Chuỗi giá trị sản phẩm là gì

Mô hình chuỗi giá trị được xem là công cụ hữu ích nhất giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành của khách hàng và chiến lược Marketing thì đây là mô hình được áp dụng rộng rãi.

Vậy mô hình chuỗi giá trị có tầm ảnh hưởng và mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như thế nào? Tìm hiểu bài viết của Bizfly sẽ giúp bạn có được lời giải đáp chính xác nhất.

Mô hình chuỗi giá trị (Value Chain) là mô hình kinh doanh mô tả một quy trình cụ thể với các hoạt động chức năng giúp tạo ra giá trị nhất định cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Các hoạt động trong quy trình bao gồm thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Mục tiêu chính của chuỗi giá trị là mang đến giá trị tối đa cho sản phẩm nhưng với một mức giá thấp nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Chuỗi giá trị sản phẩm là gì

Mô hình chuỗi giá trị là gì?

Khái niệm về mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter

Khái niệm mô hình chuỗi giá trị được đưa ra lần đầu tiên bởi Michael Porter trong cuốn sách “Competitive Advantage” năm 1985. Chuỗi giá trị (value chain) theo Michael Porter là tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp cần thực hiện để tạo cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có giá trị. Sản phẩm khi đi qua tất cả các hoạt động theo thứ tự của chuỗi giá trị sẽ thu được một vài giá trị nhất định sau mỗi hoạt động.

Theo Michael Porter, việc phân tích chuỗi giá trị bao gồm hai bước: Xác định từng hoạt động riêng lẻ của tổ chức và Phân tích cụ thể các giá trị tăng lên trong mỗi hoạt động và liên hệ các giá trị này với sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Vòng đời sản phẩm là gì? Các giai đoạn và cách kéo dài vòng đời sản phẩm

Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị

Mô hình chuỗi giá trị có thể:

Chuỗi giá trị sản phẩm là gì

Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị

  • Giúp doanh nghiệp cắt giảm tối đa các hao phí, tối ưu hoá chi phí và gia tăng lợi nhuận.
  • Giúp doanh nghiệp xác định được điều gì là có giá trị với khách hàng một cách dễ dàng để từ đó có thể tiết kiệm chi phí, mở rộng giá trị và nâng cao sản xuất hiệu quả.
  • Giúp khách hàng nhận được một sản phẩm có chất lượng tốt với một mức chi phí hợp lý.

Quy trình 5 bước phân tích mô hình chuỗi giá trị

Để phân tích mô hình chuỗi giá trị, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định các hoạt động trong chuỗi giá trị

Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hình thành được sản phẩm cuối cùng. Bạn cần xác định được cái nhìn cụ thể nhất về các hoạt động chính và làm điều tương tự với các hoạt động bổ trợ.

Bước 2: Lên kế hoạch tính toán chi phí

Bằng cách lên kế hoạch tính toán chi tiết về chi phí như phí thuê, tiện ích hay các chi phí cho nhân viên, bạn sẽ có được bức tranh cụ thể nhất về từng loại chi phí riêng lẻ và sự tăng, giảm của các loại chi phí này. Điều này cũng giúp bạn tính ra lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra một cách chính xác và dễ dàng.

Bước 3: Lợi ích có giá trị cho khách hàng

Nhận thức chính xác những lợi ích có giá trị cho khách hàng sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất lợi nhuận và giá bán của sản phẩm. Hiểu rõ lý do và cách thức khách hàng đưa ra quyết định chi tiêu sẽ giúp bạn xác định được giá trị sản phẩm mà họ nhận thức được.

Chuỗi giá trị sản phẩm là gì

Quy trình 5 bước phân tích mô hình chuỗi giá trị

Bước 4: Phân tích mô hình chuỗi giá trị của đối thủ

Bạn có thể phân tích chuỗi giá trị của đối thủ cạnh tranh bằng các cách như:

  • Chuẩn đối sánh quy trình: So sánh cơ sở quy trình vận hành của doanh nghiệp và cách thực hiện nhiệm vụ của đối thủ.
  • Chuẩn đối sánh chiến lược: So sánh chiến lược kinh doanh cấp cao để xác định điểm giúp doanh nghiệp chiến thắng trước đối thủ.
  • Chuẩn đối sánh hiệu suất: So sánh các đầu ra như doanh thu, hiệu quả social media, rating khách hàng,...

