Có nên rửa nước muối vào vết thương

Cần chăm sóc vết thương da

Bệnh nhân thường chỉ đến bệnh viện khi có biểu hiện sưng nề, viêm mủ, đau đớn khiến đi lại khó khăn. Hầu hết những trường hợp này đều do sơ cứu và chăm sóc vết thương không đúng cách. Trong thực tế, một vết thương rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm tấy, hoại tử, nhiều lúc có thể “chạy hạch” nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng, do đó, chúng ta không nên chủ quan.

Có nên rửa nước muối vào vết thương

Khi bị tai nạn, có vết thương xây xát cần xử trí theo các bước như sau:

1. Để vết thương dưới vòi nước sinh hoạt chảy liên tục, vừa giúp giảm đau vừa làm trôi đất cát bẩn vương vãi trên da bị xây xát. Cũng có thể làm sạch tạm thời vết thương dưới dòng nước chảy bằng xà phòng tắm. Tuyệt đối không dùng nước oxy gìa để rửa vết thương vì nó sẽ làm tổn thương các tế bào lành dưới lớp da tổn thương, làm chậm quá trình lành vết trầy xước. Cũng không được chà xát lên vết thương, sẽ làm vết thương thêm lan rộng và tổn thương nặng hơn.

2. Rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc kết hợp với Povidine pha loãng.

3. Sau đó đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo vừa đủ chặt. Mục đích là giữ ẩm trên bề mặt vết xây xát da, giúp không đau, da vẫn thoáng, vết thương mềm mại không đóng vảy khô, hạn chế sẹo xấu.

4. Thay băng hằng ngày. Khi lấy gạc cũ nên tưới nước muối sinh lý hoặc nước cất sạch giúp gạc không dính vào vết thương lúc tháo ra. Nếu vết thương dơ, viêm đỏ nên đi khám để được bác sĩ đánh giá tình trạng, cho kháng sinh, kháng viêm thích hợp.

Bác sĩ ngoại khoa hướng dẫn lựa chọn dung dịch rửa vết thương hở

ThS.BS Nguyễn Anh Trung – Trưởng khoa Ngoại cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ hướng dẫn bạn đọc AloBacsi cách lựa chọn dung dịch rửa vết thương hở và hiểu rõ hơn tính chất của từng dung dịch sát khuẩn.

Dung dịch cồn 70 độ, 90 độLà dung dịch sát khuẩn thông dụng, an toàn, thường được sử dụng sát khuẩn bề mặt da khi tiêm thuốc, vaccine… Khi dùng không cần pha loãng, tuy nhiên khi sử dụng các dung dịch này sẽ làm vùng da bôi lên bị khô, kích ứng da khi dùng nhiều lần.

Dung dịch oxy già (Hydrogen peroxyd)

Các loại dung dịch này được bán ở các nồng độ: 6%, 3%, 1,5%. Hiện nay dung dịch này được dùng rất phổ biến và chủ yếu để rửa vết thương nhiễm trùng, giập nát nhiều, có dị vật… Nhưng chỉ được sử dụng trong giai đoạn sớm cần rửa trôi hết các dị vật dơ, mô dập nát… Hạn chế sử dụng khi vết thương đang lành tốt.Đôi khi nó còn  được dùng để súc miệng. Tuy nhiên với dung dịch oxy già cần chú ý, tùy vào loại vết thương mà sử dụng với nồng độ khác nhau vì nếu sử dụng dung dịch oxy già với nồng độ cao và thường xuyên có thể làm tổn thương tế bào lành, làm vết thương nặng hơn.

Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)

Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn tốt, an toàn và không gây tổn thương tế bào lành hay gây nhiễm độc như cồn iod. Có thể được dùng rộng rãi cho mọi loại vết thương và dùng phối hợp với các thuốc sát khuẩn khác như oxy già hay povidine.

Povidone iodine

Là dung dịch rửa vết thương thông dụng nhất, kháng khuẩn hiệu quả, ít gây độc tế bào, có thể sử dụng cho mọi loại vết thương. Tuy nhiên, hấp thụ iod có khả năng gây ra một số tác dụng phụ đáng kể. Các sản phẩm thương mại của povidine chứa một số chất tẩy, ảnh hưởng quá trình lành vết thương. Do đó, khi rửa trực tiếp vết thương hở nên pha loãng hoặc nên rửa lại với nước cất hoặc nước muối sinh lý sau khi dùng povidone iodine.

Có nên rửa nước muối vào vết thương
ThS.BS Nguyễn Anh Trung đang thăm khám cho bệnh nhân.

