Có bao nhiêu biện pháp hạn chế bộ rễ cây phát triển

Nhằm giúp bà con nông dân chăm sóc cà phê vào mùa khô được tốt hơn, Dự án VnSAT Đắk Lắk xin giới thiệu loạt bài viết về kỹ thuật tưới và một số công nghệ tưới tiết kiệm cho cây cà phê.​

​Bài​ 1 - Kỹ​ thuật tưới nước cho cây cà phê​

Đặc điểm sinh học của cây cà phê có bộ rễ thường tập trung ở tầng đất mặt từ 0 đến 50 cm nên cây luôn cần nhu cầu nước cao để giúp cây phân hóa mầm hoa, phát triển kích thước quả và duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cà phê có nhu cầu nước cao và bà con thường tốn khả nhiều nhân công cũng như chi phí để tưới nước cho cây cà phê. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con nắm rõ các kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

1. Chu kỳ tưới

Chu kỳ tưới là khoảng thời gian giữa 2 lần tưới tính bằng ngày. Chu kỳ tưới phụ thuộc vào:

- Điều kiện khí hậu: nơi có gió nhiều, nhiệt độ cao kéo dài.

- Điều kiện đất đai: đất có độ dốc cao chu kỳ ngắn hơn đất bằng, đất xám chu kỳ tưới ngắn hơn đất đỏ bazan.

- Điều kiện canh tác: vườn cây có bố trí cây che bóng tốt, tủ gốc tốt sẽ có thể kéo dài chu kỳ tưới nước. Ngược lại ít cây che bóng, cà phê xấu, ít tủ gốc thì chu kỳ tưới phải rút ngắn lại.

Chu kỳ tưới nước cho cây cà phê kinh doanh được khuyến cáo như sau:

Loại đất

Vườn cà phê có cây che bóng, đai rừng tốt

Vườn không hoặc có cay bóng, đai rừng nhưng không đảm bảo

Bazan

35 40 ngày

25 30 ngày

Đất xám

30 35 ngày

20 25 ngày

2. Thời điểm tưới

Sau khi thu hoạch cây cần có thời gian dưỡng sức, phân hoá mầm hoa và cần có một thời gian khô hạn nhẹ. Khi thầy cây đã phân hoá mầm hoa khá đầy đủ, thường lá cuối tháng một, trong tháng 2 dương lịch thì tiến hành tưới nước lần đầu.

Việc xác định thời điểm tưới nước lần đầu còn có thể dựa vào:

- Hình thái của hoa và cây: Hoa đã phân hóa đầy đủ đến các đốt ngoài cùng của các cành, nụ hoa dài 1- 1,5 cm, có màu trắng ngà; cây đã có triệu chứng héo tạm thời, lá rủ xuống vào ban ngày là thời điểm tưới nước thích hợp nhất.

- Độ ẩm đất: Khi độ ẩm đất ở độ sâu 0 30 cm khoảng 26 27% [có thể dùng máy đo độ ẩm để xác định, hoặc bằng phương pháp trọng lượng].

Tưới muộn quá cây sẽ bị suy kiệt, rụng lá, khô cành; nếu tưới sớm quá khi các mầm hoa chưa phân hóa đầy đủ cây sẽ ra hoa ít và nở lai rai không tập trung làm giảm năng suất và khó cho thu hái sau này. Tưới sớm còn làm tăng chi phí tưới nước và chi phí cắt cành do một số mầm ngủ có xu hướng phát triển thành cành thứ cấp thay vì phân hóa thành mầm hoa.

Nếu thời tiết có mưa sớm vào tháng 12, đầu tháng 1 là thời điểm đáng lẽ chưa tưới thì chúng ta phải tưới tiếp ngay sau mưa để cây ra hoa tập trung.

Thời điểm tưới lần sau khi lá cây bắt đầu rũ uống, lá hơi vàng.

3. Lượng nước tưới

Định lượng nước tưới cho cây cà phê

Loại cây

Tưới phun mưa [m3/ha/lần]

Tưới gốc [lít/gốc/lần]

Chu kỳ tưới [ngày]

Thời kỳ kiến thiết cơ bản

400 500

200 300

25 30 ngày

Thời kỳ kinh doanh

500 - 600

400 500

25 30 ngày

Trong giai đoạn nở hoa lần đầu, sau khi tưới 7 ngày, cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác, vì lúc này quá trình hô hấp xảy ra rất mạnh, nhu cầu nước tăng cao. Vì vậy lượng nước lần đầu phải đảm bảo để cây ra hoa tập trung và đủ nước nuôi hoa vào 7 8 ngày sau nở hoa.

Sở dĩ tưới lần đầu phải đẫm cho cây đủ nước đề bung hoa, nếu tưới không đủ nước thì hoa không nở được và có hiện tượng hoa chanh dẫn tới hoa bị khô là giảm năng suất đáng kể. Tưới nước lần đầu hợp lý về thời gian có khả năng làm cho tỷ lệ hoa nở lên tới 60-70%, nếu tưới nước quá sớm thì đất còn đủ ẩm, hoa sẽ nở lai rai và không tiết kiệm được nguồn nước, gây ra lãng phí.

