Chủng omicron bao lâu thì âm tính

Biến thể Omicron của Covid-19 đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới kể từ khi được phát hiện vào cuối tháng 11 ở miền nam châu Phi. Nhưng điều không còn ai nghi ngờ là khả năng lây lan vượt trội so với các biến thể trước, kể cả Alpha và Delta.

Cho đến nay, Omicron đã được phát hiện ở ít nhất 110 quốc gia. Nhiều nước đã phải áp dụng lại biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủng này. Một điều rõ ràng được nhận thấy trong vài tuần qua là nó khác với chủng Covid-19 ban đầu.

Một điểm xét nghiệm Covid-19 ở Nairobi, Kenya

reuters

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể từ 2 ngày đến 2 tuần. Tuy nhiên, ở biến thể Omicron, thời gian từ lúc phơi nhiễm đến khi có triệu chứng có thể chỉ là 3-5 ngày.

Điều này giải thích cho việc tại sao Omicron lây lan mạnh và nhanh chóng như vậy. Vì thời gian ủ bệnh ngắn, người nhiễm Omicron không có nhiều thời gian từ lúc nghi nghiễm đến lúc phát triệu chứng. Vì vậy, đến khi có kết quả dương tính thì có thể không còn kịp để cảnh báo người khác và cách ly để tránh lây lan.

Nhà dịch tễ học Jennifer Nuzzo từ Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins gần đây đã cảnh báo: "Thời gian ủ bệnh ngắn hơn làm cho virus khó kiểm soát hơn rất nhiều".

Triệu chứng

Một đặc điểm khác khiến Omicron có thể khó bị phát hiện hơn các chủng trước đó là triệu chứng. Các triệu chứng thường được liên hệ với Covid-19 là ho, sốt và mất vị giác hoặc khứu giác.

Tuy nhiên, các triệu chứng cảnh báo có thể đã mắc Omicron là ngứa cổ họng, đau lưng dưới, chảy nước mũi, đau nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi, hắt hơi, đổ mồ hôi đêm.

Theo phân tích bệnh nhân nhiễm Omicron ở Anh, thời gian bình phục sẽ là 5-7 ngày, mặc dù một số triệu chứng như ho và mệt mỏi có thể kéo dài lâu hơn. Đối với các ca nặng hơn, bệnh nhân có thể bị khó thở kéo dài tới 13 ngày sau đó.

\n

Còn phải lo ngại điều gì?

Nghiên cứu cho thấy Omicron có khả năng vượt qua miễn dịch tự nhiên do bị nhiễm Covid-19 trước đó, tức là người từng nhiễm các biến chủng trước vẫn có thể bị nhiễm Omicron.

Một nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London ước tính nguy cơ tái nhiễm liên quan Omicron cao hơn 5,4 lần so với biến thể Delta.

Bên cạnh đó, WHO cho biết dù không có triệu chứng, người nhiễm vẫn có thể lây lan Covid-19. Thông thường, những người mắc Covid-19 có thể lây sang người khác từ khoảng 2 ngày sau khi có các biểu hiện đầu tiên và trong khoảng 10 ngày sau đó.

Chương trình tiêm liều vắc xin thứ 4 ở Israel

reuters

Cho đến nay, biện pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân vẫn là tiêm vắc xin Covid-19, cũng như mũi tăng cường nếu có thể.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ba liều vắc xin cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống bệnh nặng, nhập viện và tử vong vì Omicron.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn nên tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống Covid-19 như đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người.

Tin liên quan

  • Có thật sự virus Covid-19 tiến hóa để ít nguy hiểm hơn?
  • So sánh mới nhất giữa biến thể Omicron và Delta cho thấy gì?
  • Thực hư biến thể 'lai' Omicron - Delta

Nhiễm Omicron, khi nào đủ an toàn để chấm dứt cách ly?

Thứ Ba, 08:21, 15/03/2022

Sau 5 ngày xuất hiện triệu chứng hoặc nhận kết quả dương tính đầu tiên, người nhiễm Omicron có thể chấm dứt cách ly?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] Mỹ, người nhiễm COVID-19 có thể chấm dứt cách ly sau 5 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc khi bắt đầu có các triệu chứng, miễn là các dấu hiệu đang giảm. Sau đó, bạn tiếp tục đeo khẩu trang thêm 5 ngày nữa khi tiếp xúc với người khác.

