Cơ sở hạ tầng công nghệ ở Việt Nam

Phát triển hạ tầng số là mục tiêu quan trọng

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Điều này đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thực tế, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết và chương trình hành động. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số làm tiền đề để thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Hiện nay, việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0, hội thảo chuyên đề 7 về phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, nền tảng số trong xây dựng và quản lý hạ tầng kinh tế, xã hội trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận xét: "Kinh tế số của nước ta đã được hình thành, phát triển, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân".

Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng nhằm xây dựng chính phủ điện tử là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, sản xuất thông minh, các mô hình sản xuất kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử.

Ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - phát biểu tại diễn đàn

Vẫn còn nhiều khó khăn

Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nước ta những năm qua có những phát triển mới, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Việt Nam khá hiện đại, phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hạ tầng số với thành phần cốt lõi là hạ tầng viễn thông băng rộng kết nối đến từng gia đình, từng cá nhân, hạ tầng điện toán đám mây, nền tảng định danh và xác thực số đang được thúc đẩy phát triển, đầu tư trước để đi cùng nhịp với các nước trên thế giới về ứng dụng công nghệ mới.

Ông Đỗ Ngọc An chỉ ra các hạn chế ở hệ thống kết cấu hạ tầng ở Việt Nam như hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin còn chậm về tốc độ, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển Internet vạn vật, thành phố thông minh, phương tiện tự động, sản xuất thông minh…; việc tiếp cận dịch vụ băng rộng ở khu vực nông thôn, miền núi còn hạn chế; hạ tầng vật lý chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng các phương thức quản lý thông minh; hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu dùng chung quốc gia còn chậm được triển khai; cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia tạo nền tảng cho kinh tế số còn phân tán, thiếu, chưa được chuẩn hóa và đồng bộ; hạ tầng thanh toán số chưa đồng bộ, chưa tận dụng được các hạ tầng chung, độ phủ chưa lớn; hạ tầng điện phục vụ cho hạ tầng viễn thông còn có những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ông cũng nhận xét, quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm an ninh mạng còn nhiều thách thức...

Nguyên nhân của vấn đề này được cho là do công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu tính đồng bộ, kết nối và tầm nhìn dài hạn, thường xuyên phải điều chỉnh. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều bất cập; quản lý thực hiện quy hoạch còn yếu, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, một số quy định chưa phù hợp.

Những yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trong những năm qua là một trong những cản trở lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi phải tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; nhất là phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, nền tảng số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

[TBTCO] - Chuyển đổi số là động lực phát triển kinh tế, tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên thành nước phát triển có thu nhập cao. Vậy đầu tư vào công nghệ 4.0, cụ thể là phát triển hạ tầng băng thông rộng có tác động như thế nào đến nền kinh tế? Động cơ nào cho sự thay đổi hậu Covid-19? Vai trò của các bên liên quan trong hệ sinh thái kỹ thuật số ra sao?

Theo nghiên cứu về “Tác động của băng thông rộng đối với việc làm và nền kinh tế Đức” của một nhóm nhà nghiên cứu gồm Giáo sư, Tiến sĩ Raul L. Katz, Tiến sĩ Stephan Vaterlaus, Patrick Zenhäusern, Tiến sĩ Stephan Suter và Tiến sĩ Philippe Mahler, Bộ phận Phát triển Viễn thông ITU [2012] cho thấy, việc đầu tư vào công nghệ băng thông rộng và chuyển đổi số không chỉ có tác động trực tiếp tới ngành viễn thông, mà còn có những tác động gián tiếp và tác động cộng sinh to lớn tới toàn bộ nền kinh tế.

Theo đó, khi đầu tư một đồng cho công nghệ băng thông rộng, ngoài các tác động trực tiếp, tạo ra công ăn việc làm cho ngành viễn thông là một đồng, thì còn rất nhiều tác động gián tiếp, tạo ra những công ăn việc làm cho những người phục vụ công tác xây dựng hệ thống cơ sở và băng thông rộng cho khối ngành này.

