Chuông vàng vọng cổ 2023 chung kết 2

Tối 18/9, U20 Việt Nam nhận thất bại 2-3 trước U20 Indonesia trong trận đấu cuối bảng F vòng loại U20 châu Á 2023.

Chuông vàng vọng cổ 2023 chung kết 2

U20 Việt Nam vẫn đi tiếp dù thua U20 Indonesia. Ảnh AFC

Dù thất bại và chỉ đứng thứ 2 chung cuộc nhưng chắc chắn thầy trò HLV Đinh Thế Nam vẫn giành vé đi tiếp.

Theo điều lệ ở vòng loại, 10 đội nhất bảng và 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ vào chơi vòng chung kết.

Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đội nhì bảng khác để lấy vé nhưng cục diện dường như cũng đã ngã ngũ.

Hiện Việt Nam đang là đội nhì bảng có thành tích tốt nhất với 6 điểm, hiệu số +7.

Dù nhiều đội chưa hoàn thành vòng bảng nhưng Văn Khang và đồng đội sẽ đứng trên Mông Cổ (bảng E, 4 điểm), Yemen (bảng C, 4 điểm) và Syria A (bảng D, 6 điểm +3).

Ngoài ra, ở bảng G, dù chưa kết thúc lượt cuối nhưng Thái Lan (6 điểm, hiệu số +4) cùng Oman (3 điểm, hiệu số +2) sẽ đối đầu nhau.

Vì thế, đội nhì ở bảng đấu này cũng không thể hơn được Việt Nam

Ở bảng I, Tajikistan sẽ gặp Campuchia tại lượt cuối. Tajikistan đang có 4 điểm, hiệu số +4. Đội nhất bảng này là Libane có 6 điểm nhưng hiệu số +2.

Nếu Tajikistan thắng Campuchia, đội nhì bảng I sẽ là Lebanon (6 điểm, hiệu số +2), kém Việt Nam.

Trong trường hợp Tajikistan không thắng Campuchia, đội nhì bảng này chỉ có tối đa 5 điểm chung cuộc. Do đó, đội nhì này vẫn xếp dưới Việt Nam.

Như vậy, theo tính toán, U20 Việt Nam đã đứng trên ít nhất 5 đội và sẽ giành quyền vào chơi ở vòng chung kết.

Xếp hạng các đội nhì bảng vòng loại U20 châu Á 2023:

Chuông vàng vọng cổ 2023 chung kết 2

Nội dung chính

  • Lê Thị Diệu Hiền đoạt giải Chuông vàng vọng cổ 2021
  • (NLĐO) - Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 16 - năm 2021 do Đài Truyền hình TP HCM (HTV) tổ chức đã khép lại vào tối 12-12 với kết quả khá bất ngờ.
  • Video liên quan

Ông Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM (bìa trái) và ông Dương Thanh Tùng - tổng giám đốc Đài truyền hình TP.HCM - trao giải Chuông vàng vọng cổ năm 2021 cho Lê Thị Diệu Hiền - Ảnh: LINH ĐOAN

Lê Thị Diệu Hiền, sinh năm 1987, hiện đang công tác tại Đoàn nghệ thuật cải lương Long An. Cô là thí sinh từng vài lần thi Chuông vàng vọng cổ trước đây. Sau nhiều lần nỗ lực, năm nay cô may mắn chạm đến chiếc chuông vàng mình mơ ước.

Lê Thị Diệu HIền và nghệ sĩ Võ Minh Lâm trong trích đoạn Nàng tiên mẫu đơn - Ảnh: LINH ĐOAN

Trong đêm thi tối 12-12, Diệu Hiền dự thi trích đoạn cải lương Nàng tiên mẫu đơn với phần phụ diễn của nghệ sĩ Võ Minh Lâm, Kim Luận và Xuân Trúc. Ở bài ca cổ bốc thăm, Diệu Hiền trình bày bài Tình má với quê hương (tác giả: Song Nguyễn).

Diệu Hiền với phần thi bài ca cổ bốc thăm - Ảnh: LINH ĐOAN

Giám khảo Bạch Tuyết nhận xét Diệu Hiền đã được huấn luyện viên Phượng Loan chọn đúng nhân vật phù hợp với chất của cô. "Em vô bài Văn thiên tường vô ngang chứ không phải đầu bản rất khéo. Bài vọng cổ em cũng hát tròn, thật đẹp!" - NSND Bạch Tuyết nói. Còn NSND Minh Vương khen cô ca vọng cổ trầm bổng đầy đủ, ca xuất sắc bài vọng cổ tự chọn.