Tuy nhiên, hướng dẫn này chủ yếu dựa trên dữ liệu từ các biến thể trước khi có Omicron.

Trong khi đó, một số bằng chứng khoa học ghi nhận, một nửa số người nhiễm biến thể Omicron khả năng lây nhiễm vào ngày thứ 5 - và một số vẫn truyền bệnh vào những ngày sau đó.

[Ảnh minh họa: Upbeacon]

Yếu tố thời gian

Ít nhất 3 nghiên cứu phát hiện những người nhiễm Omicron còn mức độ virus đủ cao để có thể lây nhiễm 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng.

Các nhà khoa học xem xét dữ liệu từ chương trình xét nghiệm mở rộng của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ. Khoảng 50% số người nhiễm Omicron cho kết quả dương tính PCR vào ngày thứ năm. Có sự khác biệt về thời gian đạt mức tải lượng virus cao nhất giữa nhóm nhiễm Omicron và Delta.

"Đối với một số người nhiễm Omicron, mức virus đạt đỉnh rất nhanh. Đối với những người khác, phải mất nhiều ngày", Tiến sĩ Yonatan Grad cho biết. Có trường hợp, tải lượng virus đạt đỉnh sau 8-10 ngày.

Theo một nghiên cứu nhỏ khác từ Nhật Bản, mức độ virus cao nhất vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, sau đó giảm dần. Sau 10 ngày, không mẫu nào phát hiện được virus lây nhiễm qua xét nghiệm PCR.

Nghiên cứu thứ ba, trên 260 nhân viên y tế đã được tiêm chủng ở Chicago [Mỹ], cho thấy, 43% có kết quả dương tính khi test nhanh từ 5 đến 10 ngày sau khi nhiễm Omicron mặc dù họ đã cảm thấy đủ khỏe để trở lại làm việc. Tiến sĩ Emily Landon thuộc Đại học Y khoa Chicago, thông tin, tỷ lệ virus "cao hơn vào ngày thứ 6 và 7 và thấp hơn vào ngày thứ 9 và thứ 10".

Với các phân tích trên, 8 ngày cách ly an toàn hơn rất nhiều so với 6 ngày. Tới ngày thứ 10, bạn có thể yên tâm. Nhiều khảo sát cho thấy rất ít khả năng lây nhiễm COVID-19 sau 10 ngày dù nhiễm biến thể gì.

Tuy nhiên, người bị suy giảm miễn dịch nên đợi 20 ngày để ngưng cách ly. Nghiên cứu trước khi có Omicron đã chỉ ra, những bệnh nhân này có xu hướng thải virus lâu hơn.

Dựa vào xét nghiệm

Xét nghiệm PCR rất chính xác khi bạn bắt đầu nhiễm bệnh vì có thể phát hiện và khuếch đại thậm chí cả dấu vết của virus SARS-CoV-2. Nhưng PCR không phải là lựa chọn hợp lý để xác định bạn không còn khả năng lây nhiễm nữa.

Một số người tiếp tục có kết quả PCR dương tính trong vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi mắc COVID-19, mặc dù họ không còn khả năng lây nhiễm nữa.

Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng xét nghiệm nhanh, vì mẫu sẽ "dương tính khi tải lượng virus cao", tương ứng với các mức độ mà mọi người có khả năng bị lây nhiễm. Vì vậy, nếu bạn âm tính khi test nhanh và không có bất kỳ triệu chứng nào, có thể xem bạn đã khỏi bệnh.

Nghiên cứu chỉ ra, vạch càng đậm và xuất hiện nhanh thì càng có nhiều virus trong mũi của bạn. Vì vậy, nếu bạn đã qua ngày thứ 10, thấy khỏe hơn, không bị suy giảm miễn dịch, vạch không quá đậm, bạn có thể an toàn để hòa nhập cộng động.

Nhưng nếu bạn ở gần những người dễ bị tổn thương [vừa cấy ghép nội tạng, người cao tuổi hoặc có nguy cơ trở nặng khi nhiễm COVID-19], vạch mờ cũng là yếu tố cần suy tính./.

Bộ Y tế điều chỉnh hướng dẫn: F0 không được ra khỏi nhà

VOV.VN - Bộ Y tế vừa điều chỉnh hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà, theo đó nêu rõ: "F0 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà".

Chủ Đề