4. Phương pháp tưới

- Phương pháp tưới gốc [tưới dí]: Theo phương pháp này nước được dẫn trực tiếp vào từng bồn đất được đào xung quanh mỗi gốc cây cà phê. Trước khi tưới nước phải vét bồn xung quanh gốc và tán cây để chứa nước. Không đào bồn quá sâu bởi vì trên 80% trọng lượng rễ tập trung ở tầng đất có độ sâu từ 0-40cm. Đào bồn quá sâu làm hư hại nặng bộ rễ sẽ có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và sự hút chất dinh dưỡng của cây. Khi tưới đề ống nằm ngang trên mặt đất, không cần trút đầu ống xuống đất vì như vậy tạo thành hố làm xáo trộn cấu trúc tầng đất mặt. Khi nước đã đầy bồn thì di chuyển ống sang tưới cây bên cạnh, khi thấy nước ở hố trước đã rút cạn thì quay ống lại tưới tiếp cho đủ lượng khoảng 450 lít/gốc [từ lần thứ hai trở đi]. Phương pháp này, bà con thường tưới dư nước [73% hộ dân tưới dư nước]. Ưu điểm của kỹ thuật tưới gốc là trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất nước ít, chi phí nhiên liệu thấp, chỉ làm ẩm đất dưới tán cây. Nhược điểm là chi phí nhân công vận hành cao, thao tác nặng nhọc và đòi hỏi phải tạo bồn chứa nước xung quanh gốc. Cách đo lượng nước tưới phù hợp cho 1 cây: bơm nước vào thùng với thể tích cho sẵn, đo thời gian bơm nước đầy thùng, xác định lượng nước cần trên một hố trồng [xét tuổi cây], tính thời gian tưới nước cho một cây cà phê.

- Phương pháp tưới phun mưa: Là phương pháp tưới tốt nhất vì làm cho lượng nước phân bố từ từ và đều trên toàn bộ bề mặt đất, ít gây ra xói mòn và xáo trộn cấu tượng của đất, tạo ra độ ẩm thuận lợi cho bung hoa. Ưu điểm của tưới phun mưa là nước tưới được phân bố đều khắp tán cây và có thể tưới ở những nơi có địa hình phức tạp nhiều đồi dốc, số lần tưới thấp, hạn chế rệp sáp. Nhược điểm của kỹ thuật tưới này là chi phí lắp đặt hệ thống và nhiên liệu cao, tổn thất nước nhiều, đặc biệt khi có gió lớn.

- Tưới tràn:Ở những nơi có độ dốc vừa phải có thể làm rãnh rồi dẫn nước vào từng hố để tưới cho cà phê. Phương pháp này tốn rất nhiều nước, ở những nơi có nguồn nấm bệnh ở rễ, rệp sáp, tuyến trùng thông qua phương pháp tưới này có thể tạo ra con đường lây lan nguồn bệnh qua dòng nước. Ở những nơi đã thấy xuất hiện bệnh rễ thì không được tưới tràn.

- Tưới nhỏ giọt:Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây. Đây là phương pháptưới tiết kiệm nước, ít gây những tác động xấu cho vườn cây song phải có thiết bị và hệ thống ống nước hay vòi phun đặc biệt. Khi sử dụng hệ thống này phải được hướng dẫn về mặt kỹ thuật và quản lý có nhiều khó khăn, chi phí đầu tư thường lớn, chi phí vận hành, bảo trì phát sinh nhiều.

- Tưới phun mưa cục bộ: là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung quanh gốc cây trồng.

- Tưới ngầm cục bộ: là kỹ thuật tưới đưa nước vào đất dưới dạng các giọt nước ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng rễ cây hoạt động.

5. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của tưới nước

- Trồng cây đai rừng chắn gió và cây che bóng: cuối mùa khô vùng Tây nguyên có gió lớn và cường độ ánh sáng cao. Do vậy vườn cà phê có đai rừng chắn gió và cây che bóng hợp lý sẽ làm giảm tốc độ mất nước của cây, kéo dài chu kỳ tưới và tăng hiệu quả của nước tưới.

- Tủ gốc cho cà phê: Tủ gốc tốt cho cà phê vào mùa khô có tác dụng rất lớn ngăn bốc hơi nước trong bồn cà phê, tác dụng của nước được duy trì lâu hơn sau khi tưới và kéo dài chu kỳ tưới, giảm chi phí tưới nước.

- Bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh hại: cũng là biện pháp canh tác quan trọng để tăng sức đề kháng của cây, tạo điều kiện bộ rễ phát triển mạnh có thể hấp thu nhanh và triệt để lượng tưới cung cấp cho cây hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo:

· Tài liệu tập huấn giảng viên [TOT] về tái canh cà phê bền vững

· Website: vieneakamat.com

· Website:giongcaytrongeakmat.com

Dự​án​ VnSATĐắ​k Lắk

Video liên quan

Chủ Đề