Lựa chọn dung dịch rửa vết thươngTùy theo từng loại vết thương và từng giai đoạn lành vết thương mà lựa chọn dung dịch rửa vết thương thích hợp:– Vết thương nhỏ, nông, sạch, đơn giản: rửa bằng nước muối sinh lý, cồn 700, povidine pha loãng. Thường không cần khâu và có thể xử trí tại nhà.– Vết thương sạch hoặc vết mổ sạch: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidine pha loãng, có thể khâu kín vết thương.

– Vết thương nhiễm trùng, có dị vật dơ, giập nát mô mềm nhiều: cần rửa nhiều lần với nước muối sinh lý, povidine và cả oxy già. Sau khi rửa sạch cần được cắt lọc kỹ và để hở vết thương. Những trường hợp này nên được xử trí tại các cơ sở y tế, không nên tự xử trí vết thương tại nhà.

Bạn đọc có thể tham khảo link sau để đọc bài tư vấn đầy đủ: ThS.BS Nguyễn Anh Trung: Chăm sóc vết thương hở đúng cách?

Hồng Nhung – Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Xử lý, rửa vết thương bằng nước muối sinh lý có thể giúp hạn chế tối đa nhiễm trùng do vi khuẩn đã được loại bỏ. Không những vậy, dung dịch này còn khá hữu hiệu khi đánh bay những tác nhân ô nhiễm gây viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Cùng Dr.Muối tìm hiểu thêm thông tin và cách sử sản phẩm sao cho hiệu quả nhé!

Có nên rửa nước muối vào vết thương
Nước muối sinh lý có thể được dùng để rửa vết thương.

Theo định danh khoa hoc, nước muối sinh lý là dung dịch Natri Clorid đẳng trương, được pha chế theo tỷ lệ 0.9% và có áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) tương đương với dịch trong cơ thể chúng ta.

Dung dịch NaCl 0.9% không phải là thuốc kê đơn và khá an toàn nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, y tế. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này cho nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.

Về cơ bản, nước muối sinh lý sẽ được phân làm 2 loại:

  • Loại 1: Dùng tẩy rửa vết thương ngoài da, nhỏ mắt, làm sạch khoang mũi, khoang tai, súc miệng – họng,…
  • Loại 2: Pha chế trong dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong cơ thể (hay còn gọi là nước biển). Khác với nước muối sinh lý dùng ngoài, nước muối sinh lý trong nước biển được chưng cất, điểu chế, bảo quản trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Khi sử dụng, nước biển sẽ được tiêm nhỏ giọt truyền vào tĩnh mạch với khối lượng theo chỉ định của bác sĩ.

“Nước muối sinh lý rửa vết thương có hiệu quả không?” là thắc mắc mà Dr.Muối nhận được rất nhiều. Có thể vì giá sản phẩm này khá rẻ và trông rất bình thường nhưng bạn đừng vội đánh giá thấp dung dịch hữu ích này nhé! 

Có nên rửa nước muối vào vết thương
NaCl 0.9% có thể sát khuẩn, làm sạch vết thương một cách dịu nhẹ, không gây xót.

Tác dụng quan trọng nhất của dung dịch NaCl 0.9% là làm sạch vết thương. Theo đó, nồng độ muối của nó rất thấp nên không hề gây đau xót như các loại thuốc sát trùng chuyên dụng. Thông thường bạn hoàn toàn có thể đổ nước muối sinh lý trực tiếp lên chỗ bị chảy máu để rửa sạch bụi bẩn, máu,… rồi sẽ tiến hành các bước xử lý sơ cứu tiếp theo.

Vì vậy trên thực tế, rửa vết thường bằng nước muối sinh lý có tác dụng hỗ trợ sơ cấp cứu, làm sạch hơn là sát khuẩn. Thông thường bác sĩ sẽ dùng thuốc sát trùng sau khi sử dụng nước muối rửa vết thương. Nhưng trong một số trường hợp không nghiêm trọng, việc sử dụng thêm thuốc sát trùng là không thực sự cần thiết.

Có nên rửa nước muối vào vết thương
Vết thương hở nếu không xử lý đúng sẽ gây nhiễm trùng máu nguy hiểm.

Những biến chứng từ nhiễm trùng vết thương hở có thể xảy ra trên phạm vi rộng, từ tại chỗ bị thương cho đến toàn cơ thể. Theo đó, hiện tượng vết thương lâu lành dẫn đến lở loét không lành được là biến chứng tại chỗ nguy hiểm nhất của vết thương hở. Điều tồi tệ hơn là nó sẽ làm bệnh nhân rất đau đớn, lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. 

Riêng biến chứng toàn thân là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Nó có thể dẫn đến nhiễm trùng xương, nhiễm trùng tủy xương (viêm tủy xương), nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn dưới da (mô tế bào). Tồi tệ hơn là nhiễm trùng máu dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và gây tình trạng viêm nhiễm toàn thân.

