Cổ phải xuất hiện cục gần cuống họng là gì năm 2024

Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây nối u ở cổ. Trong một số trường hợp, những khối u lành tính và không thực sự nguy hiểm. Nhưng có những trường hợp nổi u ở cổ và tai có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Sau đây là mọi điều bạn cần biết về khối u ở cổ, theo Step To Health.

Các nguyên nhân chính của khối u ở cổ

Nguyên nhân chính gây nổi u ở cổ là các hạch bạch huyết bị sưng lên - thường gọi là nổi hạch. Hạch bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch, được phân bố khắp cơ thể. Chúng giúp cơ thể nhận biết và chống lại nhiễm trùng và có xu hướng sưng lên thường xuyên mỗi khi cơ thể bị viêm nhiễm. Trường hợp này rất phổ biến và chỉ là tạm thời.

Nhìn chung, điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do:

• Viêm nhiễm ở khu vực gần cổ

Viêm nhiễm ở khu vực gần cổ như viêm mũi, xoang, viêm amidan, viêm nướu răng, viêm tuyến nước bọt, cảm lạnh hoặc viêm họng. Phổ biến nhất là viêm họng, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra, hạch bạch huyết bị viêm cũng gây sưng.

• Các bệnh hệ thống như HIV và bệnh lao

Một số rối loạn miễn dịch như bệnh HIV và bệnh lao hạch cũng có thể gây nổi hạch ở cổ.

• U nang

U nang là túi chứa dịch, cũng gây ra khối u ở cổ. U nang dễ nhận ra nhất vì xuất hiện từ bẩm sinh.

• U nang bã nhờn

Khối u ở sau cổ và tai cũng có thể gây ra bởi u nang bã nhờn. Những nang này hình thành trong các tuyến bã nhờn bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn. Do các chấn thương như vết trầy xước, vết thương hoặc mụn trứng cá, làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn, từ đó khiến u nang hình thành, theo Step To Health.

• Viêm khớp, vấn đề ở tuyến nước bọt

Bệnh viêm khớp dạng thấp, trong đó hệ miễn dịch nhầm lẫn tấn công các mô khỏe mạnh, cũng gây nổi hạch ở cổ.

Một nguyên nhân khác có thể là vấn đề ở tuyến nước bọt.

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm cho hạch nổi lớn hơn.

• Bệnh về máu

Một số bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp cũng gây nổi hạch ở cổ, nách và bẹn, kèm theo thiếu máu, chảy máu dưới da, sốt cao, loét miệng và họng, sưng lá lách.

• Ung thư

Tuy nhiên, không thể bỏ qua sự thật rằng, đó cũng có thể là ung thư. Các khối u ác tính thường gặp ở người lớn tuổi. Có thể là ung thư hạch, hoặc ung thư ở các cơ quan gần cổ di căn sang, thậm chí có thể là khối u ở xa di căn đến, ung thư máu cũng gây nổi hạch ở cổ, theo Step To Health.

Các dấu hiệu và triệu chứng đáng báo động nếu nổi u ở cổ

Nếu bị nổi u ở cổ, cần phải đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán. Tuy nhiên, ngoài việc xét nghiệm, một số dấu hiệu có thể giúp chỉ ra khối u ở cổ thực sự là gì.

• Khối u mềm và đau

Khối u mềm và đau thường là dấu hiệu của nhiễm trùng. Những cục u này có xu hướng biến mất sau một thời gian. Hơn nữa, viêm hạch bạch huyết có xu hướng gây sưng đau hạch.

• Khối u cứng, bất động

Nếu khối u cứng, không di chuyển và đặc biệt là không đau, đó có thể là khối u ung thư.

Nếu khối u ở cổ không biến mất và kèm theo các triệu chứng như khàn giọng hoặc khó nuốt, hãy đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, các khối u ở sau cổ có thể là do ung thư vòm họng lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. Những khối u này thường không gây đau đớn, nhưng không biến mất và kèm theo sức nghe giảm, nghẹt mũi và chảy máu mũi, mờ mắt, đau hoặc tê mặt và nhức đầu, theo Step To Health.

Mặc dù trong đa số trường hợp, nổi hạch - không đau là do viêm hoặc sưng hạch, nhưng nếu nổi hạch ở cổ, nách hoặc háng, kèm theo các triệu chứng như đổ mồ hôi đêm, sụt cân, sốt và ho dai dẳng, thì có thể nguy hiểm. Đây là những triệu chứng phổ biến của một loại ung thư bắt đầu từ các tế bào bạch cầu, gọi là Hodgkin L lymphoma.

Vì vậy, tuyệt đối không nên bỏ qua các khối u ở cổ. Cho dù các triệu chứng đi kèm là gì, nếu bạn nhận thấy một khối u trên cổ hoặc tai, hãy đến gặp bác sĩ ngay, theo Step To Health.

có tiên lượng sống sau 5 năm tốt, việc điều trị dễ dàng, đỡ tốn kém và hiệu quả cao hơn so với giai đoạn muộn.

Theo Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM, mặc dù không phổ biến như các loại ung thư gan – phổi – đường tiêu hóa, nhưng ung thư vòm họng vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn, đặc biệt đối với người Trung Quốc và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Do đó, bên cạnh phòng ngừa, việc tầm soát để giúp chẩn đoán sớm và điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu có ý nghĩa quyết định đối với tiên lượng sống sau 5 năm của người bệnh.

Bệnh ung thư vùng đầu cổ [có thể được hiểu một cách đơn giản là bao gồm ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư mũi, ung thư xoang và ung thư miệng] có số lượng các trường hợp mới được chẩn đoán trên toàn thế giới mỗi năm ước tính là hơn 550.000 với khoảng 380.000 trường hợp tử vong. Một trong những bệnh ung thư vùng đầu cổ gây ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là ung thư vòm họng. [1]

Theo số liệu từ Globocan, năm 2012 trên thế giới có 86.691 trường hợp mắc ung thư vòm họng, trong đó 60.896 trường hợp mắc mới ở nam và 25.795 trường hợp mắc mới ở nữ. Đã có 50.831 trường hợp tử vong do căn bệnh này, trong đó 35.756 trường hợp xảy ra ở nam giới và 15.075 trường hợp ở nữ giới.

Cấu tạo vùng vòm họng và khối u vòm họng.

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu là gì?

Ung thư vòm họng được chia thành 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến IV. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu hay còn gọi là ung thư vòm họng giai đoạn sớm được xác định từ giai đoạn 0 – III [T1N2], là giai đoạn ung thư tại chỗ tại vùng, chứ chưa di căn sang các vị trí khác.

  • Giai đoạn 0 [Tis, N0, M0]: Khối u chỉ nằm ở lớp tế bào trên cùng bên trong vòm họng và chưa phát triển sâu hơn [Tis]. Ung thư chưa lan đến các hạch [N0], cũng chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể [M0].
  • Giai đoạn I [T1 N0 M0]: Khối u nằm giới hạn trong vòm họng. Khối u có thể đã lan ra hầu họng [một phần của cổ họng ở phía sau miệng] và/hoặc khoang mũi nhưng không xa hơn vùng họng [T1]. Ung thư chưa lan đến các hạch [N0], cũng chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể [M0].
  • Giai đoạn II [T0 N1 M0, hoặc T1 N1 M0, hoặc T2 N0 M0 hoặc N1 M0]: Khối u nằm trong vòm họng. Khối u có thể đã phát triển thành hầu họng [một phần của cổ họng phía sau miệng] và/hoặc khoang mũi [T1]; hoặc đã lan đến vùng họng nhưng không xa hơn [T2]. Hoặc không thấy khối u trong vòm họng [T0], nhưng ung thư được tìm thấy trong các hạch ở cổ.

Ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch ở một bên cổ, hoặc di căn đến các hạch một bên/hoặc hai bên ở phía sau họng. Trong cả hai trường hợp, không có hạch nào lớn hơn 6cm theo chiều ngang [N1].

Ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể [M0].

  • Giai đoạn II [T2, N0 hoặc N1, M0]: Khối u đã phát triển vào vùng quanh họng và các cấu trúc xung quanh, nhưng không vào xương [T2].

Ung thư chưa lan đến các hạch lân cận [N0]; hoặc đã lan đến một hoặc nhiều hạch ở một bên cổ, hoặc di căn đến các hạch một bên/hoặc hai bên ở phía sau họng. Trong cả hai trường hợp, không có hạch nào lớn hơn 6cm theo chiều ngang [N1].

Ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể [M0].

  • Giai đoạn III [T0 hoặc T1, N2, M0]: Khối u nằm trong vòm họng. Khối u có thể đã phát triển thành hầu họng [một phần của cổ họng phía sau miệng] và/hoặc khoang mũi [T1]. Hoặc không thấy khối u trong vòm họng [T0], nhưng ung thư được tìm thấy trong các hạch ở cổ.

Ung thư đã lan đến các hạch ở cả hai bên cổ, không hạch nào có chiều ngang lớn hơn 6cm [N2].

Ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể [M0].

Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Theo bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, giai đoạn đầu của ung thư vòm họng có các triệu chứng không rõ ràng, thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh viêm mũi họng thông thường, chính vì vậy bệnh ung thư vòm họng rất dễ bị bỏ sót. Nổi hạch cổ có thể là biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn đầu ở nhiều bệnh nhân.

Các triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu có thể bao gồm:

  • Đau khi nuốt, hoặc khó nuốt;
  • Đau tai, viêm tai giữa, ù tai, có thể giảm thính lực;
  • Đau họng hoặc ho dai dẳng;
  • Nổi hạch ở cổ, có thể kèm theo sưng đau hoặc không;
  • Thay đổi giọng nói, đặc biệt là khàn giọng hoặc nói không rõ ràng;
  • Chảy dịch mũi kéo dài, dịch có thể là dịch trong – dịch có màu, có máu hoặc có mủ;
  • Khạc đờm có máu, mủ,…
    Nổi hạch cổ là dấu hiệu có thể gặp ở bệnh nhân ung thư vòm họng

Tiên lượng sống của ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Tỷ lệ sống còn của một loại bệnh ung thư, có thể được hiểu theo một cách đơn giản, là tỷ lệ phần trăm những người mắc loại bệnh ung thư đó vẫn còn sống trong một khoảng thời gian nhất định [thông thường là 5 năm] sau khi được chẩn đoán và điều trị. Tỷ lệ này không cho biết cụ thể một người mắc bệnh sẽ sống được bao lâu, nhưng có thể giúp hiểu rõ hơn về khả năng thành công của việc điều trị. Bệnh ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn càng sớm, khả năng điều trị thành công khỏi hẳn bệnh càng cao, đồng nghĩa với tỷ lệ sống sót càng cao.

Bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường có kết quả tốt, tỷ lệ sống trong 5 năm là 60-75%. Trong khi bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn IV có kết quả kém, tỷ lệ sống trong 5 năm là

Chủ Đề