Giám khảo Trọng Phúc cho rằng trích đoạn Hiền diễn tiến bộ, chững chạc; bài ca cổ tự chọn thì thể hiện được tính tự sự của tác phẩm.

Đáng tiếc nhất là thí sinh Đỗ Thị Ngọc Huyền (Sóc Trăng). Năm nay cô là thí sinh nổi trội nhất cuộc thi. Ở 3 đêm thi trước, cô luôn dẫn đầu và được dự đoán sẽ đoạt chuông vàng năm nay.

Thí sinh Đỗ Thị Ngọc Huyền và huấn luyện viên Hữu Quốc trong trích đoạn Chuyện cổ Bát Tràng - Ảnh: LINH ĐOAN

Tuy nhiên, sau phần thi trích đoạn Chuyện cổ Bát Tràng diễn tốt, cô bất ngờ bị "gãy" ở tiết mục bài ca cổ tự chọn. Hội đồng nghệ thuật bày tỏ sự đáng tiếc cho cô.

Nghệ sĩ Bạch Tuyết cho rằng cô xuống vọng cổ bị chinh dây, câu 2 hò cũng chinh, không làm chủ được cột hơi của mình. Giám khảo Kim Tử Long nhận định hôm nay Huyền cảm âm không tốt, nhịp sắp chưa hay. Anh lý giải có lẽ sức khỏe cô không tốt nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần thi này.

Với sự cố đáng tiếc đó, Ngọc Huyền ngậm ngùi nhận chuông bạc với 99,25 điểm. Cô đồng thời cũng nhận giải thưởng do hội đồng báo chí bình chọn và giải thí sinh được yêu thích nhất trong đêm chung kết 4 (12-12).

Thí sinh Tống Thị Yến Nhi và huấn luyện viên Vũ Luân trong tiết mục Trắng hoa mai - Ảnh: LINH ĐOAN

Giải ba thuộc về thí sinh Tống Thị Yến Nhi (Bình Dương) với 99 điểm. Giải 4 trao cho thí sinh Nguyễn Minh Nghĩa. 

Các giải khuyến khích thuộc về thí sinh Nguyễn Minh Nhật, Dương Thị Diễm, Đặng Thị Thùy Dương, Võ Phương Đệ và Hà Dĩ Luân.

Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vòng sơ tuyển giải Chuông vàng vọng cổ có 170 clip, ít hơn so với số lượng thí sinh dự thi hằng năm tầm khoảng 300 - 400. Tuy nhiên, theo ông Minh Hải - trưởng ban văn nghệ của đài, đó là số lượng khả quan trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Niềm đam mê cải lương, đờn ca tài tử ở các bạn trẻ đã tạo động lực cho ban tổ chức quyết tìm cách tổ chức cuộc thi bằng nhiều hình thức trong hoàn cảnh khó khăn chung.

Một mùa Chuông vàng vọng cổ bão táp

Lê Thị Diệu Hiền đoạt giải Chuông vàng vọng cổ 2021

(NLĐO) - Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 16 - năm 2021 do Đài Truyền hình TP HCM (HTV) tổ chức đã khép lại vào tối 12-12 với kết quả khá bất ngờ.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê - Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM và ông Dương Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP HCM - trao giải Chuông vàng vọng cổ 2021 cho thí sinh Lê Thị Diệu Hiền

Vòng chung kết xếp hạng năm nay có sự tranh tài của ba giọng ca xuất sắc gồm: Đỗ Thị Ngọc Huyền (Sóc Trăng), Tống Thị Yến Nhi (Bình Dương), Lê Thị Diệu Hiền (Trà Vinh).

Năm nay, hành trình tìm kiếm tài năng mang tên "Chuông vàng vọng cổ" gặp nhiều gian nan do sự tấn công của dịch bệnh khiến thời gian tổ chức chung kết theo đúng kế hoạch là tháng 9 nhưng phải dời đến tháng 12.

Lần đầu tiên do dịch bệnh, 2 vòng thi sơ tuyển và tuyển chọn diễn ra theo hình thức thi online. Sau vòng thi tuyển chọn, ban giám khảo đã chọn ra 9 thí sinh xuất sắc tranh tài và đêm 12-12 khép lại với kết quả khá bất ngờ.

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm hỗ trợ cho thí sinh Lê Thị Diệu Hiền diễn trích đoạn "Nàng tiên Mẫu Đơn"

Thí sinh Lê Thị Diệu Hiền đoạt giải Chuông vàng (trị giá 100 triệu đồng) với số điểm 99.32. Trích đoạn "Nàng tiên mẫu đơn" (Tác giả: Chi Lăng) do cô thể hiện được Hội đồng giám khảo chuyên môn đánh giá tốt. NSND Bạch Tuyết nhận xét sức ca diễn của Lê Thị Diệu Hiền có nhiều triển vọng.