Có nên rửa nước muối vào vết thương
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng

Như chúng tôi đã đề cập, mặc dù đối với những vết thương hở lớn, dung dịch NaCl 0.9% không thể sát trùng hoàn toàn được nhưng vẫn hiệu quả khi loại bỏ chất bẩn xung quanh và trên bề mặt vết thương. Nên nước muối sinh lý được đánh giá là giải pháp sơ cứu bước đầu rất hiệu quả trước khi sử dụng thuốc sát trùng đặc hiệu. 

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý đúng cách nhé!

  • Bước 1: Chuẩn bị băng gạc sạch vô trùng và dung dịch NaCl 0.9% 
  • Bước 2: Cố định khu vực có vết thương hở trên một mặt phẳng. Tiếp đến chúng ta loại bỏ dị vật, bụi, máu mủ bằng cách đổ trực tiếp nước muối NaCl 0.9% lên vùng da đang bị thương. Thông thường thì chúng ta sẽ đổ theo hướng từ trong ra ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 3: Kết hợp sát trùng đặc hiệu cho vết thương hở, vết thương sâu chảy nhiều máu. Đối với trường hợp nhẹ thì chỉ cần dùng nước muối sinh lý là đủ.
  • Bước 4: Dùng gạc sát trùng đã chuẩn bị trước đó để lau khô, băng bó nếu cần thiết.
Có nên rửa nước muối vào vết thương
Nước muối pha loãng có nồng độ 0.9% sẽ an toàn cho người sử dụng.

Một câu hỏi khác mà Dr. Muối cũng rất thường xuyên nhận được là: “có nên rửa vết thương bằng nước muối?”. Và câu trả lời là CÓ, nhưng với điều kiện là hỗn hợp nước – muối phải được pha đúng nồng độ là 0.9%. Tức cứ khoảng 1 lít nước tinh khiết sẽ cần 9 gram NaCl (muối) tương ứng.

Mặc dù có chút phức tạp, nhưng trong trường hợp không thể đi mua nước muối sinh lý chuyên dùng, thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bước sau đây để đưa nồng độ dung dịch nước muối về gần đúng 0.9%:

  • Bước 1: Khử trùng! Bạn phải chắc chắn rằng mọi dụng cụ pha chế (thường sẽ là chai lọ, bình đong, muỗng,…) phải sạch và không nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên rửa tay trước khi bắt đầu nhé.
  • Bước 2: Chuẩn bị đồ pha chế, nước và muối. Lưu ý là bạn chỉ nên sử dụng nước tinh khiết ( hoặc tốt nhất là nước cất), muối tinh khiết (có bán ở các siêu thị) để đảm bảo tính vô trùng và an toàn khi sử dụng nhé..
  • Bước 3: Pha nước dung dịch nước muối theo tỉ lệ 9 gram muối với 1 lít nước tinh khiết. Để đảm bảo tính chính xác, bạn có thể dùng bình đong và cân điện tử để đo lường. Dùng muỗng khuấy đều dung dịch này cho đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Bước 4: Bảo quản và sử dụng đúng cách. Sau khi pha xong, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết, bạn nên bảo quản dung dịch nước muối pha loãng 0.9% này trong những bình chứa tiệt trùng có nắp đậy từ 7 đến tối đa 15 ngày. 

Mặc dù không khó để thực hiện, tuy nhiên khá mất thời gian cho khâu chuẩn bị, khử trùng và mua nguyên liệu tinh khiết. Cách đơn giản nhất là đặt sản phẩm nước Muối Dr.Muối đã được pha chế sẵn. Click mua ngay: Nước súc miệng Dr.Muối Truyền Thống – 100 ml

Có nên rửa nước muối vào vết thương
Sử dụng nước muối sinh lý đúng loại và đúng đối tượng.

Có thể thấy, dung dịch NaCl 0.9% khá lành tính khi có thể được dùng ngoài da cho cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và tuyệt đối sử dụng đúng theo hướng dẫn. Nếu không chắc chắn về cách dùng, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn, đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh nhé.

Hy vọng qua bài viết này, Dr. Muối đã giúp các bạn hiểu hơn và biết cách rửa vết thương bằng nước muối sinh lý đúng cách. 

Bạn Có Thể Tham Khảo Thêm:

Điều Trị Nấm Da Đầu Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Hiệu Quả Không?

Tác Dụng Của Muối Ăn Tới Sức Khỏe Của Bạn Mà Ít Người Biết

Bật Mí Cách Tắm Nước Muối Giúp Trị Viêm Da Cơ Địa Cực Hiệu Quả

Nước súc miệng có tốt không?

Súc miệng nước muối có tốt không?

Hướng dẫn cách ngậm nước muối chữa hôi miệng

Pha nước muối súc miệng như thế nào?