Chủ ngữ la gì lớp 5

Chủ ngữ là một trong các thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, kể tên sự vật, hiện tượng,... Và thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Còn gì? Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường hợp cụ thể, thì động từ và tính từ, hoặc cụm động từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trường hợp đảo ngữ thì vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi.

Ví dụ: 

- Tôi đang làm việc (Từ "tôi" là chủ ngữ)

- Ngọc đang đi học ( Từ "Ngọc" là chủ ngữ)

- Lao động là vinh quang (Từ "lao động" vốn là một động từ, nhưng trong trường hợp này thì "lao động"đóng vai trò là chủ ngữ của câu)

- Đĩa nhạc bạn tặng tôi rất hay ( trong câu này, "đĩa nhạc bạn tặng tôi" là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ vị).

 

2. Vị ngữ là gì?

Vị ngữ cũng giống như chủ ngữ, là một thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Đây là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... của con người, sự vật, tượng được nêu trong câu. Vị ngữ là bộ phận chính có thể được kết hợp cùng với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Là gì? Làm gì? Như thế nào? Vị ngữ thường là một động từ hoặc một cụm động từ, là tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong một câu có thể có một hay nhiều vị ngữ. Thông thường trong một câu vị ngữ đứng sau chủ ngữ. Tuy nhiên trong trường hợp đảo ngữ thì vị trí của vị ngữ có thể thay đổi.

Ví dụ: 

- Con cún con đang ngủ ("đang ngủ" là vị ngữ)

- Chiếc ghế này gỗ còn tốt lắm! ("Gỗ còn tốt lắm" là vị ngữ và là một cụm chủ vị).

 

3. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu được sử dụng với mục đích bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường trả lời cho các câu hỏi sau: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Thông thường giữa trạng ngữ và các thành phần chính của câu thường được ngăn cách bằng dấu phẩy (khi viết), hoặc ngắt quãng (khi nói). Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm chủ vị. Thông thường trạng ngữ thường được đứng ở vị trí đầu câu và sẽ được ngăn cách với thành phần chính qua dấu phẩy. Trong trường hợp trạng ngữ đứng ở cuối câu thì trạng ngữ thường có từ nối.

Các loại trạng ngữ: 

- Trạng ngữ chỉ thời gian

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

-Trạng ngữ chỉ mục đích

- Trạng ngữ chỉ phương tiện

Ví dụ: 

- Trước cổng trường, từng tốp em nhỏ xíu tít ra về. Trong câu này, "trước cổng trường" là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

 

4. Luyện tập xác định các thành phần chính trong câu

Bài 1: Xác định thành phần chính của các câu sau

a. Mẹ em là giáo viên

b. Hoa phượng cũng là hoa học trò

c. Đây là bạn An

d. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đó là khi chợ náo nhiệt nhất. 

Gợi ý trả lời:

a. Chủ ngữ trong câu là: "mẹ em" trả lời cho câu hỏi: ai là giáo viên?

Vị ngữ trong câu là: "là giáo viên" trả lời cho câu hỏi: mẹ em là gì?

b. Chủ ngữ trong câu là: "hoa phượng", trả lời cho câu hỏi: Hoa gì là hoa học trò?

Vị ngữ trong câu là: "cũng là hoa học trò", trả lời cho câu hỏi: hoa phượng là gì?

c. Chủ ngữ trong câu là: "Đây", trả lời cho câu hỏi: ai là bạn An?

Vị ngữ trong câu là: "là bạn An", trả lời cho câu hỏi: đây là ai?

d. Chủ ngữ trong câu là: "Đó". 

Vị ngữ trong câu là: "là khi chợ náo nhiệt nhất", trả lời cho câu hỏi: đó là gì?

Bài 2: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau

a. Em bé cười

b. Mấy chú dế sắc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ

c. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu

Bài 3: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau

a. Mái tóc của mẹ em rất đẹp

b. Tiếng sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền

c. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. 

Bài 4: Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết tên các loại trạng ngữ

a. Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm ngoại

b. Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về

c. Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả

d. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

e. Với giọng nói từ tốn, bà kể cho em nghe về tuổi thơ của bà.

Gợi ý trả lời: 

a. Trạng ngữ trong câu là: Thỉnh thoảng. Đây là loại trạng ngữ chỉ thời gian

b. Trạng ngữ trong câu là: trước cổng trường. Đây là loại trạng ngữ chỉ nơi chốn

c. Trạng ngữ trong câu là: vì muốn mẹ đỡ vất vả. Đây là loại trạng ngữ chỉ nguyên nhân

d. Trạng ngữ trong câu là: để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đây là loại trạng ngữ chỉ mục đích

e. Trạng ngữ trong câu là: với giọng nói từ tốn. Đây là loại trạng ngữ chỉ phương tiện

Bài 5. Xác định thành phần chính và thành phần phụ trong các câu sau: 

a. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi càng thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, còn rõ nét

c. Bến đảo Cô Tô, một hòn ngọc ngày mai của tổ quốc đang chờ đợi chúng ta, thúc giục chúng ta. 

d. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biệt đội sang màu xanh lục

e. Trong đêm tối mịt mùng, x trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má chở thương binh lặng lẽ trôi.

f. Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.

g. Khoảng gần khuya, trên các chỏm rừng, gió Tây Nam quấn mây xám cả về một góc, rồi thổi dạt đi.

h. An và Liên ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và các con vịt theo sau ông Thần Nông.

Bài 6: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: 

a. Trong năm học tới đây, các em sẽ cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và đối xử tốt với bạn bè. 

b. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

c. Trên cái đất phập phều và nắng gió, cây đứng lẻ khó mà chống nổi những cơn thịnh nộ của trời. 

d. Lặng lẽ tới gần xem thực hư thế nào, cụ khẽ e hèm để anh khỏi giật mình.

e. Dưới ánh nắng, giọt sữa gần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng trĩu cái chất trong sạch của trời.

f. Chiếc lá thoáng chòng chành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến các thành phần chính và thành phần phụ trong câu cũng như cách để xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn!

Nghĩa chủ ngữ là gì?

Chủ ngữ là một trong các thành phần chính của câu, thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, kể tên sự vật, hiện tượng,... Và thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái ?

Chủ ngữ gồm những gì?

Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

Trạng ngữ là gì lớp 5?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính của câu. Nó được dùng để xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn,…. của sự việc được nêu trong câu.

Trước chủ ngữ là gì?

1. Subject (chủ ngữ): Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase – một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ).