Cơ cấu tổ chức ngân hàng SeABank

Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 LỜI CAM ĐOAN. Em xin cam đoan bài viết chuyên đề này hoàn toàn không có sự sao chép. Các tài liệu sử dụng trong chuyên đề chỉ mang tính tham khảo. Trần Thị Minh Trang Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG SEABANK............................................3 1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. .......................................................................................................................3 1.1.1. Khái quát về ngân hàng Đông Nam Á- SeAbank...........................3 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. 3 1.1.3. Khái quát hoạt động SeAbank giai đoạn 2005- 2008.....................6 1.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank............................................................................................11 1.2.1. Khái quát tình hình thẩm định dự án tại SeAbank........................11 1.2.2. Mục tiêu thẩm định tài chính.......................................................14 1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính tài SeAbank...................................14 1.2.4. Nội dung thẩm định dự án............................................................15 1.2.4.1 Thẩm định khách hàng..........................................................15 1.2.4.2 Thẩm tra đánh giá tình hình tài chính khách hàng...............17 1.2.4.3 Thẩm định dự án...................................................................19 1.2.5. Nội dung thẩm định tài chính dự án..............................................19 1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư cho dự án..................................19 1.2.5.2 Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án...........................20 1.2.5.3 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính...........................................21 1.2.5.4 Thẩm định tính an toàn tài chính dự án................................22 1.3. Minh họa thẩm định tài chính thẩm định........................................22 1.3.1. Giới thiệu về dự án đầu tư.............................................................22 1.3.2. Thẩm định khách hàng..................................................................23 1.3.3. Thẩm định chi tiết dự án...............................................................25 1.3.3.1 Khía cạnh thịt trường của dự án- Sự cần thiết phải đầu tư.. 25 1.3.3.2 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án..............................31 Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 1.3.3.3 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.............................34 1.3.4. Đề xuất..........................................................................................46 1.3.5. Đề xuất phương án đồng tài trợ....................................................47 1.4. Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án..........48 1.4.1. Ưu điểm.........................................................................................48 1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................49 1.4.2.1 Hạn chế.................................................................................49 1.4.2.2 Nguyên nhân..........................................................................52 CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN.................................................................................... 53 2.1. Phương hướng phát triển của ngân hàng SeAbank........................53 2.1.1. Hoạt động huy động vốn...............................................................53 2.1.2. Về hoạt động tín dụng...................................................................53 2.1.3. Định hướng của ngân hàng...........................................................54 2.1.4. Định hướng về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư..........54 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án................................................................................................................55 2.2.1. Về quy trình thẩm định tài chính...................................................55 2.2.2. Về phương pháp thẩm định...........................................................55 2.2.3. Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư..............................56 2.2.4. Tăng cường đầu tư thiết bị phục vụ thẩm định tài chính.............57 2.2.5. Nâng cao h ệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu..................................58 2.2.6. Đào tạo, nâng cao cán bộ thẩm định dự án đầu tư........................59 2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoàn thiện hoạt động thẩm định.............................................................................................................60 2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ liên quan...............................60 2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng SeAbank...............................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................62 Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 1 GVHD: TS. Trần Mai Hương LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã đem đến cho Việt Nam những thành tựu to lớn về mặt kinh tế và đời sống xã hội. Trong đó phải kế đến sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế sau thời kỳ đổi mới. Có được sự phát triển như hôm nay phải kể đến chính sách đúng đắn của nhà nước và những công cụ phục vụ cho chính sách kinh tế. Một trong những nhân tố được đánh giá cao vào công cuộc phát triển đất nước là hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng thương mại Việt Nam với chức năng là trung gian tài chính đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư. Và kết quả sau 20 năm đổi mới, đất nước đã có những đổi thay rõ rệt.Trong 5 năm trở lại đây ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ, số lượng tăng lên nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu về vốn của đất nước. Số lượng dự án tìm đến ngân hàng và ngân hàng cũng chủ động tìm đền chủ đầu tư ngày càng nhiều. Tuy nhiên ngân hàng vẫn là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy quyết định cho vay cần hết sức thận trọng Hơn nữa do yếu tố kinh tế thị trường tác động nên trong nền kinh tế tồn tại những phần tử thiếu đứng đắn, minh bạch trong kinh doanh. Vì vậy việc thẩm định cho vay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong thẩm định cho vay dự án, ngân hàng chủ trọng đến rất nhiều nội dung, trong đó phầm thẩm định chất tài chính dự án được chú trọng hơn hết. Do tầm quan trọng của đề tài này đã tạo cho em niềm hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Trần Mai Hương đã giúp em hoàn thành chuyên đề tót nghiệp : “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng SeAbank”. Đề tài của em gồm 2 phần: Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 2 GVHD: TS. Trần Mai Hương Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn. Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 3 GVHD: TS. Trần Mai Hương CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG SEABANK. 1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. 1.1.1. Khái quát về ngân hàng Đông Nam Á- SeAbank. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, tên viết tắt là SeAbank, là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào năm 1994. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng không ngừng phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và ngày một khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Sau gần 15 năm hoạt động, ngân hàng đã xây dựng được một hệ thống hoạt động đồng bộ khắp ba miền Việt Nam, định hướng rõ ràng về tài chính, nhân lực và công nghệ với tầm nhìn chiến lược xây dựng SeAbank trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP SeAbank khá chuyên môn hóa. Đồng thời vẫn đảm bảo được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban. Đứng đầu bộ máy tổ chức là đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông cử ra Hội đồng quản trị cùng Ban kiểm soát. Hai ban này cùng song song điều hành và giám sát hoạt đôngj của ngân hàng. Hội đồng quản trị bao gồm những cổ đông lớn nắm giữ một tỷ lệ phiếu nhất định. Với quyền hạn của mình Hội đồng quản trị đưa ra những chiến lược cho ngân hàng và giao nhiệm vụ cho Ban giám đốc. Ban giám đốc là ban trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, đưa các chiến lược của hội Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị về cụ thể hóa. Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 4 GVHD: TS. Trần Mai Hương Để hoàn thành nhiệm vụ mà ban giám đốc giao, dưới ban giám đốc còn có khối tham mưu cho Ban tổng giám đốc [ các phòng điện toán, Tổng hợp, Pháp chế, Tái thẩm định, kiếm soát nội bộ, tổ chức nhân sự], khối hỗ trợ[ nơi bao gồm các phòng phát triển thị trường, dịch vụ khách hàng], và khối tạo nên năng lực tài chính cho khách hàng: khối Kinh doanh[ trung tâm kinh doanh tiền tệ, trung kinh doanh, trung tâm thẻ]. Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 5 GVHD: TS. Trần Mai Hương ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban tổng giám đốc Khối kinh doanh Khối tham mưu Khối hỗ trợ Trung tâm KD tiền tệ và đầu tư Trung tâm thanh toán Phòng thanh toán trong nước Phòng Nguồn vốn Phòng Điện toán Phòng Kinh doanh ngoại tệ Phòng tổng hợp Phòng Đầu tư Phòng Pháp chế Phòng Thanh toán quốc tế Trung tâm kinh doanh Phòng Kế toán tài chính Phòng Tái thẩm định Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Tổ chức nhân sự Phòng hành chính Phòng Kế toán giao dịch Phòng Khách hàng và thẩm định Phòng Hỗ trợ hạch toán tín dụng Phòng Ngân quỹ Trung tâm Thẻ Phòng Khách hàng và dịch vụ Trung tâm Sản phẩm và Thị trường Phòng Phát triển khách hàng Phòng nghiên cứu và Phát triển thị trường Phòng Phát triển mạng lưới và dịch Phòng vụ Phát triển sản phẩm Phòng Quan hệ công chứng Phòng Công nghệ Trung tâm Giải pháp tự động Phòng Phát triển sản phẩm thẻ Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 6 GVHD: TS. Trần Mai Hương 1.1.3. Khái quát hoạt động SeAbank giai đoạn 2005- 2008. Giai đoạn 2005- 2008 là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến to lớn của thị trường tài chính Việt Nam, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Đồng thời vào cuối giai đoạn này cũng chứng kiến sự suy thái nghiêm trọng của nền kinh tế. Ngành tài chính ngân hàng chịu những ảnh hưởng to lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, bằng sự nỗ lực đổi mới và phát triển mạnh mẽ, SeAbank đã và đang vượt qua những khó khăn thách thức để khẳng định vị thế của một ngân hàng năng động, hiện đại trên thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2005 là năm đánh dấu những bước thay đổi ntrong định hướng chiến lược của SeAbank cả về mặt chiều rộng đến chiều sâu. Kết quả hoạt động năm 2005 cho thấy, lợi nhuận năm 2005 đạt được gấp 4 lần năm 2004. Đặc biệt về mặt chiến lược, ngân hàng đã chuyển hội sở chính về Hà Nội – trung tâm tài chính của cả nước, đồng thời ngân hàng mở thêm một loạt các chi nhánh tại ba miền. Năm 2005, ngân hàng Đông Nam Á còn được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên phong tro b việc sử dụng công nghệ cao. Ngân hàng tích cực triển khai phần mền quản trị ngân hàng Tenemos T24. Đây là một trong những phần mền tiên tiến tại Việt Nam vào thời điểm 2005 nhằm phục vụ cho các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như: Thẻ ATM, Phone Banking, Inenet Banking. Ngân hàng luôn ý thức việc đổi mới công nghệ đi kèm với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tiến bước đưa ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại hàng đàu Việt Nam. Năm 2006, là một năm ngân hàng đạt được nhiêu thành công to lớn.Quy mô vốn điều lệ là 500 tỷ, giá trị tổng tài sản đạt 10.201, tốc độ tăng trưởng lợi trước thuế tăng gần 300% so với năm 2005.Trong năm này mạng lưới hoạt Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 7 GVHD: TS. Trần Mai Hương động của SeAbank tuy chưa nhiều, nhưng là năm chiến lược đưa SeAbank vươn tới chiếm lĩnh thị trường cả nước. Thời điểm năm 2006 này, SeAbank đã có 30 điểm giao dịch tại các trung tâm lớn kinh tế trên cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang…. Năm 2006 cũng là năm công nghệ T24 Tenemos đi vào khai thác sử dụng và đã chứng minh hiệu quả nó mang lại là những tiện ích vượt trội thuận lợi cho công tác quản trị mạng điều hành giao dịch với khách hàng. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngân hàng tiếp tục cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích mang tính ưu việt và cạnh tranh cao: sản phẩm cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay tiêu dùng, sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp[ doanh nghiệp vàng, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang…. Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt độngc của ngân hàng. Ngân hàng Đông Nam Á ký các hợp đồng hợp tác liên doanh góp vốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ. Ngân hàng từng bước hoàn thiện cơ cấu tỏ chức hơn nữa với việc thành lập trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán, trung tâm nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ. Năm 2008, mặc dù bối cảnh hoạt động của ngân hàng hết sức khó khăn nhưng ngân hàng SeAbank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và thu được 457 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với năm 2007. Tổng tài sản của ngân hàng gần 22.779 tỷ đồng, tổng huy động vốn 16.726 tỷ đồng. Và một con số rất đáng mừng của SeAbank lượng khách hàng của