Chùa và niệm Phật đường khác nhau như thế nào

NIỆM PHẬT ĐƯỜNG AN LẠC HẠNH
Trụ Trì: Sư Cô Thích Nữ Nguyên Khai
Tổng Vụ Phó TV Từ Thiện Xã Hội
80 Cyprus St, LALOR, VIC 3075
Tel: 03.94026274

Email:


Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh được Sư Cô Nguyên Khai thành lập vào năm 2004 ở Lalor, vùng ngoại ô phía Bắc Melbourne, nơi có nhiều gia đình Việt-Úc sinh sống. Ngôi chùa là một phần thiết yếu trong đời sống tâm linh của những người con đất Việt xa xứ, nhất là với những phụ nữ trẻ vừa phải đi làm lo tài chánh cho gia đình, lại phải nuôi dạy con cái trong một xã hội mà hoàn cảnh, ngôn ngữ và văn hóa khác biệt. Vì sự cần cầu chung của tất cả Phật tử trong vùng, nên song song với việc tu học, hành trì và áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống hằng ngày cho các bậc Cha Mẹ, NPĐ An Lạc Hạnh đặc biệt chú ý đến việc giáo dục các em thanh thiếu niên.

Lớp học Phật Pháp và Phong Tục Văn Hóa Việt Nam được thành lập với ước mong giúp đỡ, hướng dẫn, để thế hệ trẻ Việt Nam giữ vững được đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc. Xã hội Tây Phương là một xã hội mà tự do cá nhân được tôn trọng hàng đầu, sự tự do ấy khiến con em chúng ta ngày càng rời xa truyền thống gia đình, tự cách ly mình khỏi sự ràng buộc về bổn phận đối với Ông Bà Cha Mẹ, vốn dĩ là truyền thống của người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đến nay.

Lớp học Phật Pháp hướng đến mục đích là làm sao để con em chúng ta có một cuộc sống hòa nhập vào thế giới phương Tây, trở thành những công dân có ích cho xã hội, nhưng bên cạnh đó vẫn giữ được truyền thống Á đông, biết kính trọng Ông Bà Cha Mẹ, có lòng từ bi và thương yêu mọi người, mọi loài, biết áp dụng Phật Pháp vào cuộc sống hằng ngày, hầu giúp cho các em có một đời sống tinh thần lành mạnh, một nghị lực vững vàng, giúp các em vượt qua những khó khăn và những cám dỗ trong cuộc sống, như trong Kinh Phước Đức, Đức Phật đã dạy:

“Sống trong môi trường tốt, đã tạo tác nhân lành

Được đi trên đường chánh, là phước đức lớn nhất.

Lớp học đã sinh hoạt được 8 năm thì phải tạm ngưng với lý do vì ở trong khu dân cư nên không được tiếp tục sinh hoạt cộng đồng.

“Every journey begins with a single step”

Chúng tôi ước nguyện một ngày nào đó thuận duyên sẽ được di dời đến một nơi đủ tiêu chuẩn để có thể đáp ứng được yêu cầu của hội đồng thành phố sở tại. [Chúng ta đang sống ở Tây phương, nên tất cả đều phải theo luật lệ]

Đệ tử chúng con ước nguyện Chư Tôn Đức Tăng Ni trong Giáo Hội cũng như Đồng Hương Phật tử gần xa tiếp tục quan tâm và ủng hộ cho NPĐ An Lạc Hạnh tiếp tục vững bước trên lộ trình "Thượng Cầu Hạ Hóa".

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.




Skip to content

Bài viết THIỀN VIỆN LÀ GÌ? PHẬN BIỆT CHÙA, TỊNH XÁ, THIỀN VIỆN, TỰ VIỆN, AM thuộc chủ đề về Huyền Thuật thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng //blognvc.com/ tìm hiểu THIỀN VIỆN LÀ GÌ? PHẬN BIỆT CHÙA, TỊNH XÁ, THIỀN VIỆN, TỰ VIỆN, AM trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : PHẬN BIỆT CHÙA, TỊNH XÁ, THIỀN VIỆN, TỰ VIỆN, AM Xem nhanh

Thời Phật còn tại thế, nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ, được gọi là Tinh xá, chung quanh Tinh xá, mỗi vị có một am thất riêng cho từng cá nhân được gọi là tinh thất. Nơi thất của đức Phật được gọi là Hương thất. Tuy tên gọi khác nhau, đều được kiến tạo bằng tranh, tre và đất, ít khi làm bằng gỗ.

