Chữa thức ăn đi nhanh qua hệ tiêu hóa

Cách trị ăn không tiêu là câu hỏi chung của hầu như mọi người vì dù đối tượng nào, thuộc nhóm độ tuổi nào cũng từng bị chứng ăn không tiêu ít nhất một lần trong đời. Ăn không tiêu có thể do những rối loạn bất thường trong hệ tiêu hóa và sử dụng thực phẩm cũng như thói quen ăn uống không phù hợp. Do vậy, cách trị ăn không tiêu tối ưu nhất chính là có một chế độ ăn phù hợp cũng như lối sống lành mạnh khoa học, có thể kết hợp thêm một số thuốc hỗ trợ vận chuyển đường tiêu hóa. Đồng thời cải thiện và duy trì chức năng của hệ tiêu hóa để phòng ngừa ăn không tiêu.

Ăn không tiêu có phải là bệnh?

Ăn không tiêu hay còn gọi là chứng khó tiêu [dyspepsia] là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý và có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Tình trạng này có thể gặp ở khoảng 20% dân số trên thế giới. Phần lớn người có chứng khó tiêu không cần đến bác sĩ để thăm khám. Mặc dù, chứng khó tiêu không ảnh hưởng tới tuổi thọ, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống và chi phí y tế.

Nguyên nhân của chứng khó tiêu

Khoảng 20 – 25 % bệnh nhân mắc chứng khó tiêu có nguyên nhân thực thể, trong khi đó, 75 – 80% bệnh nhân là khó tiêu chức năng. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó tiêu:

  • Loét dạ dày tá tràng
  • Viêm dạ dày do Helicobacter pylori
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD]
  • Đau do mật
  • Các bệnh ung thư như ung thư thực quản, dạ dày, …
  • Liệt dạ dày
  • Viêm tụy cấp
  • Một số thuốc như thuốc chống viêm không steroid [NSAID], …
  • Các bệnh lý thâm nhiễm dạ dày [Bệnh Crohn, bệnh Sarcoidosis]
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Viêm ruột do thiếu máu, hội chứng kìm động mạch
  • Bệnh hệ thống

Hướng dẫn cách trị ăn không tiêu ngay tại nhà

Cách trị ăn không tiêu tại nhà tập trung vào việc cải thiện và ổn định chức năng của hệ tiêu hóa bằng thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cách trị ăn không tiêu này thường được áp dụng cho những trường hợp nhẹ, người bệnh không có triệu chứng nghiêm trọng, các cơn đau cường độ cao kéo dài.

Người bệnh ăn không tiêu cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm hỗ trợ đường ruột để thúc đẩy quá trình tiêu hóa được diễn ra ổn định hơn.

Những cách chữa ăn không tiêu tại nhà bằng thực phẩm gồm:

  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và làm giảm nồng độ acid dạ dày
  • Uống nước chanh pha với mật ong để hỗ trợ tiêu hóa
  • Bổ sung trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để kích thích quá trình tiêu hóa
  • Hạn chế các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ và các loại gia vị cay nóng
  • Hạn chế hoặc tránh không hút thuốc, uống rượu bia trong thời gian bị ăn không tiêu

Thăm khám bác sĩ

Người bệnh ăn không tiêu cần đến thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu suy giảm.

Bởi vì ăn không tiêu có thể có nguyên nhân từ những rối loạn tiêu hóa như liệt dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,… Vì thế, nếu người bệnh đã thực hiện những cách điều trị ăn không tiêu tại nhà nhưng không có tiến triển tích cực thì cần đi khám với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán bệnh và nhận phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

1. Với bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên

Cần nội soi dạ dày để đánh giá tình trạng khó tiêu. Trong quá trình nội soi có thể làm test nhanh Urease để tìm H.pylori. Nếu có nhiễm H.pylori, người bệnh được chỉ định điều trị diệt H.pylori. Nếu người bệnh có kết quả nội soi dạ dày và các xét nghiệm thường quy bình thường, có thể kết luận người đó có chứng khó tiêu chức năng.

2. Với bệnh nhân dưới 60 tuổi

Các bệnh nhân có chứng khó tiêu dưới 60 tuổi cần được tìm và diệt H.pylori. Nếu người bệnh có chứng khó tiêu mà H.pylori âm tính hoặc vẫn còn triệu chứng khó tiêu sau khi đã tiệt trừ H.pylori thì nên được điều trị bằng thuốc PPI. Sau 8 tuần điều trị PPI, nếu triệu chứng của bệnh nhân không cải thiện, có thể bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng. Ở độ tuổi này nên nội soi dạ dày khi có một trong những dấu hiệu sau:

