Cơ cấu khách du lịch là gì

Cơ cấu khách du lịch là gì
Khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long. Ảnh: VGP/Hà Anh

Để đẩy mạnh kích cầu du lịch, đặc biệt trong bối cảnh ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, trong khuôn khổ Hội chợ VITM Hà Nội 2020, ngày 19/11, Tổng cục Du lịch đã tổ chức hội nghị về cơ cấu lại thị trường khách du lịch.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trong vài năm gần đây du lịch Việt nam đạt được những kết quả phát triển ấn tượng như tốc độ tăng trưởng lượng khách luôn đạt 2 con số, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế nhanh nhất thế giới, lượng khách nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng. Ngành du lịch có đóng góp GDP quan trọng cho đất nước, điển hình năm 2019 đạt 9,2% trong GDP.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác. Phấn đấu năm 2025 đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu 1.700-1.800 tỷ đồng, đóng góp 12-14% GDP. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thì chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực và kịp thời.

Bàn về vấn đề cơ cấu lại thị trường du lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho biết, từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế thế giới và Việt Nam, du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến ngành du lịch, nhưng cũng gợi mở cho chúng ta nhiều cơ hội để vượt qua thách thức, chuẩn bị điều kiện đón khách quốc tế sắp tới. 

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới giảm khoảng 1,1 tỷ lượt. Sau dịch, xu hướng du lịch quốc tế có nhiều thay đổi. Du khách sẽ chú trọng hơn các yếu tố an toàn sức khỏe, bảo hiểm du lịch, vệ sinh, tránh các không gian đông đúc, tránh tiếp xúc; xu hướng du lịch trong nước và khu vực; nhạy cảm đối với vấn đề chi phí và giá cả trong việc lựa chọn điểm đến.

Đối với du lịch Việt Nam, ngay sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào tháng 1/2020 thì rơi vào khủng hoảng do dịch COVID-19. Năm 2020, dự kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80% so với năm 2019. Mặc dù Bộ VHTT&DL cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình kích cầu, giảm giá… nhưng dự báo khách nội địa cũng giảm 50%. Đến nay, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%. Nhiều khách sạn phải đóng cửa. 

Vì vậy, trong bối cảnh này, vấn đề chính đặt ra là ngành du lịch cần đánh giá, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện Ban Tiếp thị Vietnam Airlines đánh giá, ngành du lịch khó phục hồi trong ngắn hạn, mà phải mất 2-3 năm, thậm chí dài hơn để hồi phục.

Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, mỗi năm người Việt Nam đi ra nước ngoài lên tới 9-10 triệu lượt, đây là lượng khách rất tiềm năng cho du lịch nội địa.

Ngành du lịch cũng cần xây dựng những sản phẩm khuyến khích khách nội địa tốt hơn. Ngoài các điểm đến quen thuộc, truyền thống như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, Sa Pa, Hà Giang… chúng ta còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác. Các điểm du lịch này cần được đầu tư tương xứng để thu hút khách, tránh tình trạng khách chỉ đi 1-2 lần rồi không đến nữa. Ngoài ra, các điểm du lịch quen thuộc cũng cần tăng sự mới lạ, hấp dẫn, độc đáo.

Theo Tổng cục Du lịch, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia cũng có xu hướng khuyến khích công dân nước mình đi du lịch nội địa. Bản thân du khách cũng có tâm lý e dè, lo ngại và đòi hỏi an toàn cao hơn khi đi du lịch.

Chính vì thế, ngoài tăng trưởng ổn định khách du lịch nội địa, phân bố cân đối các vùng miền… để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới, ngành du lịch cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, trong đó tập trung nghiên cứu sâu cơ cấu khách quốc tế theo nhu cầu và sản phẩm du lịch, các phân khúc khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, sử dụng các sản phẩm du lịch mà Việt Nam có lợi thế.

Cùng với đó khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thị trường. Đồng thời đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro trước những biến cố trong khu vực và thế giới.

Thiện Tâm


Dự báo trong năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam sẽ sụt giảm khoảng 80%, nội địa sụt giảm 50% so với năm 2019 mặc dù toàn ngành du lịch và hầu hết các địa phương đã tổ chức nhiều chương trình kích cầu, quảng bá du lịch.

Cơ cấu khách du lịch là gì

Các diễn giả chia sẻ quan điểm tại hội nghị. Ảnh: H.Q

Cơ cấu để giảm thiểu rủi ro

Ngày 19/11, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch (TCDL), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tái cơ cấu thị trường khách du lịch. Báo cáo đề dẫn tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho biết, thời gian qua du lịch Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng; lượng khách quốc tế giai đoạn 2015 – 2019 tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu khách của năm 2015 đã tăng lên 18 triệu khách vào năm 2019 (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7%/năm); lượng khách nội địa tăng 1,5 lần, từ 57 triệu lên 85 triệu lượt; tổng thu tăng 2,1 lần, từ 355 ngàn tỷ đồng lên 755 ngàn tỷ đồng; năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ xếp thứ 75 năm 2015 lên thứ 63 năm 2019.

