Có bao nhieu doanh nghiep tren huyenj hướng hóa năm 2024
Giấy phép hoạt động báo điện tử: Số 586/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13/12/2022 Tỉnh Quảng Trị đã cấp chồng nhiều diện tích đất của người dân đang canh tác cho 1 doanh nghiệp. Sự việc đã xảy ra nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Diện tích đất ở xã Húc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) của người dân canh tác từ lâu, nhưng lại cấp cho doanh nghiệp. Ảnh: Hưng ThơTheo Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị, tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Quảng Trị đã nhận được nhiều kiến nghị, bày tỏ bức xức của cử tri tại các xã Húc, Ba Tầng, Hướng Lộc (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) về tình trạng bị cấp chồng nhiều diện tích đất đang canh tác. Dù đã đề nghị giải quyết từ lâu, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết. Trong diện tích hơn 3.000ha đất cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cấp cho Công ty Cổ Phần Cao su Khe Sanh, có nhiều diện tích là của các hộ gia đình tại xã Hướng Lộc, xã Ba Tầng, xã Húc đã canh tác ổn định từ lâu. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị, năm 2022 Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh đã hợp đồng với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường để đo đạc hiện trạng khu đất, làm cơ sở cho việc bóc tách những diện tích không có khả thi ra khỏi phạm vi dự án. Cuối năm 2022, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo gửi đến Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Vào tháng 10.2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh tổ chức rà soát, hoàn thiện việc bóc tách diện tích đất công ty chồng lấn với đất của các hộ dân tại xã Húc, Hướng Lộc, Ba Tầng. Từ đó, xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị công ty khẩn trương thực hiện các nội dung, nhưng đến nay công ty vẫn chưa thực hiện việc xác nhận kết quả đo đạc, xác định phần diện tích đất còn lại khả thi tiếp tục thực hiện dự án. “Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh tiếp tục có văn bản đôn đốc Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh khẩn trương thực hiện các nội dung theo chỉ đạo để giải quyết kiến nghị của người dân” - lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết. Tìm hiểu của Báo Lao Động cho thấy, tháng 6.2011, tỉnh Quảng Trị cho Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh thuê đất để đầu tư trồng cây cao su tiểu điền, diện tích này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong phạm vi ranh giới đã cho Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh thuê, có 670ha đất rừng tự nhiên nằm xen kẽ trong khu vực thực hiện dự án. Thậm chí, có cả diện tích đất đã cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình, cá nhân và đất người dân canh tác từ trước. Đối với diện tích đất rừng tự nhiên, UBND tỉnh Quảng Trị giao UBND huyện Hướng Hóa rà soát, đề xuất phương án quản lý, bảo vệ; đối với diện tích đất của người dân đã có sổ đỏ trước khi cho công ty thuê, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị lập thủ tục thu hồi, trả lại nguyên trạng cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. 13:56:29 | 30/11/2015 Là huyện miền núi, biên giới nên Hướng Hóa cũng có lợi thế cơ bản, với một diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ, thời tiết khí hậu ôn hòa được phân chia thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp trên cơ sở đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi. Đặc biệt có Quốc lộ 9 nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông; là tuyến đường xuyên Á nối Myanmar, Đông bắc Thái Lan, Lào đi qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và thuận lợi nối với hệ thống đường bộ (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh), đường sắt xuyên Việt và hệ thống cảng biển và đến các tỉnh Miền Trung của Việt Nam. Song Hướng Hóa còn gặp không ít khó khăn và thử thách của một huyện miền núi, vùng cao biên giới. Vượt qua những khó khăn thách thức, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2015, kinh tế - xã hội của huyện vẫn tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,32%, hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả đó, trong những năm qua huyện đã chú trọng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chủng loại gia súc, gia cầm; Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp đạt 5,94%, giá trị sản xuất đạt trên 685 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện đã tranh thủ kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực có lợi thế như thủy điện, điện gió, chế biến nông sản; Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng đạt 5,24 %, giá trị sản xuất đạt 1.920 tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ đạt 11%, giá trị sản xuất đạt 2.986 tỷ đồng; Tiếp tục phát triển kinh tế chuyển dịch theo cơ cấu: Thương mại - dịch vụ; Công nghiệp - xây dựng; nông - lâm nghiệp; Thu hút đầu tư đẩy mạnh phát triển Công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp; Phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh và phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch tạo động lực để phát triển kinh tế; Mở rộng quy mô, hình thức và nâng cao chất lượng hiệu quả các loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là các lĩnh vực có lợi thế như: vận tải, kho bãi, ngân hàng, viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng… Phát huy thế mạnh và khai thác hành lang Kinh tế Đông - Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để Hướng Hoá thực sự là cửa ngõ của hội nhập và kết nối với khu kinh tế Đông Nam, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế La Lay. Phát huy tiềm năng về thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử cách mạng và bản sắc văn hoá dân tộc để kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái như: Khu du lịch Hồ Khe Sanh, Tân Độ, Khu du lịch Hồ Rào Quán - Động Voi Mẹp và khu dịch vụ - du lịch làng Vây để tạo điểm nhấn trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; Nối liền Khe Sanh với Lao Bảo trở thành một chuỗi đô thị kéo dài hiện đại trong tương lai mà Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đã xác định. Bên cạnh đó hình thành khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên gắn với tuyến du lịch đường Hồ Chí Minh, nhằm tạo ra động lực mới thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển. |