Chức năng từng cơ quan trong hệ tiêu hóa năm 2024

Là thành phần chủ chốt giúp cơ thể luôn khỏe mạnh thông qua việc hấp thu thức ăn, vai trò của hệ tiêu hóa không chỉ gói gọn trong tiêu hóa thức ăn mà một hệ tiêu hóa khỏe mạnh còn giúp tăng cường miễn dịch chung cho cơ thể. Để hệ tiêu hóa phát huy tốt nhất vai trò của nó thì việc bổ sung dinh dưỡng là hoàn toàn cần thiết.

Là thành phần chủ chốt giúp cơ thể luôn khỏe mạnh thông qua việc hấp thu thức ăn, vai trò của hệ tiêu hóa không chỉ gói gọn trong tiêu hóa thức ăn mà một hệ tiêu hóa khỏe mạnh còn giúp tăng cường miễn dịch chung cho cơ thể. Để hệ tiêu hóa phát huy tốt nhất vai trò của nó thì việc bổ sung dinh dưỡng là hoàn toàn cần thiết.

1. Tổng quan vai trò của hệ tiêu hóa

Nhắc đến hệ tiêu hóa, đây là hệ thống cơ quan lớn giữ vai trò quan trọng trong việc lấy thức ăn, thực hiện quá trình tiêu hóa sau đó chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng, cuối cùng thải các chất cặn và không cần thiết cho cơ thể ra ngoài. Hai thành phần chính của hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa bao hàm các cơ quan cụ thể riêng biệt.

Việc tiêu hóa đã bắt đầu khi thức ăn được đưa vào miệng và quá trình này diễn tiến liên tục xuyên suốt sự di chuyển của thức ăn dọc ống tiêu hóa. Bản chất của quá trình tiêu hóa này là sự phối hợp bởi tác động cơ học và việc sản sinh liên tục của các enzym tiêu hóa, các enzym này tham gia phân cắt thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn, cho đến khi đạt được kích thước mà cơ thể có thể được hấp thụ và đồng hóa được nhằm tạo năng lượng.

Toàn bộ quá trình tiêu hóa này chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu gồm các tác động diễn ra ở miệng, giai đoạn tiêu hóa ở dạ dày bởi sự nhào trộn của acid dạ dày và giai đoạn tá tràng – ruột thực hiện bởi dịch tụy. Hầu hết việc tiêu hóa các thành phần quan trọng và nơi chiếm vai trò lớn trong hấp thu thức ăn diễn ra ở ruột non. Bên cạnh enzym, men tiêu hóa và nhu động của các cơ tiêu hóa, hệ thống đa dạng và phức tạp của nhóm vi sinh vật đường ruột cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo sự cân bằng khỏe mạnh cho hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu.

2. Vai trò từng cơ quan trong hệ tiêu hóa

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa phối hợp nhịp nhàng để xử lý và hấp thu thức ăn, mỗi cơ quan đóng một vai trò riêng biệt và không thể thiếu trong chu trình tiêu hóa tạo năng lượng. Các cơ qua tiêu hóa chính thuộc ống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già, hệ thống đồ sộ vi sinh vật đường ruột cũng nằm trong nhóm này. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa hoàn chỉnh của cơ thể còn được tạo thành từ các cơ quan tiêu hóa phụ khác gồm miệng, tuyến nước bọt, tuyến tụy, gan và túi mật.

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa

Thực quản

Thực quản còn có thể được gọi là ống dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày. Thực quản thông với thanh quản, đi qua trung thất sau trong lồng ngực và đi vào dạ dày qua một lỗ trên cơ hoành. Thực quản có chiều dài trung bình 25 cm. Lúc thực quản không chứa thức ăn tức là giai đoạn nghỉ ngơi, thực quản đóng ở cả hai đầu bởi cơ vòng thực quản trên và dưới, phản xạ nuốt thức ăn lúc này sẽ là tác động mở cơ vòng trên. Thực quản có một lớp màng nhầy với chức năng bảo vệ khỏi các tác nhân phá hủy biểu mô.

Khi thức ăn ở trong thực quản, thức ăn được vận chuyển nhịp nhàng bởi các cơ nhu động ruột. Dạ dày nối với thực quản được kiểm soát bởi cơ vòng thực quản dưới, cơ này luôn co thắt trừ khi nuốt và nôn để ngăn các chất trong dạ dày như acid dạ dày đi trực tiếp vào thực quản. Những loại thực phẩm lỏng dễ tiêu hóa sẽ không cần đến hoạt động của cơ nhu động mà tự rơi xuống dạ dày, ngược lại thức ăn đặc và có độ cứng nhất định sẽ di chuyển bên trong thực quản bởi cơ nhu động càng chậm khi khối lượng thức ăn càng lớn.

Dạ dày

Dạ dày là một trong các cơ quan chính của hệ tiêu hóa. Dạ dày nối liền với thực quản ở phía trên và phía dưới là tá tràng. Acid dạ dày hay dịch vị được sản xuất trong dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa. Enzym gastrin được sản xuất bởi các tế bào G trong các tuyến dạ dày, kích thích sản xuất dịch vị và kích hoạt các enzym tiêu hóa. Ngoài ra, enzyme pepsin ở dạ dày giúp tiêu hóa protein. Các loại acid và enzym này sẽ làm hỏng thành dạ dày do đó chất nhầy được tiết ra bởi các tuyến dạ dày để tạo ra một lớp bảo vệ chống lại tác hại của chúng đối với các lớp bên trong của dạ dày và hệ khuẩn ruột cân bằng là yếu tố tiên quyết cho lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày này được hình thành hoàn chỉnh.