Xem thêm: Thiền là gì? Cách ngồi thiền tại nhà cho người mới bắt đầu

Khi Phật giáo truyền qua các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Campuchia, Lào…nơi thờ tự và tu tập được gọi là chùa. Những đại già lam chuyên tu thiền gọi là Thiền viện. Riêng hệ phái Khất sĩ, vẫn giữ hình thức tu tập và hành trì khất thực, lối kiến trúc chỗ thờ Phật hình bát giác, các am thất chung quanh dùng để chư Tăng an trú, ngôi Tam bảo đó vẫn được gọi tên hồi thời Phật còn tại thế là Tịnh xá.

Ngày nay không thể kiến trúc mây tre lá như xưa khi mà vật liệu nặng đang thông dụng, dễ tìm và rẽ hơn vật liệu thiên nhiên. Dân đông, đất hẹp, không thể mỗi vị một am cốc riêng như thuở xưa, do vậy, Tăng phòng, Tăng xá cho tập thể Tăng chúng cũng được kết cấu từng dãy bao quanh nơi thờ Phật.

Để phân biệt được chùa, Tự Viện, Thiền Viện, Tịnh Xá Am, tôi xin được ghi lại vài điều sau:

Chùa

như chúng ta thường thấy và gọi nôm na những nơi thờ tự, tu hành của Phật giáo là chùa, chùa Giác Lâm, chùa Viên Giác, chùa Pháp Hoa, chùa Thiếu Lâm… Nếu gọi theo từ Hán – Việt là Giác Lâm tự, Viên Giác tự, Pháp Hoa tự, hay Thiếu Lâm tự… Từ điển Phật học giải thích, chùa là nơi thờ Phật phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam… Cũng có từ điển Phật học cho là chùa có thể do tiếng Phạn [Sankrit là Stùpa, hay tiếng Pàli là Thùpa] mà ra. Stùpa hay Thùpa có nghĩa là Tháp. Tại Ấn Độ Tháp là nơi cấtt giữ Xá  lị [Xá lợi] Phật, cũng còn là nơi chôn cất hay cất giữ tro, cốt các vị Đại sư.

Chùa Vĩnh Tràng [Vĩnh Tràng tự] Mỹ Tho – Tiền Giang.

Tự

 ]: chùa thờ Phật, cũng là nơi tăng tu hành, chữ Hán Việt gọi là tự, tên gọi có từ thời Hán, cũng có nghĩa là nhà ở của quan.

Già Lam

伽藍 ]: tiếng Hán Việt, phiên âm chữ Phạn [S-P] Sanghàràma, có nghĩa là nơi thờ Phật, nơi tăng ở.

Tu viện

 là những nơi chuyên tu tập của tăng, ni, thường là những ngôi chùa lớn, nơi có thể chứa được nhiều tăng ni đến tu tập.

Tu viện Tường Vân –  Bình Chánh, TP. HCM..

Có thể bạn quan tâm: Thiền quán tâm là gì

Thiền viện là gì?

cũng thường là những ngôi chùa lớn, chuyên tu theo thiền định. Ở Đà Lạt có Thiền viện Trúc Lâm là một Thiền viện lớn thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập năm 1994 [xây dựng từ năm 1993]. Nơi đây cũng là một thắng cảnh của Đà Lạt thu hút nhiều du khách tham quan.