SeAbank đã lên tới 51.000 khách hàng tại khắp các tỉnh thành cả nước. Đến năm 2008 này ngân hàng đã có trên 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm, trong đó số điểm giao dịch mở thêm là 29 điểm giao Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 8 GVHD: TS. Trần Mai Hương dịch tại nhiều địa bàn mới. Trong năm này hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng tạo được ấn tượng mạnh mẽ, đạt gần 16 tỷ, bằng 232% năm 2007. Kế hoạch năm 2009 cho hay, SeAbank đạt mục tiêu vốn điều lệ trên 5000 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản của SeAbank sẽ lên tới 30 000 tỷ đồng, mạng lưới giao dịch sẽ đạt mức 100 điểm trên toàn quốc. Những bước phát triển của ngân hàng Đông Nam Á được thể hiện qua các số liệu sau: Bảng 1: Chỉ tiêu tài chính của SeAbank.[báo cáo thường niên] Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn điều lệ 250 500 3000 4068 Tổn tài sản 6125 10200 26241 22279 Tổng huy động vốn 5117 8346 20249 16726 Tổng dư nợ 1350 3363 11041 19764 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.42 0.23 0.24 0.3 50.63 136.88 408.75 457 Lợi nhuận trước thuế  Chỉ số về quy mô Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 9 GVHD: TS. Trần Mai Hương Nhìn trên biểu đồ cho thấy: mô về vốn điều lệ của ngân hàng tăng qua các năm, Tổng tài sản của ngân hàng tăng trong 3 năm đầu, và có dấu hiệu giảm vào năm 2008. Sự suy giảm này là khó tránh khỏi. Do năm 2008 hệ thống tài chính Việt Nam phải hứng chịu cơn bão khủng hoảng kinh tế.  Chỉ số kinh doanh của ngân hàng Nhìn vào biểu đồ trên, năm 2005, mức độ huy động vốn còn khá yếu, và tỷ lệ cho vay cũng ở mức hạn chế. Nhưng từ năm 2006 trở đi, huy động vốn tăng lên đáng kể. Tỷ lệ cho vay khá cao. Ở tất cả các năm tổng cho vay nhỏ hơn so tổng huy động. Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 10 GVHD: TS. Trần Mai Hương  Lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng qua các năm. Năm đạt được lợi nhuận nổi bất phải kể đến năm 2007. Trong năm này lợi nhuận tăng mạnh từ 136.8 tỷ lên 408 tỷ. Và đặc biệt năm 2008, mặc dù phải hứng chịu cơn bão tài chính, nhưng ngân hàng vẵn giữ được mức tăng trưởng ổn định.  Tỷ lệ nợ quá hạn. Xét về mặt tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2005 -2008 điện qua biểu đồ sau: Dựa vào biểu đồ, trong năm 2005 khi ngân hàng thay đổi chiến lược, mở rộng thị trường đúng trước nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 11 GVHD: TS. Trần Mai Hương khá cao. Nhưng nó đã được khắc phục trong năm 2006, 2007. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn tuy có tăng do biến động của nền kinh tế, nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát của ngân hàng. Trên đây là những biến động của ngân hàng trong thời gian gần đây. Những con số khả quan này, cho thấy ngân hàng Đông Nam Á, mặc dù còn non trẻ nhưng là một ngân hàng đầy tiềm năng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó, SeAbank luôn phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng với giá trị nổi bật về uy tín thương hiệu và chất lượng tài sản tại thị trường Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường khu vực. Theo đó mà SeAbank cam kết cung cấp một tập hợp các sản phẩm mang tính chuyên nghiệp cao từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm đầu tư, các dịch vụ tài chính cao cấp cho các phân khúc khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa cho các khách hàng và lợi ích cổ đông và sự phát triển của tập đoàn đóng góp chung vào sự phát triển chung của xã hội. 1.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng SeAbank. 1.2.1. Khái quát tình hình thẩm định dự án tại SeAbank. Đối với SeAbank, việc thẩm định chính là bước sàng lọc cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.Thẩm định dự án tại SeAbank luôn được chú trọng ngay từ khi ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động. Công tác thẩm định này ngày càng được quan tâm hơn nữa. Ngân hàng xây dựng cho mình một quy trình toang diện vào năm 2005, khi ngân hàng bắt đầu chuyển hướng, xâm nhập sâu vào thị trường tài chính Việt Nam. Tất cả các khách hàng của SeAbank đều được thẩm định một cách cẩn thận và toàn diện. Bản báo cáo thẩm định Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 12 GVHD: TS. Trần Mai Hương vừa là đánh giá để ngân hàng tiến hành cho vay, vừa là tài liệu tư vấn cho khách hàng những điểm chưa hợp lý của dự án. Về mặt cụ thể thì công tác thẩm định của SeAbank khá toàn diện.Tính từ năm 2005 trở lại đây, khi ngân hàng bắt đầu xâm nhập sâu vào hệ thống tài chính Việt Nam, Tỷ lệ dự án ngân hàng cho vay thường ổn định ở múc 70% . Tổng số vốn được chấp nhận luôn đạt trên 80%. Theo số liệu trong bảng dưới đay thì số vốn được xét duyệt tăng nhanh, dặc biệt ở năm 2007. Tuy nhiên, năm 2008 số vốn xét duyệt tuy có giảm đôi chút. Điều này khá dễ hiểu, do năm 2008 thị trường tài chính có những biến động lớn. Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, lãi suất tăng giảm liên tục. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn đạt được mục tiêu đề ra, đó là do sự lỗ lực không ngững của lãnh đạo và nhân viên SeAbank. Tỷ lệ xét duyệt ổn định đi kèm với tỷ lệ nợ quá hạn giảm nói lên rằng công tác thẩm định khá hiệu quả khi đánh giá được các phương án tốt và khả năng quản lý của ngân hàng khá hiệu quả. Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 13 GVHD: TS. Trần Mai Hương Bảng 2: Tình hình thẩm định tài chính dự án vốn vay tại SeAbank năm 2005- 2008 Chỉ tiêu Dự án xin vay vốn Số dự án Số tiền Được chấp nhận Số dự án Số tiền Bị từ chối Số dự án Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 83 1250 125 3245 452 9720 437 8978 62 812.5 105 2758.25 339 8262 306 6284.6 21 113 131 Số tiền 437.5 20 486.75 Tỷ lệ được chấp thuận Số dự án Số tiền Tỷ lệ bị từ chối Số dự án Số tiền Tỷ lệ bị từ chối Số tiến quá hạn/ dư nợ vay dự án Thời gian thẩm định cho một dự án 1458 2693.4 75% 65% 84% 85% 75% 85% 70% 70% 25% 35% 16% 15% 25% 15% 30% 30% 0.4 0.23 0.24 0.3 30 25 23 22 Nguồn: Báo cáo thường niên 2005 - 2008 1.2.2. Mục tiêu thẩm định tài chính. Công tác thẩm định tài chính là một khâu rất quan trọng đối với ngân hàng, đặc biệt đối với ngân hàng thương mại. Và SeAbank luôn đề cao vai trò của thẩm định. SeAbank luôn tuân tủ theo nguyên tắc thẩm định dự án nhằm đảm bảo đưa ra những kết luận chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả của dự án đầu tư. Thẩm định ngân hàng phải tính tới các yếu tố về khả năng trả nợ của hách hàng, rủi ro mà dự án gặp phải. Từ đó, SeAbank sẽ đưa ra quyết Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 14 GVHD: TS. Trần Mai Hương định chính xác có nên cho vai hay từ chối. Do SeAbanfk luôn hoạt động theo phương châm khách hàng là thượng đế nên công tác thẩm định được đảm bảo cách khách quan, khoa học, toàn diện đề chỉ ra những mặt tốt của dự án, từ đó tiến hành cho vay, đồng thời giúp chủ đầu tư rà soát lại dự án dự án một lần nữa, xem xét tính tính khả thi của dự án. Công tác thẩm định chính là cơ sở để ngân hàng tham gia góp ý với chủ đàu tư, tư vấn cho chủ đầu tư, nhằm tại tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu nợ gốc và lại đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro. Thẩm định một khâu không thể thiếu vì nó chính là cơ sở để tính toán số tiền cho vay hợp lý, thời hạn ngân hàng có thể cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân và mức độc cho vay hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng vay vốn hoạt động có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đầu tư ngân hàng. 1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính tài SeAbank. Khâu thẩm định tài chính là một khâu của thẩm định dự án. Do vậy thẩm định tài chính dự án cũng trải qua các bước thẩm định dự án như sau: Bước 1: Tại trung tâm phát triển kinh doanh, cụ thể là phòng khách hàng và thẩm định tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ sẽ trao đổi đề nghị khách hàng bổ sung. Sau khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng, chuyển sang bước 2. Bước 2: Phòng khách hàng và thẩm định tiến hành thẩm định, lập tờ trình thẩm định. Cán bộ thẩm định cán và trưởng phòng sẽ tiến hành ký tờ trình thẩm định và chuyển sang phòng thẩm định và tái thẩm định. Bước 3: Phòng thẩm định và tái thẩm định xem xét hồ sơ trước khi trình ban điều hành, nếu thấy còn phải giải trình thêm thì đề nghị phòng phát triển kinh doanh giải trình và phải thu thập thêm các thông tin bổ sung. Sau khi xem xong, thẩm định và tái thẩm định lập phiếu kiểm tra và gửu cùng bộ hồ sơ lên ban điều hành. Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 15 GVHD: TS. Trần Mai Hương Bước 4: Ban điều hành xem xét nếu thấy điểm nào chưa rõ thì đề nghị phòng phát triển thẩm định và tái thẩm định giải trình, khi đạt yêu cầu thì trình tờ duyệt. Nếu khoản vay của dự án từ 7 tỷ trở xuống thì ban điều hành duyệt và chuyển lại hồ sơ cho phòng phát triển kinh doanh, nếu vượt 7 tỷ thì duyệt và chuyển hội đồng quản trị xem xét. Bước 5: Hội đồng quản trị xem xét nếu thấy điểm nào cần giải trình sẽ đè nghị phòng phát triển kinh doanh làm rõ, khi đạt yêu cầu thì sẽ chuyển phòng phát triển kinh doanh để thông báo cho khách hàng. 1.2.4. Nội dung thẩm định dự án. Công tác thẩm định cho vay của ngân hàng SeAbank được thẩm định trên nhiều khía cạnh để đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá tính khả thi của dự án. Nội dung thẩm định của SeAbank bao gồm các mặt sau: thẩm định khách hàng, thẩm định chi tiết dự án, thẩm định tài sản đảm bảo. 1.2.4.1 Thẩm định khách hàng. SeAbank thẩm định khách hàng qua những chỉ tiêu sau: Năng lực pháp lý, mô hình tổ chức quản trị điều hành, ngành nghề kinh doanh, năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thứ nhất, SeAbank sẽ tìm hiểu chung về chủ đầu tư. - Lịch sử hình thành và phát triển, mô hình hoạt động hiện nay của Chủ đầu tư. - Những thay đổi trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư trên các mặt: vốn; cơ chế quản lý; công nghệ, thiết bị; lĩnh vực hoạt động; sản phẩm. - Bối cảnh chung của lĩnh vực kinh doanh mà Chủ đầu tư đang hoạt động và của lĩnh vực kinh doanh đối với dự án đầu tư dự định triển khai; vị thế hiện nay của Chủ đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh đó. Thứ hai, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 16 GVHD: TS. Trần Mai Hương - Chủ đầu tư, chủ sở hữu của Chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật hay không? - Chủ đầu tư có được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành hay không? - Sự phù hợp giữa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép hành nghề [trường hợp cần có] của Chủ đầu tư với các nội dung cơ bản của dự án đầu tư [về thời hạn hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…]? - Chủ đầu tư hiện đang có liên quan đến tranh chấp pháp luật nào không? Thứ ba, đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định thực hiện việc đánh giá năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư thông qua các nội dung sau: - Quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư có hợp lý không? - Số lượng, trình độ, cơ cấu lao động của Chủ đầu tư có đáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển, mở rộng hoạt động của Chủ đầu tư hay không? Thứ tư,đánh giá uy tín trong quan hệ tín dụng của Chủ đầu tư Cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá tình hình quan hệ của Chủ đầu tư với các tổ chức tài chính – tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên các khía cạnh sau: * Quan hệ tín dụng đối với các Chi nhánh SeAbank. - Chủ đầu tư đã từng có quan hệ tín dụng với các Chi nhánh SeAbank Chủ đầu tư có thực hiện đúng các nghĩa vụ cam kết với SeAbank [về mục đích vay vốn, nghĩa vụ trả nợ vay…] trong quan hệ tín dụng không? - Tình hình dư nợ [nếu có]? Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368 Chuyên đề thực tập 17 GVHD: TS. Trần Mai Hương - Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? * Quan hệ tín dụng đối với các Tổ chức tài chính – tín dụng khác - Dư nợ ngắn, trung, dài hạn [chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đã quá hạn,…]? - Mục đích vay vốn của các khoản vay? - Đánh giá mức độ tín nhiệm của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng? Cán bộ thẩm định cần phân tích và nhận xét về uy tín của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng đối với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng khác. Các khoản dư nợ quá hạn nếu có phải được giải trình lý do và phương án khắc phục khả thi. Cán bộ thẩm định cần khẳng định quan hệ tín dụng giữa Chủ đầu tư với SeAbank và các Tổ chức tài chính - tín dụng là sòng phẳng, đúng hạn hoặc dây dưa, không sòng phẳng, không đúng hạn. 1.2.4.2 Thẩm tra đánh giá tình hình tài chính khách hàng. Việc đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư dự án phải được thực hiện trên cơ sở phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đưa ra được những kết luận chuẩn xác nhất về các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động của Chủ đầu tư; về thực trạng, xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; về những tiềm lực và rủi ro của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với NHPT để đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn vốn tín dụng trong hoạt động cho vay. a. Kiểm tra báo cáo tài chính của chủ đầu tư. Chuyên viên thẩm định đánh giá độ tin cậy của các Báo cáo tài chính Báo cáo đó có được các cơ quan uy tín lập và kiểm tra khômg, nội dung, phương pháp lập có đúng hay không. Cán bộ thẩm định tổng hợp những điểm cần lưu ý khi kiểm tra các nội dung nêu trên để kết hợp với việc phân Website: //www.docs.vn Email : Tel : 0918.775.368

Video liên quan

Chủ Đề