Thêm vào đó còn các tác động cộng sinh, khi các việc làm mới được tạo ra dựa trên các tác động trực tiếp và gián tiếp trước đó trong hệ sinh thái. Điều này đồng nghĩa với việc những công ăn việc làm mới sẽ được tạo thêm và cộng sinh thành các sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên sự đầu tư vào công nghệ.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quyết định đầu tư mạnh vào chuyển đổi số. Ảnh: Forbes.

Con số ảnh hưởng đến GDP chỉ ra cũng khá ấn tượng. Ở mỗi quốc gia với trình độ, văn hóa, mức trưởng thành kinh tế khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của công nghệ băng thông rộng tác động lên tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau. Một số nước như Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, khi đầu tư 1% cho tăng trưởng công nghệ băng thông rộng có thể tác động tới 0,23% tăng trưởng GDP của quốc gia đó.

Động cơ nào cho sự thay đổi?

Thế giới đã trải qua hơn 2 năm cùng với những tác động của dịch Covid-19 đã tạo ra rất nhiều thay đổi và thách thức cho các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực.

Trong tình hình đó, Việt Nam vẫn được đánh giá tương đối cao trong việc đầu tư công nghệ và cơ sở hạ tầng. Trong xu thế chiến lược 2025 - 2030, Việt Nam đang được kỳ vọng nằm trong các nước áp dụng công nghệ sớm với tỷ lệ dân số trẻ và người dân sử dụng smartphone cao.

Động cơ cho sự phát triển ứng dụng công nghệ băng thông rộng dựa trên bốn yếu tố chính: kỳ vọng của khách hàng, cạnh tranh của thị trường, kỳ vọng của nhân viên và mức trưởng thành của công nghệ. Đây không chỉ là vấn đề của các công ty viễn thông, các doanh nghiệp nói chung mà còn là vấn đề cho quốc gia.

Đầu tiên là yếu tố kỳ vọng của khách hàng, công nghệ 4.0 đã làm thay đổi trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, công nghệ 4.0 đã giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp, điều đang là một tiêu chuẩn mới trong tiêu dùng, giúp đảm bảo an toàn cho người dân, ngay cả những người dân sống trong khu vực xung đột về mặt chính trị.

Các nghiên cứu của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cho thấy rằng, các cơ quản quản lý nhà nước có thể tham gia nhiều vai trò: là người xây dựng chiến lược; nhà tài trợ đưa ra các chương trình khuyến khích hay các gói hỗ trợ, hay các ưu đãi thuế, và các chính sách kêu gọi ưu đãi.

Thứ hai là yếu tố cạnh tranh của thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy và tốc độ trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Sự gián đoạn sau đại dịch cũng đặt ra những bài toán về thay đổi mô hình kinh doanh hiện có cũng như phương thức làm việc.

Tiếp đó là câu chuyện liên quan đến kỳ vọng của nhân viên, là một nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Với sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, phương thức làm việc cũng yêu cầu những sự đổi mới và phá cách. Một số doanh nghiệp thay đổi cách làm việc, bằng cách giảm thiểu việc thuê văn phòng lớn và thay vào đó là thuê những văn phòng nhỏ hơn, đồng thời hỗ trợ các thiết bị để nhân viên có thể làm việc tại nhà, từ xa, tải lên/tải xuống thông tin có kích cỡ lớn nhanh, liền mạch hoặc chia sẻ dữ liệu từ xa hoặc các trải nghiệm do dùng các công cụ nâng cao như AR/VR/3D tại nơi làm việc từ xa.

Đặc biệt, với nhóm nhân sự Gen Y và Gen Z, với mong muốn làm việc trong những môi trường linh hoạt, thì công nghệ đóng một vai trò không thể thiếu giúp nâng cao năng suất lao động và tạo môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Điều này sẽ tạo sức hút nhân sự cho các công ty, giúp nhà tuyển dụng đáp ứng được kỳ vọng của người lao động, và giữ chân được nhân tài.

