Có bao nhiêu vị la hán chùa tây phương

Chùa Tây Phương [xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội] được coi là nơi quy tụ những kiệt tác điêu khắc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 18. Trong đó, bộ tượng 18 vị La Hán chùa Tây Phương đã trở thành tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật Việt Nam. Cùng điểm qua những nét chính của các bức tượng này.

1. Tôn giả Ca Diếp. Theo tích truyện Phật giáo, Tôn giả Ca Diếp là con một gia đình Bà La Môn, song từ bỏ dòng dõi để tu theo Phật. Trước khi xuất gia, ông làm thợ kim hoàn, nên tượng ông có đeo nhiều trang sức.

Trong 18 vị La Hán của chùa Tây Phương, hai Tổ Ca Diếp cùng Tổ A Nan được đặt ngay trên bàn thờ chính điện, còn 16 vị khác bày trong chùa Thượng.

2. Tôn giả A Nan. Tổ A Nan là người nhớ và đọc lại tất cả kinh Phật, nên được tạc trong tư thế ôm bộ kinh sách. Ông là tượng trưng của các vị thánh hiền truyền giáo.

Tên gọi A Nan có nghĩa là vui mừng, hoan hỉ. Vì vậy khuôn mặt của ông mang nụ cười hể hả biểu hiện bản chất của tên gọi này.

3. Thương Na Hòa Tu. Thương Na Hoà Tu là một nhà truyền giáo lớn của Phật giáo thời sơ khởi. Sự nghiệp của ông gắn với một câu chuyện mang đậm tính triết lý với người học trò là Ưu Ba Cúc Đa.

Tượng Thương Na Hòa Tu ở chùa Tây Phương mô tả ông đang quan sát và suy nghĩ về Ưu Bà Cúc Đa, dáng vẻ suy tư, chìm sâu vào triết lý.

4. Ưu Bà Cúc Đa. Ưu Bà Cúc Đa là đệ tử của Thương Na Hòa Tu , Tương truyền mỗi khi cứu độ được một người thì ông bỏ một thẻ tre vào trong hang. Về sau hang đá đầy đến tận nóc.

Tượng ông tay trái cầm một cuộn sách, tay phải cầm một thẻ tre [đã bị mất], được tạo dáng ngồi nhấp nhổm rất sinh động.

5. Đề Đa Ca. Sự nghiệp của vị Sư tổ Đề Đa Ca thường được biết đến với câu chuyện đầy ý nghĩa về việc truyền lại y bát cho người kế nghiệp là Di Giá Ca.

Khuôn mặt tượng Đề Đa Ca ở chùa Tây Phương mang nét đăm chiêu như đang chờ đợi người xứng đáng để trao truyền y bát.

6. Di Giá Ca. Sư tổ Di Giá Ca là người đã truyền bá Phật pháp ở rất nhiều vùng đất khác nhau. Tượng ông được tạo hình với thế đứng, khuôn mặt biểu lộ sự ngạc nhiên, như phía trước có cảnh lạ hay đang tranh luận với ai đó.

Đây là một trong những bức tượng thể hiện cảm xúc sống động nhất trong các tượng La Hán chùa Tây Phương.

7. Bà Tu Mật. Sư tổ Bà Tu Mật khi chưa xuất gia nổi tiếng là người thích kết giao bạn bè, thơ ca, uống rượu, ăn mặc lịch sự...

Tượng của ông được tạc trong tư thế cung kính niệm phật, miệng đang chào hỏi, cầu phúc cho người đối diện, quần áo trang phục chỉnh tề đẹp đẽ.

8. Phật Đà Nan Đề. Sư tổ Phật Đà Nan Đề là người có tài biện luận, giỏi ăn nói, sống thoải mái. Tượng ông được tạo hình rất sinh động, dáng người béo tốt, người ngả ra sau thoải mái, tay cầm cái que đang ngoáy tai, quần áo xuề xòa buông thõng.

Khuôn mặt tượng mang đầy nét hoan hỉ, ung dung tự tại.

9. Phục Đà Mật Đa. Tương truyền, Sư tổ Phục Đà Mật Đa đến 50 tuổi vẫn không nói, không đi ra khỏi nhà, vì chưa nghe được điều gì hay cả, cho đến khi Phật Đà Nan Đề đến tận nhà truyền pháp.