  • Giảm cân rõ rệt [>5% trong lượng cơ thể trong 6-12 tháng]
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Có 1 hoặc hơn các dấu hiệu cảnh báo:
  • Giảm cân bất thường
  • Khó nuốt
  • Nuốt đau
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Nôn kéo dài
  • Sờ thấy khối hoặc hạch
  • Tiền sử gia đình có ung thư đường tiêu hóa trên
  • Có dấu hiệu cảnh báo tiến triển nhanh
  • Ở các bệnh nhân này, cần nội soi sớm [trong vòng 2 – 4 tuần]

Phòng ngừa ăn không tiêu

1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học là chìa khóa xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh tối ưu các bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm ăn không tiêu.[1]

Một chế độ dinh dưỡng khoa học là chế độ dinh dưỡng có sự tham gia của đầy các nhóm chất đa lượng tinh bột, chất béo tốt và đạm. Bên cạnh đó, việc bổ sung các chất vi lượng như vitamin và khoáng chất vào trong mỗi bữa ăn cũng giúp nâng cao chất lượng dinh dưỡng, làm khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Hơn nữa, việc bổ sung nhiều chất xơ cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện và ổn định hệ tiêu hóa, đặc biệt là phòng ngừa tình trạng ăn không tiêu. Chất xơ có khả năng điều hòa vệ vi khuẩn đường ruột, đồng thời hỗ trợ cho các vi khuẩn có lợi phát triển, bảo vệ hệ tiêu hóa một cách tối ưu. Do vậy, tăng lượng chất xơ trong cơ thể là một điều cần thiết nếu bạn muốn phòng tránh tình trạng ăn không tiêu.

2. Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Những thói quen sinh hoạt lành sẽ giúp cơ thể được bảo vệ một cách toàn diện, bao gồm hệ tiêu hóa. Nên tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng. Kết hợp với việc ăn uống điều độ, giữ sạch sẽ cho môi trường sống và chế độ ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp bạn xây dựng được một sức khỏe tốt, hạn chế tối đa rủi ro bị mắc bệnh.

Để duy trì hệ tiêu hóa tốt, cũng như là cách điều trị ăn không tiêu chủ động, bạn có thể tham khảo một số thói quen ăn uống có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Những thói quen đó gồm:

  • Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no
  • Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Nên ăn các thực phẩm chế biến tại nhà
  • Không sử dụng quá nhiều nước có gas
  • Không hoặc hạn chế tối đa hút thuốc, lạm dụng rượu bia
  • Hạn chế ăn quá no ngay trước giờ đi ngủ
  • Hạn chế ăn các thực phẩm quá cay nóng, các thực phẩm có nhiều dầu mỡ
  • Tránh vận động mạnh đi vừa ăn no xong

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa [BVĐK Tâm Anh TP.HCM] và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy [BVĐK Tâm Anh Hà Nội] là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng [gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…]. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Ăn không tiêu không phải là một bệnh cụ thể mà là một triệu chứng thường gặp trong hầu hết các bệnh rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là liệt dạ dày. Bệnh là tình trạng thức ăn ứ đọng trong dạ dày, không được tiêu hóa và chuyển xuống ruột non. Từ đó gây nên tình trạng chướng bụng đầy hơi, có kèm theo cơn đau, căng tức tại vùng bụng. Đây không phải là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, có thể tự điều trị ăn không tiêu tại nhà bằng cách uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm hỗ trợ đường tiêu hóa, hoặc dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng được khuyến khích theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa trường hợp ăn không tiêu là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh tiêu hóa khác.

Làm sao để tiêu thức ăn nhanh?

5 cách tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn.

Tăng lượng chất xơ Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột; thường có trong thực vật như rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt... ... .

Uống nhiều nước. ... .

Tập thể dục nhiều hơn. ... .

Nhai kỹ khi ăn..

Uống gì để tiêu hóa thức ăn nhanh?

Bị đầy bụng nên uống nước gì?.

Trà gừng mật ong. Gừng được xem là một vị thuốc hỗ trợ nhuận tràng tự nhiên. ... .

Trà hoa cúc. ... .

Nước ép cà rốt. ... .

Nước ép dứa. ... .

Nước chanh muối. ... .

Giấm rượu táo. ... .

Sữa chua uống..

Ăn thức ăn gì để tiêu hóa?

10 thực phẩm dễ tiêu hóa nhất bạn nên ăn dịp lễ Tết.

Gạo lứt. Gạo lứt chứa chất glytation chống nhiễm xạ và giúp tiêu hóa tốt. ... .

Nước cam ép. ... .

Sữa chua. ... .

Quả mận khô ... .

Nước ép mâm xôi. ... .

Đu đủ ... .

Quả bơ ... .

Nước chanh nóng..

Hệ tiêu hóa kém nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?.

Chuối. Chuối giàu kali, cung cấp chất điện giải cho cơ thể, là một trong những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy và mất nước. ... .

Quả bơ ... .

Sữa chua. ... .

Gừng. ... .

Yến mạch. ... .

Táo. ... .

Dứa. ... .

Khoai lang..

Chủ Đề