Cuối cùng là mức độ trưởng thành của công nghệ, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, hiện nay 5G đã được đưa vào ứng dụng rất phổ biến, và người ta đã nói đến công nghệ 6G, cũng như Quantum Computing. Đối với công nghệ 5G được coi là kẻ thay đổi cuộc chơi trong chuyển đổi số, đặc tính vượt trội so với các công nghệ 3G/4G, cáp quang; Wifi 6 và vệ tinh là di động tốc độ cao; chất lượng dịch vụ được đảm bảo với độ trễ thấp; công suất và mật độ lớn; thông lượng lớn và mức phí hợp lý; giá mỗi bit sẽ rẻ hơn; giải phổ đã được cấp phép; sử dụng hiệu quả với độ bảo mật an toàn cao hơn. Công nghệ 5G hoàn hảo cho việc ứng dụng sâu vào các ngành sản xuất, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và thành phố thông minh.

Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và công ty viễn thông trong chuyển đổi số là gì?

Tại Việt Nam, lĩnh vực kinh tế số từ lâu đã có sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những quyết sách rất quyết liệt về chuyển đổi số. Bộ Tài chính đã triển khai các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số về hệ thống thuế từ nhiều năm trước, hay Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện chuyển đổi số cho chương trình dữ liệu chung của CIC và các chương trình quản trị dữ liệu rủi ro phục vụ cho công tác thanh gia giám sát.

Không thể phủ nhận, một trong những vai trò quan trọng nhất của cơ quan quản lý nhà nước là phải tạo ra môi trường pháp lý để chính các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, đối tác, người dân tham gia vào nền tảng số.

Các nghiên cứu của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam cho thấy rằng, các cơ quản quản lý nhà nước có thể tham gia nhiều vai trò: là người xây dựng chiến lược; nhà tài trợ đưa ra các chương trình khuyến khích hay các gói hỗ trợ, hay các ưu đãi thuế, các chính sách kêu gọi ưu đãi.

Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước là người tạo ra hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các đối tác, các ngành nghề khác nhau bắt tay nhau và cùng phát triển, tạo cơ hội đầu tư và thu hút các các khoản đầu tư từ khu vực tư nhân, tạo khả năng cho các doanh nghiệp giữ nhân tài. Vấn đề là làm thế nào để chúng ta tăng tốc chuyển giao công nghệ từ R&D sang thị trường một cách liền mạch và làm thế nào để quốc tế hóa thúc đẩy quy mô thị trường.

Trên thế giới, các chính phủ rất tích cực trong việc khuyến khích việc phát triển công nghệ 4.0 thông qua việc cấp giấy phép hoạt động, chia sẻ cơ sở hạ tầng, và tạo điều kiện hợp tác giữa các cơ quan quản lý.

Đối với các doanh nghiệp, tham gia ứng dụng công nghệ băng thông rộng là cơ hội để đưa sản phẩm, dịch vụ mới tới khách hàng mà không cần thông qua những khâu trung gian, giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tại Việt Nam, 19 tổng công ty nhà nước trong khối các doanh nghiệp trung ương đang tiên phong đi đầu, dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, các công ty tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tinh thần đổi mới sáng tạo là lực lượng nòng cốt, có tiềm năng rất lớn tham gia thị trường.

Như vậy, trong khi các doanh nghiệp tập trung vào nền tảng công nghệ, nhà nước tập trung vào kiến thiết toàn bộ hành lang pháp lý tạo điều kiện cho nền sinh thái hoạt đông và phát triển tương hỗ và trong thời kỳ đầu nhà nước cần tạo thêm các chính sách hỗ trợ để đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số nhanh và thành công./.

Trần Thúy Ngọc [Phó Tổng Giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam]

Video liên quan

Chủ Đề