Vì thế tượng tạc lúc ông đã lớn tuổi, nhưng lần đầu mới được ngộ giáo lý, thể hiện qua việc đọc cuốn sách, mặt mũi hân hoan.

Chùa Tây Phương [làng Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất] cách trung tâm Hà Nội 40 km về hướng Tây Bắc là nơi quy tụ những kiệt tác điêu khắc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 18. Tại chùa có 64 pho tượng, đặc biệt là bộ tượng 18 vị La Hán được chạm khắc từ thời Tây Sơn cách đây hơn 200 năm.

Chùa Tây Phương có 3 tòa xếp thành hình chữ tam, gồm chùa Thượng, Trung, Hạ.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhiều hạng mục của chùa bị mối mọt, một phần mái ngói của chùa Hạ đã xô lệch, cứ sau mỗi trận mưa là bị thấm dột.

Chùa nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu giữa vùng đồng bằng màu mỡ, với núi, non, sông, nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên, do đó, giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của nó, cùng với bộ tượng Phật trong chùa, xứng đáng để Tây Phương là “đệ nhất cổ tự”. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.

Ni sư Thích Đàm Thuỷ - Trụ trì chùa Tây Phương cho biết, các pho tượng cổ của chùa đang bị xâm hại nặng bởi thời tiết và nhiều nguyên nhân khác. Hiện chân đế một số bức tượng đã bong gãy phần gỗ, bị mối đục loang lổ; trên gương mặt và phần thân của nhiều tượng cổ đã bong tróc lớp sơn son...

Ghi nhận của PV trong chiều 14/3, hàng chục pho tượng cổ trong chùa đã bị bong tróc lớp sơn son.

VIDEO: Cận cảnh ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, dự kiến đại tu với 150 tỉ đồng

Bộ tượng 18 vị La Hán được nhà thơ Huy Cận đã mô tả trong bài thơ “Các Vị La Hán Chùa Tây Phương”. Bài thơ đó đã ra đời cách đây hơn 60 năm [1960] và đã được giảng dạy cho học sinh bậc phổ thông.

Tại khu vực chùa Thượng và chùa Trung đang được đặt hộp nhử mối, thậm chí tại một số chân cột gỗ của chùa đã được khoan lỗ đặt thuốc diệt mối nhưng chưa hiệu quả. Ông Cấn Việt Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin thể thao huyện Thạch Thất cho biết, chùa Tây Phương đang có dấu hiệu xuống cấp và huyện đã có kế hoạch văn bản trình TP Hà Nội để xin phương án tu bổ.

Lớp gạch đá ong phủ rêu xanh theo thời gian.

Theo ông Cấn Việt Hùng, hiện nay thành phố đã giao cho Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với huyện Thạch Thất để lên phương án tu bổ tổng thể, với nguồn kinh phí dự kiến là 150 tỷ đồng.

Phần chân một số cột gỗ trong chùa bị mối mọt nếu không khắc phục nhanh có thể gây hư hại nặng.

//soha.vn/cac-vi-la-han-chua-tay-phuong-dang-xuong-cap-nghiem-trong-bong-troc-het-lop-son-son-20220315011611901.htm

Có bao nhiêu vị La Hán ở chùa Tây Phương?

Với 18 bức tượng La hán cổ của chùa Tây Phương đã được đưa về trưng bày tại hai bên chính điện chùa Thượng, mỗi bên 9 vị. Năm 2014, bộ 18 vị La hán cùng một số pho tượng khác gồm tất cả 34 pho tượng của chùa Tây Phương đã được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia.

chùa Tây Phương có bao nhiêu tướng?

Trong chùa có 64 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 mét, trang nghiêm phúc hậu.

chùa Tây Phương được xây dựng vào năm bao nhiêu?

Giới thiệu chung về chùa Tây Phương Theo các nhà Sử học, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8, sau nhiều lần trùng tu và cải tạo, ngôi chùa mang hình dáng kiến trúc như ngày nay.

chùa Tây Phương có bao nhiêu bậc cầu thang?

Chùa Tây Phương với 250 bậc đá lên chùa, một điểm đến không thế bỏ qua với nhiều du khách khi muốn tìm hiếu về văn hóa Phật giáo Việt Nam. Chùa Tây Phương còn có tên gọi là Sùng Phúc Tự có cảnh quan thanh cao, huyền thoại, được ví như cõi Tây Phương cực lạc.

Chủ Đề