Tuy nhiên đầu năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch; du lịch thế giới ước thiệt hại khoảng 1.100 tỷ USD. Sau dịch, xu hướng du lịch quốc tế có nhiều thay đổi, chú trọng yếu tố an toàn sức khỏe, tránh các không gian đông đúc, đi du lịch gần, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, nhu cầu nhiều hơn đối với các kỳ nghỉ dưỡng…

Năm 2020, du lịch Việt Nam ước đón 3,7 triệu khách quốc tế (giảm trên 80% so với năm 2019); giảm 50% lượng khách nội địa; thất thu khoảng 23 tỷ USD… Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là toàn ngành cần đánh giá lại, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới cho kinh doanh du lịch.

“Hiện du lịch Việt Nam, có khoảng 66,8% lượng khách từ thị trường Đông Bắc Á, ASEAN chiếm khoảng 11,3%, châu Âu chiếm khoảng 12%; 80% khách đến bằng đường không, 18,7% khách đến bằng đường bộ; 56,74% chi cho ăn uống - lưu trú, 20,57% chi cho mua sắm – giải trí, 20% chi cho vận chuyển; khách nội địa chiếm 82,5%, khách quốc tế chiếm 17,5%...”, ông Siêu cho hay.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh, việc cơ cấu lại thị trường khách là vô cùng cần thiết, để đảm bảo tăng trưởng bền vững khách quốc tế, khai thác hiệu quả tài nguyên, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thị trường; đa dạng hóa, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro; tăng trưởng ổn định khách nội địa, phân bố cân đối các vùng miền.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030 đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác. Cùng với đó là các mục tiêu đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu 1.700 - 1.800 tỷ đồng (77 - 80 tỷ USD), đóng góp 12 - 14% GDP vào năm 2025; đón 50 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu 3.200 ngàn tỷ đồng (130 tỷ USD), đóng góp khoảng 15% GDP vào năm 2030.

“Tuy nhiên, dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên thế giới, du lịch quốc tế chưa mở lại, du lịch nội địa đang duy trì sự ổn định thì ngành du lịch cần nhìn lại sự phát triển của thị trường khách, đánh giá, tu duy lại cách làm du lịch, xem xét lại cấu trúc phát triển hiện tại để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển giai đoạn mới sau khi hết dịch theo xu hướng và bối cảnh mới, đảm bảo phát triển bền vững”, ông Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ.

Ông Nguyễn Trùng Khánh dẫn chứng, thị trường khách quốc tế chỉ chiếm 1/5 tổng lượng khách, nhưng đóng góp tới 55% doanh thu toàn ngành. Do đó, vấn đề chính đặt ra là cần đánh giá lại, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách.

Cần nhiều sản phẩm độc lạ, hấp dẫn

Tham luận tại hội nghị, Chủ tịch HG Holding Ngô Minh Đức cho rằng, giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số là bắt buộc đối với phát triển của các ngành trong đó có du lịch. Để làm tốt cần có sản phẩm tốt, có nền tảng; phải có sự chia sẻ, liên kết các hệ sinh thái được phát triển bởi người Việt Nam; có chính sách bảo hộ từ phía cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo công bằng; tập trung truyền thông.

Chia sẻ tại hội nghị, đại diện Vietnam Airlines cho biết, hãng này đang tái cơ cấu lại đường bay theo diễn biến của dịch bệnh. Khi các đường bay quốc tế bị hạn chế thì hãng đã mở mới gần 22 đường bay trong nước mới, trước đó chưa từng khai thác, với sản lượng khách nội địa tăng 30%.

Đại diện của hãng hàng không quốc gia cho hay, lúc này các hãng hàng không và doanh nghiệp lữ hành đều mong muốn có thể hiểu rõ thị hiếu của nhóm khách nội địa. Trên thực tế các sản phẩm du lịch đang bán hiện nay là những sản phẩm truyền thống, chưa có sản phẩm mới với nhu cầu chi tiêu cao.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh Trần Hùng Việt nêu quan điểm, cần đẩy mạnh truyền thông các sản phẩm an toàn tại Việt Nam đã được du khách trải nghiệm; mở thêm thị trường khách quốc tế mới.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours cho rằng, hiện yếu tố hấp dẫn và quan trọng nhất với du khách là sản phẩm mới lạ, độc đáo, mang lại nhiều trải nghiệm khác biệt cho du khách chứ không phải là giá thành.

"Khi nhà nhà làm tour nội địa, du khách sẽ có nhiều lựa chọn hơn và trở nên khắt khe hơn khi tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Giảm giá không còn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mà quan trọng hơn là sản phẩm mới, có tính chất cá biệt hóa cao, đem lại nhiều trải nghiệm khác biệt cho khách hàng", ông Hoan chia sẻ.

Tổng kết hội nghị, ông Hà Văn Siêu cho rằng, ngành du lịch phải hành động, phải thay đổi, cơ cấu lại, đặc biệt là cơ cấu lại nguồn khách, từ đó cơ cấu lại sản phẩm phù hơp với điều kiện mới, lợi thế cũng như đón nhận cơ hội mới của du lịch Việt Nam. Việc thay đổi, hướng đến thị trường khách nào là do những người làm du lịch quyết định, đòi hỏi sự vào cuộc, đồng lòng của cả doanh nghiệp, địa phương, cơ quan quản lý./.

Hồng Quyên