NSND Minh Vương cho rằng với bài ca cổ bốc thăm "Tình má với quê hương" của tác giả Song Nguyễn, cô đã ca tròn, thể hiện tốt tình cảm của bài vọng cổ.

NSƯT Trọng Phúc – giám khảo khách mời của đêm chung kết - nhận xét ở các vòng trước, Lê Thị Diệu Hiền còn bỡ ngỡ, nay rất tiến bộ, kiểm soát được tình huống. "Tôi chỉ nhắc thêm khi em ca bài bản vắn cần kéo dài khi dứt câu ca để nhận biết âm điệu ngũ cung. Tuy là bài ca cổ bốc thăm, thử thách bản lĩnh của em nhưng trong quá trình thể hiện, em đã tạo biểu cảm trong bài hát, đó là điều đáng khen" – NSƯT Trọng Phúc nhận xét.

Thí sinh Đỗ Thị Ngọc Huyền trong trích đoạn "Truyện cổ Bát Tràng" do NSƯT Hữu Quốc huấn luyện

Giải Chuông bạc (trị giá 50 triệu đồng) thuộc về thí sinh Đỗ Thị Ngọc Huyền dự thi với trích đoạn "Truyện cổ Bát Tràng" (Tác giả: Văn Biến - Hà Triều) và bài ca bốc thăm "Nghe điệu lý nhớ quê hương" (tác giả Nguyễn Văn Kiệt) với số điểm 99.25.

Cô cũng được khán giả bình chọn thí sinh yêu thích nhất đêm Chung kết xếp hạng, đồng thời được Hội đồng báo chí bình chọn giải thưởng trị giá 20 triệu đồng.

Thí sinh Tống Thị Yến Nhi dự thi với trích đoạn "Trắng hoa mai" do NSƯT Vũ Luân huấn luyện

Giải ba (trị giá 30 triệu đồng) thuộc về thí sinh Tống Thị Yến Nhi dự thi với trích đoạn "Trắng hoa mai" (tác giả: cố NSND Đào Mộng Long, chuyển thể: Kiều Vân - Thế Châu) và bài ca cổ bốc thăm "Từ câu hát mẹ ru" của tác giả Trương Minh Châu (con trai của cố NSND soạn giả Viễn Châu) đoạt số điểm 99.

Ba thí sinh tranh tài trong đêm chung kết xếp hạng cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 16 -2021

Dù gặp nhiều khó khăn, trường quay hạn chế người xem nên không khí các đêm thi cũng giảm nhiệt nhưng ban tổ chức đã nỗ lực để thu hút khán giả. Thiết kế sân khấu khá đẹp, bắt mắt. Ở mỗi đêm thi có phần livestream của các nghệ sĩ khách mời để tăng tương tác.

Kỷ niệm tuổi 16, lại diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, cuộc thi Chuông Vàng Vọng cổ 2021 ngoài truyền hình trực tiếp các đêm thi vào 21 giờ các Chủ nhật trong tháng 12, còn được phát qua các nền tảng mạng xã hội như fanpage cuộc thi, trang chủ của HTV…

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy - PGĐ Sở VHTT TP HCM và đại diện nhà tài trợ Sài Gòn Công Thương Ngân hàng trao giải Chuông bạc cho thí sinh Đỗ Thị Ngọc Huyền

Được triển khai sau thời gian giãn cách xã hội nhưng cuộc thi Chuông Vàng Vọng cổ 2021 vẫn thu hút hơn 300 thí sinh dự thi ở nhiều tỉnh thành phía Nam.

Ngoài ra, BTC còn trao giải tư cho 2 thí sinh Nguyễn Minh Nghĩa và Đặng Thị Thùy Dương; 4 giải khuyến khích: Nguyễn Minh Nhật, Dương Thị Diễm, Võ Phương Đệ và Hà Dĩ Luân.

Ngoài thí sinh Đỗ Thị Ngọc Huyền được trao giải Khán giả yêu thích nhất đêm chung kết xếp hạng, thí sinh Hà Dĩ Luân được trao giải Thí sinh được khán giả yêu thích nhất đêm chung kết 1 và 2; Nguyễn Minh Nghĩa được trao giải Thí sinh được khán giả yêu thích đêm chung kết 3.

Bài và ảnh: Thanh Hiệp