Đồng thời với sự tiêu hóa bởi enzym, sự khuấy trộn cơ học còn gọi là nhu động ruột dọc theo thành dạ dày cho phép khối lượng thức ăn được trộn đều hơn và tiếp xúc cao hơn với enzym tiêu hóa. Enzym lipase giúp tiêu hóa chất béo được tiết ra bởi các tế bào chính trong niêm mạc dạ dày. Vai trò lớn nhất của dạ dày là co bóp, nghiền nhỏ và trộn đều để thức ăn thấm acid dịch vị, bên cạnh đó quan trọng không kém là vai trò phân hủy thức ăn nhờ vào hệ enzym tiêu hóa bên trong dạ dày.

Ruột non

Thức ăn sau khi được tiêu hóa một phần bởi dạ dày sẽ đến ruột non dưới dạng bán lỏng tầm một giờ sau khi ăn. Độ pH bên trong ruột non quan trọng để kích hoạt các enzym tiêu hóa. pH ở ruột non ở trạng thái kiềm do có bổ sung mật từ túi mật kết hợp với bicarbonate từ ống tụy. Khi thức ăn cần tiêu hóa giảm đến kích thước vừa đủ, chúng được hấp thụ bởi thành ruột và được đưa vào máu.

Hầu hết quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra ở ruột non [còn gọi là tá tràng]. Các cơn co thắt hoạt động để trộn và di chuyển thức ăn chậm hơn trong ruột non, do đó có nhiều thời gian hơn để hấp thu. Ngoài ra còn có các tế bào tiêu hóa khác thường gọi là tế bào ruột lót có mặt trong ruột, chúng có nhung mao trên bề mặt giúp tạo diện tích bề mặt lớn hơn. Thời gian trung bình để vận chuyển thức ăn qua ruột non là 4 giờ. Song song đó, quá trình làm rỗng ruột non hoàn tất sau trung bình 8,6 giờ.

Ruột già

Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột già [còn gọi là đại tràng] diễn ra chậm hơn rất nhiều so với các cơ quan khác. Đại tràng chủ yếu đóng vai trò lên men các thành phần còn lại của thức ăn để có thể tiêu hóa tiếp bởi hệ vi khuẩn đường ruột. Những nhóm vi khuẩn có lợi ở ruột già đóng vai trò tổng hợp vitamin, xử lý các chất thải và cặn thức ăn, ngoài ra giúp bảo vệ cơ thể trước các vi khuẩn gây hại. Mất từ ​​30 đến 40 giờ để ruột già tống thức ăn ra ngoài bằng đường hậu môn, thành phần chính trong phân là mảnh vụn của thức ăn và một ít vi khuẩn.

3. Biểu hiện sớm của rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi đường tiêu hóa bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc hoặc hoạt động tương ứng với hai dạng chính: bệnh lý tiêu hóa thực thể gồm các tổn thương về mặt cấu trúc như viêm, loét, sỏi, trào ngược,… và rối loạn tiêu hóa chức năng diễn ra khi hệ tiêu hóa không hoạt động đầy đủ chức năng của mình mặc dù không có tổn thương. Dạng rối loạn tiêu hóa chức năng đặc trưng bởi các hội chứng hay tăng tính nhạy cảm của hệ tiêu hóa bởi các tác nhân bên ngoài, chủ yếu các yếu tố này dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và là tiền đề cho bệnh lý thực thể.

Các biểu hiện và triệu chứng cho thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể bắt đầu từ đau bụng, lan đến đau ngực và lưng, có thể gây ăn không ngon và thay đổi cân nặng. Các triệu chứng nặng hơn như táo bón, tiêu chảy, cảm thấy khó nuốt, đại tiện mất kiểm soát, buồn nôn…

4. Phòng ngừa và cải thiện rối loạn tiêu hóa

Bổ sung cho bữa ăn các sản phẩm từ lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58

Với hàng loạt các lợi ích đã và độ an toàn tuyệt đối đã được kiểm chứng, các sản phẩm lợi khuẩn từ HURO Biotech có thể hoàn toàn đáp ứng mong muốn cải thiện tình trạng tiêu hóa.

Lần đầu tiên chủng bào tử lợi khuẩn được ứng dụng trong cả thực phẩm chức năng và thực phẩm, mang lại giải pháp 2 trong 1 trên hệ tiêu hóa:

CÂN BẰNG HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT- SẢN SINH TỰ NHIÊN 3 NHÓM ENZYM TIÊU HÓA Amylase, Protease, Lipase.

Mua các sản phẩm ứng dụng chủng bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58 ở đâu?

Hiện nay, quý khách hàng có thể mua các sản phẩm lợi khuẩn từ HURO Biotech tại 2 điểm bán sau:

  • Hệ thống nhà thuốc, bệnh viên và phòng mạch
  • Shopee Mall Huro Biotech

Đồng thời, đối với trường hợp cần được tư vấn kỹ hơn thì khách hàng có thể liên hệ miễn phí qua số hotline 0988-573-948

hoặc đăng ký tư vấn với dược sĩ chuyên môn tại đây

Ds. Hồ Bảo Phúc tốt nghiệp Đại học Y Dược TPHCM. Anh đã có hơn 5 kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ.

Chủ Đề