Có nên công nhận hôn nhân đồng giới

Câu hỏi

Trả lời

Mặc dù Kinh Thánh nói về vấn đề tình dục đồng tính, nhưng lại không nói đích danh về hôn nhân đồng tính. Nhưng rõ ràng là Kinh Thánh lên án tình dục đồng tính là phi đạo đức và phi tự nhiên. Trong Lê-vi Ký 18:22 xác nhận quan hệ tình dục đồng tính là tội lỗi đáng gớm ghiếc. Rô-ma 1:26-27 tuyên bố ham muốn và hành vi quan hệ tình dục đồng tính là điều đáng xấu hổ, phi tự nhiên, mang tính xác thịt, và thiếu đứng đắn. 1 Cô-rinh-tô 6:9 viết rằng người đồng tính là không công chính và sẽ không được thừa hưởng nước thiên đàng. Vì Kinh Thánh lên án ham muốn cũng như là hành vi quan hệ tình dục đồng tính nên việc "kết hôn" đồng tính không phải là ý muốn của Chúa, và đúng hơn, nó là tội lỗi. Bất kỳ khi nào Kinh Thánh đề cập tới hôn nhân, thì nó đều giữa một người nam và người nữ, Sáng Thế Ký 2:24, mô tả là người nam sẽ rời bỏ cha mẹ mình và trở nên hiệp một với vợ. Trong những phân đoạn hướng dẫn về hôn nhân, như là 1 Cô-rinh-tô 7:2-16 và Ê-phê-sô 5:23-33, Kinh Thánh rõ ràng xác nhận hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Nói theo Kinh Thánh, hôn nhân chính là sự kết hiệp trọn đời của một người nam và một người nữ, vì mục đích chính là xây dựng một gia đình và cung cấp một môi trường ổn định cho gia đình đó. Không phải chỉ có Kinh Thánh mới thể hiện quan điểm như vậy về hôn nhân. Quan điểm của Kinh Thánh cũng là hiểu biết toàn cầu về hôn nhân trong bất kỳ nền văn mình của lịch sử thế giới. Lịch sử chống lại hôn nhân đồng tính. Ngành tâm lý học thế tục hiện đại cũng nhận ra rằng đàn ông và phụ nữ về tâm lý và cảm xúc là bổ sung cho nhau. Về mặt gia đình, các nhà tâm lý học quả quyết rằng sự kết hợp giữa người nam và nữ, trong đó cả vợ và chồng là một hình mẫu về giới tính tạo ra môi trường tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ ổn định. Tâm lý học cũng chống lại hôn nhân đồng tính. Về mặt tự nhiên, rõ ràng, là đàn ông và phụ nữ sinh ra để "dành cho nhau" về mặt tình dục. Nếu mục đích tự nhiên của việc quan hệ tình dục là sinh sản, thì mối quan hệ giữa một người nam và người nữ sẽ thực hiện được mục đích này. Tự nhiên chống lại hôn nhân đồng tính. Nếu như Kinh Thánh, lịch sử, tâm lý học và tự nhiên đều ủng hộ hôn nhân giữa người nam và người nữ — tại sao vấn đề này lại gây tranh cãi? Tại sao những người không ủng hộ hôn nhân đồng tính lại bị cho là thù ghét, cuống tín cố chấp, cho dù họ cố trình bày sự bất đồng của mình một cách tôn trọng nhất? Tại sao phong trào đồng tính lại thúc đẩy hôn nhân đồng tính một cách hung hăng như vậy trong khi hầu hết mọi người, có tôn giáo hay không tôn giáo đều ủng hộ, hoặc tối thiểu là không chống lại việc một cặp đồng tính cũng có quyền kết hợp dân sự như là những cặp vợ chồng dị tính khác. Câu trả lời là, theo như Kinh Thánh, mỗi người vốn biết rằng quan hệ tình dục đồng tính là phi tự nhiên và đạo đức, và cách duy nhất để áp chế sự hiểu biết vốn có này là bình thường hóa vấn đề quan hệ tình dục đồng tính và tấn công bất kỳ sự phản ứng nào. Cách tốt nhất để bình thướng hóa vấn đề đó là đặt hôn nhân đồng tính ngang hàng với hôn nhân truyền thông của hai người có giới tính khác nhau. Rô-ma 1:18-32 có nói về điều này. Chúng ta biết lẽ thật vì Chúa đã nói rõ ràng. Lẽ thật bị từ chối và thay thế bằng giả dối. Giả dối được đề cao, lẽ thật bị áp chế và tấn công. Sự công kích và tức giận từ phía phong trào quyền cho người đồng tính dành cho bất kỳ ai phản đối họ chứng tỏ quan điểm của họ không có khả năng biện hộ. Bảo vệ một quan điểm yếu đuối bằng cách lên giọng là một mánh lới lâu đời trong tranh luận. Có lẽ Rô-ma 1:31 là bản mô tả chính xác nhất về động cơ của phong trào quyền người đồng tính, "dại dột, bội tín, không có tình người, không có lòng thương xót." Ủng hộ hôn nhân đồng tính là chấp thuận với lối sống của mối quan hệ đồng tính, một điều mà Kinh Thánh dứt khoát lên án là tội lỗi. Cơ Đốc nhân nên đứng vững chống lại quan điểm hôn nhân đồng tính. Hơn nữa, chúng ta có những lập luận hợp lý và vững vàng chống lại hôn nhân đồng tính mà không cần viện tới Kinh Thánh. Một người không cần phải là Cơ Đốc nhân để nhận thấy hôn nhân đồng tính là giữa một người và người nữ. Theo Kinh Thánh, hôn nhân là do Chúa thiết lập giữa người nam và người nữ (Sáng Thế Ký 2:21-24; Ma-thi-ơ 19:4-6). Hôn nhân đồng tính là một hình thức bóp méo hôn nhân và là sự sỉ nhục với Chúa, Đấng tạo nên hôn nhân. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta không chấp nhận nhưng cũng không phớt lờ tội lỗi. Thay vào đó, chúng ta nên chia sẻ tình yêu của Chúa và sự tha thứ tội lỗi của Ngài là điều luôn sẵn sàng dành cho mọi người, bao gồm người đồng tính, thông qua Chúa Giê-xu Christ. Chúng ta nói lẽ thật trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15) và bảo vệ lẽ thật một cách "ôn tồn và trân trọng" (1 Phi-e-rơ 3:15). Là Cơ Đốc nhân, khi chúng ta đứng lên bảo vệ lẽ thật thì hệ quả có thể là bị tấn công cá nhân, sỉ nhục, và bắt bớ, chúng ta nên nhớ lời của Chúa Giê-xu: "Nếu thế gian ghét các con thì hãy biết rằng thế gian đã ghét Ta trước các con. 19Nếu các con thuộc về thế gian thì thế gian hẳn yêu thương những người thuộc về mình. Nhưng vì các con không thuộc về thế gian, và Ta đã lựa chọn các con từ giữa thế gian, nên thế gian ghét các con." (Giăng 15:18-19).

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về hôn nhân đồng tính?

Quan điểm khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Quan điểm khác nhau về hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật hôn nhân và gia đình 2014.

2. Luật sư tư vấn:

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm trái chiều nhau về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính, có “nên hay không nên” ủng hộ quan hệ hôn nhân này? Theo đó, có một số quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: ủng hộ quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này đưa ra những lập luận dựa trên cơ sở sinh học và trên quyền con người đó là:

Thứ nhất, xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người. Vì lẽ đó, quyền nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ.

Thứ hai, vì đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có quyền lựa chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình. Việc pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách nhìn định kiến đối với người đồng tính.

Thứ ba, cần phải công nhận hôn nhân đồng tính bởi vì định kiến xã hội mà nhiều người đồng tính phải sống trong vỏ bọc, thực chất là hộ phải xác lập cuộc hôn nhân không tình yêu, nhằm che đậy giới tính thật của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân người đồng tính mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của những người liên quan.

Thứ tư, việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phần lớn người đồng tính đều phải tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân. Quan hệ tùy tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đồng tính cũng như gia đình và xã hội.

Xem thêm: Tuổi kết hôn là gì? Độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam và nữ năm 2022?

Thứ năm, không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính ngày càng làm cho sự kì thị, phân biệt đối xử với người đồng tính thêm sâu sắc. Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tình dục, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hướng tới đời sống tình dục an toàn.

Quan điểm thứ hai: không ủng hộ việc cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính. Quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.

Thứ nhất, những người theo quan điểm này cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì trong xã hội còn có nhiều người do ảnh hưởng của a dua, đua đòi họ muốn theo trào lưu, muốn sống thử với cảm giác mới dẫn đến tình trạng sông như vợ chồng của các cặp đôi đồng tính, ngày càng phổ biến ở khắp các vùng miền. Vì vậy để đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn truyền thống gia đình, pháp luật không cho phép kết hôn giữa những người đồng giới.

Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình 2014 mới có hiệu lực quy định kết hôn được xác định giữa một bên là nam và một bên là nữ vì mục đích kết hôn nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực hiện chức năng quan trọng là sinh đẻ và duy trì nòi giống, đây cũng là tuân theo quy luật tự nhiên, gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vậy các trường hợp kết hôn đồng tính không đảm bảo được các chức năng này.

Thứ ba, quyền kết hôn là của mỗi cá nhân nhưng không chỉ đơn thuần như vậy vì hạnh phúc của mỗi cá nhân không tách rời hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nên trong chừng mực nhất định lợi ích của cá nhân trong gia đình phải cân bằng cùng lợi ích của gia đình và xã hội, vì lẽ đó quyền tự do kết hôn luôn giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật.

Có nên công nhận hôn nhân đồng giới

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568

Thứ tư, pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà không cấm họ chung sống với nhau. Do vậy, người đồng tính vẫn có thể chung sống như vợ chồng mà không bị ngăn cấm, hay cản trở, họ vẫn có quyền được mưu cầu hạnh phúc.

Xem thêm: Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ qua chế định kết hôn và ly hôn

Như vậy, mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lí. Không thể phủ nhận rằng số người đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế, nếu ngăn cảm họ thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tính luyến ái không phải là tệ nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn. Trên thế giới đã có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận kết hôn đồng giới như: Hà Lan. Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, … Ở Việt Nam chúng ta hiện nay quy định việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính đang tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với những đồng tính. Tuy nhiên, trong một xã hội truyền thống như Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới ở thời điểm này cần phải được nghiên cứu một cách thận trọng. Để đáp ứng nhu cầu đối với người đồng tính pháp luật nên ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng giới, nhưng nếu họ yêu cầu công nhận việc kết hôn của họ thì nhà nước không công nhận, pháp luật không cấm việc chung sống với nhau của người đồng tính, nhưng pháp luật cũng không công nhận họ là vợ chồng, nhằm đảm bảo đạo đức phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Việc thừa nhận quyền sống chung của họ, tạo ra nhận thức đúng mực, cách ứng xử phù hợp với những người đồng tính, hạn chế sự phân biệt đối xử với người đồng tính, tạo ra cái nhìn đúng đắn của xã hội với người đồng tính, cảm thông chia sẻ với họ, bớt sự áp lực của họ và người thân của họ. Việc ghi nhận quyền được sống chung giữa những người đồng tính sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý cần được pháp luật điều chỉnh như quyền nhân thân, tài sản, con cái hoặc việc nhận nuôi con nuôi. Vì vậy Nhà nước ta cần xem xét và có quy định pháp lý cho họ như quyền yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ, sống chung thủy đối với quyền nhân thân và tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền tài sản.