Tổ đình

là những chùa Tổ, nơi bắt đầu của một pháp phái do một vị Tổ sư khai sáng. Ở Saigon có Tổ đình Giác Lâm, là Tổ đình của phái thiền Lâm Tế…

Tùng lâm [Tùng lâm]

Tiếng Phạn [S-P] là Vihàra, là nơi thờ Phật, chùa nói chung, nơi có tăng ni ở. Như tự, già lam…

Tịnh xá

ở Việt Nam, các chùa của hệ phái Khất sĩ đều có tên là Tịnh xá, như Tịnh xá Ngọc Phương ở Gò Vấp TP. HCM. [nơi ni sư Thích nữ Huỳnh Liên cho xây dựng vào năm 1957, được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Tịnh xá Ngọc Diệp ở quận 3.

THIỀN VIỆN LÀ GÌ?

Về miền Tây, vùng Sóc Trăng, Trà Vinh… nơi có nhiều người Việt gốc Khmer, có nhiều ngôi chùa Khmer. Vào một ngôi chùa Khmer nơi chánh điện chỉ thấy thờ có một tượng Phật Thích Ca, không có nhiều tượng như đa số chùa của người Việt. Do chùa Khmer theo phái Théravada, quen gọi là Phật giáo Tiểu thừa, hay Phật giáo nguyên thủy. Phái Tiểu thừa chỉ thờ một hình tượng là Phật Thích Ca, khác với phái Đại thừa thờ Phật dưới nhiều hình tướng khác nhau như Phật Thích Ca, Phât A Di Đà, Phật Dược Sư, Quán Thế Âm, Di Lặc… Phật giáo Tiểu thừa phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Cambodia, Thailand, Myanmar… Trong khi Phật giáo Đại thừa phổ biến ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Hàn Quốc…

Nhiều bạn cũng xem: Thiền chuông Tây Tạng là gì? Cách hoạt động như thế nào?

THIỀN VIỆN LÀ GÌ?

Am

hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật [Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…] cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV [thời Lê sơ] là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.

Video nói về thiền, THIỀN VIỆN LÀ GÌ?

✅ Mọi người cũng xem : đặt phật di lặc trên bàn thờ thần tài

Tóm lại

  • Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ. Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni [mang tính chất tập thể]
  • Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.
  •  Chùa có hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá [ở trong miền Nam].
  • Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tùng Lâm.

Chúng ta đặc biệt cần lưu ý hiện nay tại Việt Nam các nền văn hoá tín ngưỡng thường giao thoa hoà nhập với nhau rất sâu [đây cũng là nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam]. Có khi Chùa thờ cả Thần [kiến trúc: Tiền Phật hậu Thánh], Chùa thờ cả Mẫu [Tiền Phật hậu Mẫu]… Vì thế sự phân biệt ở đây là không rõ ràng trong đối tượng thờ cúng. Các bạn nên đặc biệt lưu ý đặc điểm này để tránh việc cầu xin không đúng ban, đúng chỗ, cũng như đặt lễ và hành lễ sai nghi thức [ví dụ để đồ mặn, đồ vàng mã ở Ban thờ Phật hoặc để đồ sống ở ban thờ Mẫu chẳng hạn.

Thiền có thể xóa tan căng thẳng, mang lại sự bình yên cho nội tâm của bạn. Nếu căng thẳng khiến bạn lo lắng, và lo âu, hãy thử thiền định. Dành chỉ một vài phút trong thiền định cũng có thể khôi phục sự bình tĩnh và bình an nội tâm của bạn.
  • Thiền từ tâm
  • Thiền quét cơ thể [thư giãn tiến bộ]
  • Thiền chánh niệm
  • Thiền nhận thức hơi thở
  • Kundalini [Thiền hoạt động thể chất kết hợp các chuyển động với hít thở sâu và thần chú]
  • Thiền thiền
  • Thiền siêu việt.
Thiền Am chỉ là một gia đình tu tại gia. Họ sinh hoạt như là một gia đình bình thường, học hành bình thường, nhưng có khác là họ thờ Phật và tụng kinh hàng ngày. Xem qua video của nhóm “Năm Chú Tiểu” thì thấy họ sống và lao động vui vẻ, họ lễ độ và có trí tuệ tốt
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê thiền viện là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Chủ Đề