Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật thực hiện bằng hình thức nào

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Những bài viết liên quan:

Mục lục:

1. Khái niệm pháp luật

2. Chức năng của pháp luật

3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật thực hiện bằng hình thức nào

Chức năng của pháp luật

Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật.

Pháp luật gồm có 3 chức năng cơ bản đó là: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệchức năng giáo dục, cụ thể:

– Chức năng điều chỉnh của pháp luật

Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

Xem thêm:

  • Đối tượng điều chỉnh là gì?
  • Phương pháp điều chỉnh là gì?

– Chức năng bảo vệ của pháp luật

Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.

– Chức năng giáo dục của pháp luật

Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự…).

Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật thực hiện bằng hình thức nào

– Chức năng điều chỉnh của pháp luật: Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng được mở rộng. Trong thời kỳ đổi mới, nhà nước ta đã xây dựng một khung pháp lý mới trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế đã được thể hiện và thực hiện.

– Trong thời gian tới, công tác xây dựng pháp luật cầ tập trung vào những lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng như: xây dựng khung pháp lý cần thiết cho sự hình thành đồng bộ các thiết chế thị trường, đơn giản hóa thủ tục hành chính: xóa bỏ cơ chế “xin – cho”…

– Chức năng bảo vệ: Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về đảm bảo, bảo vệ các quyền con người bằng hệ thống pháp luật và cơ chế pháp lý – xã hội thực hiện. Pháp luật ghi nhận và có cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Các quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo, quyền trong lĩnh vực giáo dục, học tập, hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, quyền tự do cá nhân: bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, chỗ ở, bí mật đời tư…được tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhà nước ta cần quan tâm hơn để hoàn thiện các văn bản pháp luật về hình thức, thủ tục và cơ chế thực hiện các quyền con người.

– Chức năng giáo dục của pháp luật ở nước ta hiện nay được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau như phổ biến pháp luật, tư vấn và trợ giúp pháp luật, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Để có hiệu quả giáo dục, cần đổi mới các hình thức, phương pháp, nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với trình độ, điều kiện và nhu cầu của các đối tượng giáo dục pháp luật. Xây dựng môi trường văn hóa pháp luật, sự tuân thủ pháp luật từ phía các cơ quan công quyền và các nhân viên của họ, đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật.

Các tìm kiếm liên quan đến Các chức năng của pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay, thực trạng hệ thống pháp luật việt nam hiện nay, thực trạng việc thực hiện pháp luật tại địa phương, vai trò của pháp luật ở việt nam hiện nay, áp dụng pháp luật ở việt nam hiện nay, bản chất vai trò của pháp luật xhcn việt nam, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật, ví dụ về vai trò của pháp luật đối với kinh tế, lấy ví dụ về vai trò của pháp luật

Một quốc gia thống nhất chỉ có một nền pháp luật, pháp luật do Nhà nước là cơ quan duy nhất được quyền ban hành. Đó là thông lệ trong lịch sử các quốc gia trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, qua nhiều thế kỉ, có hai loại pháp luật song song cùng tồn tại trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Loại thứ nhất là pháp luật do Nhà nước ban hành, có hiệu lực bắt buộc phải thi hành trong phạm vi cả nước đối với mọi công dân. Loại thứ hai do cộng đồng cư dân trong làng xã, thôn xóm tự ban hành và có hiệu lực thi hành trong phạm vi lãnh thổ của những tập thể cư dân đang sinh sống như hương ước, lệ làng, đạo đức, phong tục tập quán,… Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy pháp luật do Nhà nước ban hành không thể bị thay thế bởi các công cụ điều chỉnh xã hội khác bởi chúng có những ưu thế nhất định. 

1. Điều chỉnh quan hệ xã hội là gì?

Điều chỉnh quan hệ xã hội là việc sử dụng các công cụ để tác động lên các quan hệ xã hội, làm cho chúng trở nên thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Điều chỉnh quan hệ xã hội thực chất là điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, làm thay đổi hành vi của họ.

Hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội là tổng thể các loại quy phạm xã hội được hình thành do nhu cầu của đời sống để điều chỉnh hành vi của con người, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm quản lí xã hội. Hệ thống này được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực cho các hành vi ứng xử cụ thể của các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội nhất định. 

Quan hệ xã hội là các quan hệ giữa các chủ thể với nhau phát sinh trong đời sống con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, để đạt được mục đích của con người trong các lĩnh vực về nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội. Quan hệ xã hội được phân thành hai loại đó là: quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần. Quan hệ xã hội tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý chí của con người.

2. Hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và với chính bản thân mình. 

Hương ước như là một sự dung hòa giữa pháp luật của nhà nước với phong tục tập quán của thôn làng.

Luật tục là những phong tục tập quán có dáng dấp của pháp luật, là bước quá độ, là sự chuyển tiếp giữa phong tục tập quán và pháp luật, là hình thức phát triển cao của phong tục tập quán và là hình thức sơ khai của pháp luật.

Kỉ luật của một tổ chức là tổng thể nói chung những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ chức đó. 

Phong tục tập quán là những thói quen trong ứng xử của công dân hay những quy tắc xử sự chung được hình thành một cách tự phát trong một cộng đồng dân cư, được lưu truyền chủ yếu theo phương thức truyền miệng, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội và bằng cả các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.

Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015

Tín điều tôn giáo là những giáo lí và những quy tắc xử sự chung do những người sáng lập hoặc truyền bá các loại tôn giáo đặt ra để quy định về các lễ nghi tôn giáo và để điều chỉnh quan hệ giữa các tín đồ với nhau và với các tổ chức tôn giáo. 

Quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính phổ biến mà Nhà nước thấy cần thiết thể chế hóa thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của nhà nước. Ngoài những quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật ra, còn có những quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm tập quán, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo.

3. Ưu thế của pháp luật so với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác

Sở dĩ pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội là bởi vì so với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, pháp luật có những ưu thế vượt trội. Đó là:

Một là, pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, do vậy pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyền quản lí của nhà nước.

Hai là, pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn nhất. Pháp luật do nhà nước ban hành, đồng thời nó được truyền bá, phổ biến bằng con đường chính thức thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhờ đó, pháp luật có khả năng tác động không chỉ tới mọi tổ chức và cá nhân mà còn tới mọi miền lãnh thổ, mọi địa phương trên toàn quốc. Bởi vậy, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hầu hết mọi lĩnh vực cơ bản của đời sống.

Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật thực hiện bằng hình thức nào

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Trong khi đó các loại quy phạm xã hội khác thường chỉ có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với một bộ phận dân cư hoặc trong một cộng đồng dân cư nhất định, có tác động tới một khu vực lãnh thổ nhất định và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định.

Xem thêm: Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Đặc điểm, thành phần quan hệ pháp luật dân sự?

Ba là, pháp luật tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thường xuyên, liên tục, hàng ngày, hàng giờ. Còn các loại quy phạm xã hội khác chỉ tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội trong những dịp hoặc thời điểm nhất định.

Bốn là, pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội. Là hình thức pháp lý của các quan hệ kinh tế xã hội, vì vậy, về cơ bản pháp luật quy định về vấn đề gì, quy định như thế nào, điều đó trước tiên phụ thuộc vào thực trạng của điều kiện kinh tế xã hội. Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, pháp luật có sự thay đổi theo. Chính vì vậy, pháp luật có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống.

Ngược lại, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo,… thường có quá trình hình thành và biến đổi khá chậm chạp. Nhiều tín điều tôn giáo đã hình thành cách đây hàng nghìn năm nhưng không hề có sự thay đổi, thậm chí là bất di bất dịch. Nói cách khác, các thể chế phi quan phương thường không phản ánh kịp thời sự phát triển của cuộc sống. Do đó chúng không thể điều chỉnh một cách kịp thời sự biến động của các quan hệ xã hội.

Năm là, pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng chính sức mạnh của nhà nước bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước, trong đó có biện pháp cưỡng chế. Trong điều kiện xã hội có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn về lợi ích thì đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo,… không thể phát huy tác dụng. Trong điều kiện đó, phải dùng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước mới có thể thiết lập được trật tự, mới duy trì được sự ổn định của đời sống. Thông qua bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, bắt buộc các chủ thể phải phục tùng ý chí của nhà nước. Do pháp luật mang tính bắt buộc đối với mọi người nên hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật cao hơn các loại quy phạm xã hội khác.

Trong khi đó, nhiều thể chế phi quan phương không có thiết chế chuyên nghiệp để đảm bảo thực hiện hoặc nếu có thì một mặt, bản thân các thiết chế đó không thể có sức mạnh như nhà nước, mặt khác, các biện pháp cưỡng chế của nó cũng không nghiêm khắc như cưỡng chế nhà nước. Vì vậy, tính bắt buộc của các thể chế phi quan phương nếu có thì cũng không nghiêm ngặt như pháp luật.

Sáu là, pháp luật có tính hình thức xác định chặt chẽ nhất. Vị trí, vai trò của các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng quan trọng và hiện tại đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong pháp luật của nhiều nước. Ngôn ngữ pháp luật thể hiện trong văn bản thường một nghĩa, rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung. Do đó, thông qua pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội nắm bắt được một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất, rõ ràng nhất, các hành vi được phép, các hành vi bắt buộc, các hành vi bị cấm cũng như cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện các hành vi,… từ đó có đầy đủ cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi. Vì thế, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách cụ thể, rõ ràng nhất.

Ngược lại, các thể chế phi quan phương thường không có sự xác định về hình thức. Phong tục tập quán thể hiện dưới dạng hành vi mẫu (thực hành xã hội), đạo đức, tín ngưỡng dân gian chủ yếu được truyền miệng dưới dạng tục ngữ, ca dao,…Mặc dù tín điều của các tôn giáo thường được ghi chép thành kinh sách, được truyền giảng trong tu viện, nhà thờ,… tuy nhiên nhìn chung những quy định trong đó thường rất khái quát và trừu tượng. Chính vì vậy, để nhận thức và thực hiện những quy tắc đó một cách chính xác, thống nhất là một khó khăn rất lớn đối với mọi người.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, pháp luật cũng có những hạn chế nhất định. Pháp luật không thể điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội, những quan hệ xã hội được thiết lập trên cơ sở tình cảm của con người thì pháp luật không điều chỉnh được. Mặc khác, biện pháp cưỡng chế nhà nước không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, sự tác động của dư luận xã hội (biện pháp bảo đảm thực hiện của các thể chế phi quan phương) nhiều khi rất có tác dụng. Niềm tin, đặc biệt là niềm tin tôn giáo là nhân tố có sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta thực hiện hành vi một cách triệt để, tận tâm, đến cùng.

Xem thêm: Quan hệ pháp luật hành chính là gì? Đặc điểm, phân loại và cấu thành?

KẾT LUẬN

Nhìn chung, so với các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác như đạo đức, hương ước, luật tục, phong tục tập quán,… pháp luật có những ưu thế vượt trội, có xu thế ngày càng tiến bộ và đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, Pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục thì việc thực thi trong thực tế mới đảm bảo và phát huy được vai trò của pháp luật trong việc quản lý các quan hệ xã hội.