nó, vị trí "dưới khía cạnh vĩnh hằng". Hơn nữa, giá trị tương đối với Thực Tại vĩnh hằng. Mỗi đối tượng trong vũ trụ đều có vị trí thích hợp của nó, đều có mối quan hệ nhất định đối với Thượng Đế; "Lẽ phải tối thượng của tinh thần là trị thức về Thượng Đế; đức hạnh tối thượng cuả tinh thần là sự hiểu biết về Ngài.” Mọi vật đêu thực hữu trong lòng Thượng Đế, mọi vật đều có mối quan hệ xác đáng với Thượng Đế.

Với những tư tưởng như thế, Spinoza đã được triết gia Novalis tôn xưng là "Triết gia si mê Thượng Đế."

6. Thuyết Phiếm Hồn của Gottfried Wilhelm Leibniz

Gottfied W. Leibniz [ 1644-1716] được biết đến như là một triết gia Đa Nguyên Siêu Hình luận [metaogphysial Pluralist], bởi lẽ ông nhận định rằng bản chất tối hậu của thế giới bao gồm vô số thực thể giống như nguyên tử. Ông gọi các thực thể ấy là những Đơn Tử [monads]. Mỗi đơn tử đều năng động, khác biệt nhau về mặt bản chất, độc lập với nhau và không hề có mối tương tác thực sự với nhau. Mỗi Đơn Tử vận hành theo bản chất riêng nhưng có khả năng "phản chiếu các Đơn Tử khác" Vì thế, khi một Đơn Tử vận hành, nó không tạo ra một mối tương tác thực sự mà chỉ là một mối tương tác ngoại quan [hiện tượng].

Leibniz quy kết mối tương tác ngoại quan ấy là đặc tính của Sự Hoà Hợp Tiên Định [Preestablished Harmony], cơ chế hay bản chất mà Thượng Đế phú cho mỗi Đơn Tử.
Thí dụ: Hai nguyên tử hydrogen tương tác với một nguyên tử oxygen, tạo thành một phân tử nước. Theo thuyết Hoà Hợp Tiền Định của Leibniz, đó không phải là mối tương tác thực sự. Các nguyên tử hydrrogen không hề nhận thức được sự hiện hữu và tác động của các nguyên tử oxygen, và ngược lại. Chỉ vì vận hành theo bản chất thiên định, hai dạng nguyên tố này nối kết với nhau theo một tỷ lệ nhất định và tạo ra các phân tử H2O. Đó là kết quả của sự Hoà Hợp Tiên Định, thể hiện dưới hình thức tương tác mang tính hiện tượng ngoại quan.

Cũng bằng cách lập luận ấy, Leibniz giải quyết vấn đề về mối quan hệ tinh thần và thể xác trên nền tảng của Thuyết Hoà Hợp Tiên Định. Những Đơn Tử tinh thần và Đơn Tử thể xác vận hành theo bản chất thiên phú của chúng, tạo nên một mối quan hệ thống nhất mang tính hình thái tương tác ngoại quan.

Cho rằng mọi thực thể đều bao gồm các Đơn Tử, Leibniz cũng quy kết cho các Đơn Tử một đời sống tinh thần, bao gồm cung cách ứng xử có phần kém hiệu quả hơn so với hình thức các mức năng lượng trong nguyên tử mà giới vật lý gia hiện đại đề ra. Đối với Leibniz, vật chất không thụ động và sinh khí. Theo quan điểm này, mọi thực tại [chân xác về mặt bản thể] đều bao gồm những sinh thể. Chính vì thế, Leibniz xứng đáng được xem là triết gia thuộc Thuyết Phiếm Hồn [Panysychism], học thuyết cho rằng mọi vật thể đều có một tinh thần hay linh hồn cố hữu.

Video liên quan

Chủ Đề