Chuyện đề thân phận người phụ nữ trong ca dao

Hướng dẫn

Ca dao than thân là những lời than thở, những tâm sự thầm kín của người phụ nữ về cuộc đời và số phận. Mỗi bài ca dao đều mở ra một bức tranh tâm trạng, một số phận khác nhau. Bằng những hiểu biết của mình về ca dao than thân, em hãy phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích thân phận người phụ nữ trong ca dao than thân

1. Mở bài

Giới thiệu về bài ca dao than thân và thân người phụ nữ trong xã hội cũ: những bài ca dao than thân không chỉ là lời than thở cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà đó còn là tiếng nói phản kháng và khẳng định phẩm chất, giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũ

2. Thân bài

  • Người phụ nữ trong xã hội cũ có thân phận bé nhỏ, rẻ rúng: Lối mòn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của họ
  • Họ bị bủa vây trong các quan niệm phong kiến hà khắc: với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ họ đâu có quyền được lựa chọn
  • Sự ý thức và phản kháng của những người phụ nữ bất hạnh: Họ mất đi quyền sống và quyền được yêu thương, chỉ còn có cuộc sống lầm lũi, chua cay
  • Người phụ nữ mong được xã hội công nhận giá trị của mình: người phụ nữ trong xã hội xưa đến cả sự bày tỏ tình yêu cũng cảm thấy tội nghiệp

Xem thêm:  Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng

3. Kết bài

Ý nghĩa của bài ca dao than thân: Những bài ca dao than thân đã phản ánh hiện thực thân phận khổ cực, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội cũ.

II. Bài tham khảo

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất phong phú những bài c dao. Ra đời trong xã hội cũ, những bài ca dao than thân không chỉ là lời than thở cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà đó còn là tiếng nói phản kháng và khẳng định phẩm chất, giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, dường như mất đi mọi quyền quyết định trong cuộc sống của chính mình. Lối mòn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của họ. Đàn ông thì có những quyền vô lí, được phép “năm thê bảy thiếp”, nắm quyền hành trong xã hội, ngược lại người phụ nữ chỉ là cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Suốt đời làm lụng vất vả lại phải cung phụng chồng con, giữa cuộc đời tăm tối ấy họ phải cất lên tiếng nói nỗi lòng mình.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Lời ca dao ấy là tiếng nói mang đầy nỗi mặc cảm và cay đắng, những người phụ nữ tự ví mình như tấm lụa mà người ta bày bán ở chợ, giống như thân phận họ đang bày ra giữa chợ bao người mua, thân phận ấy thật bé nhỏ và đáng thương. “Thân em” thể hiện nỗi xót xa, tội nghiệp, với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ họ đâu có quyền được lựa chọn, ngay từ khi sinh ra họ đã chịu sự định đoạt của xã hội, cha mẹ gả bán.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

“Thân em như con cá rô thia

Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu”

Cuộc sống của họ không còn một lối thoát nào, cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn bề lưới giang giam cầm. Dù là hình ảnh tấm lụa đào hay con cá rô thia thì thân phận người phụ nữ đều là bé nhỏ, tầm thường, con cá rô được vùng vẫy đấy nhưng chỉ trong ao tù bị lưới bủa vây. Đó chính là tấm lưới của những tập tục, quan niệm phong kiến hà khắc, sống trong tấm lưới ấy biết bao những khát khao bị dìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản:

“Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”

Những câu ca dao mang đầy niềm ai oán, đó cũng là sự tự ý thức và phản kháng của những con người triền miên trong bất hạnh. Họ mất đi quyền sống và quyền được yêu thương, chỉ còn có cuộc sống lầm lũi, chua cay. Giống như người phụ nữ H’Mong này, họ đi lấy chồng không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, sự trói buộc đến phũ phàng:

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai”

Và người phụ nữ trong xã hội xưa đến cả sự bày tỏ tình yêu cũng cảm thấy tội nghiệp, muốn xã hội công nhận giá trị của mình nhưng vẫn đầy tự ti:

Xem thêm:  Giới thiệu về đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch – xpia

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin ăn thử mà xem

Ăn ồi mới biết rằng em ngọt bùi”

Những bài ca dao than thân đã phản ánh hiện thực thân phận khổ cực, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị và phẩm chất của những người phụ nữ đó.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Chủ đề: con ngườicuộc sốnggiới thiệuhạnh phúclao độngphân tíchthân phận người phụ nữtình yêuvăn học

Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

  • Stt hay tổng hợp những câu ca dao dân ca đặc sắc về tình yêu đôi lứa

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ trước chợ biết vào tay ai?

 

Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.

Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai,

Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng?

Thân em mười sáu tuổi đầu,

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.

Nói ra sợ chị em cười,

Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.

Tôi về đã mấy năm nay,

Buồn riêng thì có, vui rày thì không.

Ngày thời lại nằm không một mình!

Có đêm thức suốt năm canh,

Rau héo, cháo chó, loanh quanh đủ trò…

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Có con phải khổ vì con,

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

Ghe bầu trở lại về đông,

Làm thân con gái theo chồng nuôi con.

Bắc thang lên hỏi trăng già,

Phải chăng phận gái mưa sa giữa trời.

May ra gặp được giếng khơi

Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.

Chẳng may số phận gian nan,

Lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai?

Thân em như cá trong lờ

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi.

Thân em như cái cọc rào

Mọt thời anh đổi chớ sao anh phiền.

Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sân

Gọi người hàng xóm có chân thì chùi

Thân em như hạt mưa sa

Hạt sa xuống biển, hạt sa lên rừng.

Hạt sa gặp gió bay tung

Sa đâu ấm đấy oán cùng trách ai.

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Thân em như lá từ bi,

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.

Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Thân em vất vả trăm bề

Sớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâu

Có lược chẳng kịp chải đầu

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về với mẹ mà không có đò.

  • Stt tổng hợp những câu ca dao dân ca hay và sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng

Lấy chồng làm lẽ khổ thay

Đi cấy đi cày chị chẳng kể công

Tối tối chị giữ mất chồng

Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò

Mong chồng chồng chẳng xuống cho

Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn

Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn.

Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con.

 

Thân gái bến nước mười hai

Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ.

Thân em đi lấy chồng chung

Khác nào như cái bung xung chui đầu.

Thân em làm lẽ chẳng nề

Có như chính thất mà lê giữa giường

Tối tối chị giữ mất buồng

Phát cho manh chiếu nằm suông nhà ngoài

Sáng ngày chị gọi: bớ hai!

Bấy giờ trở dậy thái khoai đâm bèo

Vì chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải đâm bèo, thái khoai.

Thân em làm lẽ vô duyên

Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời

Ai ơi ở vậy cho rồi

Còn hơn lấy lẽ, chồng người khổ ta.

Thân em như đóa hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.

Thân em như ớt chín cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

Thân em như cột đình trung

Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi! nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùị.

Thân em như cá trong bồn

Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!

Thân em như cái nón cời

Như cái áo rách vá thời chưa may

Chẳng lo gì áo rách tay

Trời kia ngó lại vá may lại thường

Áo rách có cách anh thương

Nón cời có nghĩa anh thương nón cời.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

  • Stt tổng hợp những câu ca dao dân ca cảm động về công cha nghĩa mẹ

Chớ chê em xấu em đen

Em như nước đục đánh phèn lại trong.

 

Thân em như hoa gạo trên cây,

Chúng anh như đám cỏ may bên đường.

Lạy trời cho cả gió sương,

Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may.

Thân em như thể bình vôi

Bỏ lăn bỏ lóc mồ côi một mình

Chị em ai thấy đừng khinh

Đỏ môi thắm miệng nhờ mình chớ ai.

Thân em như thể trăng rằm

Mây đen có phủ khôn lầm giá trong.

Duyên kia đứt mối chỉ hồng

Để anh nối lại thỏa lòng ước mơ.

Lời kết: Những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Video liên quan

Chủ Đề