Bước 5: Tìm ra lợi thế cạnh tranh

Khi nắm rõ chi phí và giá trị của từng hoạt động trong chuỗi giá trị, bạn có thể phân tích và tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình:

  • Chi phí: Nếu chi phí là lợi thế cạnh tranh thì bạn cần cắt giảm hao phí và tối ưu hoá chi phí cho các hoạt động trong mô hình chuỗi giá trị.
  • Khác biệt hoá: Nếu sự khác biệt hoá là lợi thế cạnh tranh thì bạn cần đầu tư nhiều nguồn lực và thời gian vào các hoạt động R&D, định vị sản phẩm và nâng cao nhận thức về giá trị sản phẩm cho người tiêu dùng.

Mọi người có thể xem thêm bài viết "Lợi thế cạnh tranh là gì? Cách xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp" để hiểu rõ thêm về cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trực tiếp trên thị trường.

Sự khác nhau giữa mô hình chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi giá trị là một tập hợp đầy đủ các hoạt động có khả năng tạo ra hoặc gia tăng thêm giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ. Còn chuỗi cung ứng là sự kết nối các hoạt động từ khâu sản xuất, khâu tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh cho đến khâu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Mục đích chung của cả hai mạng lưới này là mang đến những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý đến tay người dùng. Tuy nhiên, chúng vẫn có nhiều điểm khác biệt rõ ràng, cụ thể:

Chuỗi giá trị sản phẩm là gì

Sự khác nhau giữa mô hình chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

Ý tưởng

  • Chuỗi giá trị: Ý tưởng của chuỗi giá trị đến từ việc quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chuỗi cung ứng: Ý tưởng của chuỗi cung ứng bắt nguồn từ việc quản trị hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra sự hợp nhất giữa doanh nghiệp và các hoạt động.

Hoạt động

  • Chuỗi giá trị: Thường tập trung đến việc cung cấp và gia tăng giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ.
  • Chuỗi cung ứng: Tập trung vào việc vận chuyển sản phẩm từ nơi này sang nơi khác.

Mục tiêu

  • Chuỗi giá trị: Tạo ra hoặc gia tăng thêm giá trị cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Chuỗi cung ứng: Chiếm được tình cảm và gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Phương pháp tiếp cận mô hình chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị được đánh giá là một phần tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận mô hình này với các phương pháp cơ bản sau:

  • Lợi thế về chi phí: Là các chi phí được xác định sau khi doanh nghiệp định hình được các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Nếu một hoạt động cần nhiều nguồn lực thì nó sẽ cần nhiều loại chi phí khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định mối liên hệ giữa các hoạt động để cắt bớt các chi phí không cần thiết.
  • Lợi thế về sự khác biệt: Doanh nghiệp nên xác định những hoạt động mang đến giá trị cao nhất cho khách hàng, đánh giá chiến lược để tập trung cải thiện giá trị. Nâng cấp tính năng sản phẩm hay tập trung vào dịch vụ khách hàng là cách cải thiện giá trị hiệu quả.

Một mô hình chuỗi giá trị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả chi phí hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn. Nếu bạn có thể vận dụng một cách khôn khéo, linh hoạt những thông tin mà Bizfly chia sẻ thì giá trị lợi nhuận cao nhất chắc chắn là điều mà bạn sẽ nhận được.

Procurement là gì trong Value chain?

Procurement là hoạt động doanh nghiệp tìm kiếm và thu mua nguyên liệu thô. Các công ty sẽ thiết lập các điều khoản, yêu cầu và tiêu chuẩn chung cho tất cả các giao dịch cung ứng nhằm duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp khác nhau.

Chuỗi giá trị thực phẩm là gì?

Chuỗi cung ứng thực phẩm là một hệ thống bao gồm tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến quá trình chuyển đổi thực phẩm từ trang trại nuôi trồng cho đến bàn ăn của con người.

Khái niệm chuỗi giá trị Value chain theo Michael Porter là gì?

Chuỗi giá trị (Value Chain Model – VCM), theo Michael Porter, tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và sẽ thu được một số giá trị nào đó sau mỗi hoạt động.

The Value chain là gì?

Chuỗi giá trị (Value chain) 1 dãy các hoạt động LÀM TĂNG GIÁ TRỊ tại mỗi bước trong quy trình, bao gồm: Khâu thiết kế, sản xuất & giao sản phẩm chất lượng đến tay người sử dụng. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua cụm từ “Chuỗi giá trị” – Value Chain.