Cơ sở vật chất đại học Công nghệ Sài Gòn

Thời gian đào tạo: 4 năm

Mục tiêu đào tạo

  • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  • Có kiến thức vật lý, toán học và có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
  • Có kiến thức về ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành.
  • Có các kiến thức về tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm lập trình kỹ thuật.
  • Sử dụng tốt các phần mềm mô phỏng và phân tích hệ thống
  • Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ điện tử truyền thông.
  • Nắm vững các đặc tính và giải thích được nguyên lý hoạt động của các thành phần, các khối chức năng trong hệ thống viễn thông;
  • Phân tích được các khối chức năng cũng như các hệ thống truyền thông đơn giản.
  • Thiết kế và mô phỏng , phân tích đánh giá các bài toán truyền thông trên qua mô phỏng và thực nghiệm;
  • Thiết kế được các hệ thống truyền thông đơn giản;
  • Kiểm tra được các sự cố trên hệ thống viễn thông và đưa ra các giải pháp khắc phục;
  • Có kiến thức quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống truyền thông trong thực tế;
  • Có kiến thức và khả năng áp dụng các phương pháp phân tích hệ thống, chẩn đoán và phân tích các sự cố; thiết kế thay thế, sửa chữa, cải tiến chế độ làm việc của các khối chức năng trong hệ thống viễn thông.
  • Có kiến thức về cấu tạo và giải thích được hoạt động của các thiết bị trong hệ thống truyền thông..
  • Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử
  • Kiến thức nền tảng về truyền thông
  • Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-viễn thông

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty khai thác dịch vụ viễn thông như các đài thu phát thanh, thu phát hình, các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước.
  • Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống sản xuất các thiết bị truyền thông, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.
  • Tham gia công tác quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị khai thác dịch vụ viễn thông.
  • Có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề …
  • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực truyền thông.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Mục tiêu đào tạo

Chương trình Ngành Kỹ Thuật Điện – Điện tử đào tạo kỹ sư có phẩm chất đạo đức, chính trị và sức khoẻ tốt, có khả năng nghiên cứu, thiết kế, thi công, giám sát và vận hành, bảo dưỡng các loại thiết bị điện, các hệ thống điện quốc gia cao áp, hạ áp trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng; tham gia vào mạng lưới cung cấp điện, chiếu sáng, tự động hoá, điều khiển,… và các công việc có liên quan như hỗ trợ, tư vấn và kinh doanh trong lĩnh vực điện.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Kiến thức chuyên môn:

  • Có kiến thức cơ sở về mạch điện và hệ thống điện
  • Có khả năng phân tích mạch điện, thiết kế các mạch điện đơn giản ứng dụng trong thực tế.
  • Có khả năng phân tích, nghiên cứu, thiết kế và vận hành các hệ thống điện quốc gia bao gồm mạng cao áp, trung áp và hạ áp trong các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.

Kỹ năng nghề nghiệp:

  • Vận hành nhà máy và hệ thống điện; nhà máy điện và trạm biến áp, bảo vệ relay và tự động hóa, hệ thống cung cấp điện, các cách thức vận hành và lắp đặt cho các hệ truyền động, kỹ thuật thiết kế chiếu sáng. Có khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế và mô phỏng trên máy tính;
  • Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về việc thiết kế và vận hành hệ thống điện trong nhà máy; dự toán kinh phí, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực, thời gian thực hiện;
  • Quản lý và triển khai thiết kế, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hê ̣thống điện;
  • Cập nhật và thống kê thông tin về pháp luật, kỹ thuật và công nghệ mới; phương pháp quản lý; kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến điện – điện tử; các thông tin về công việc đang thực hiện.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Kỹ sư thiết kế, nhân viên kỹ thuật tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
  • Trở thành học viên Cao học để tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực học thuật và nghiên cứu.
  • Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Mục tiêu đào tạo

  • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Nắm vững và áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vào các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
  • Nắm vững và áp dụng các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử cần thiết cho nghề nghiệp hoặc phục vụ cho việc học tập ở bậc cao hơn.
  • Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, servo điện-thuỷ-khí; Vận dụng tốt các kiến thức điều khiển: PLC, vi điều khiển, Robot, cảm biến, xử lý ảnh công nghiệp, mạng truyền thông công nghiệp…

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có thể làm việc tại các vị trí cụ thể như:

  • Lĩnh vực các cơ quan nhà nước: Kỹ sư, kỹ thuật viên tại các sở khoa học công nghệ, sở công thương, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ, trung tâm khuyến công & tư vấn phát triển công nghiệp.
  • Lĩnh vực các doanh nghiệp: Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật các công ty tư vấn – thiết kế, công ty xây lắp, công ty tư vấn – giám sát các công trình liên quan đến hệ thống cơ điện tử, cơ khí tự động, công nghệ tự động hóa, công nghệ Robot.
  • Lĩnh vực các nhà máy sản xuất: Các xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy có dây chuyền sản xuất tự động, các công ty thiết kế chip bán dẫn,... với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.
  • Lĩnh vực giáo dục – nghiên cứu khoa học: Giảng viên các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề, nghiên cứu viên các viện/trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ điện tử, cơ khí, tự động.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Mục tiêu đào tạo

Yêu cầu về kiến thức:

  • Có kiến thức về cơ bản về Triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách pháp luật Việt Nam, nắm vững Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Tài nguyên nước hiện hành để tiếp thu và thực hiện đúng đắn các chủ trương chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tài nguyên nước.
  • Có kiến thức cơ sở về toán, hóa, vật lý và sinh học và có khả năng vận chúng trong phân tích xác suất thống kê, tính toán các công trình cấp thoát nước, giải thích nguyên lý các quá trình hóa lý, sinh học trong môi trường nước; đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức cơ sở về nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  • Có kiến thức cơ sở của ngành kỹ thuật xây dựng trong tính toán cơ học, kết cấu công trình, tính toán thủy lực, khảo sát thủy văn công trình, trắc địa cơ sở, vẽ kỹ thuật phục vụ tính toán thiết kế các công trình cấp thoát nước.
  • Có kiến thức chuyên ngành phục vụ thiết kế, thi công, giám sát thi công và vận hành các hệ thống cấp thoát nước, có khả năng tư duy nghiên cứu, có khả năng tự học và học tập nâng cao trình độ.

Yêu cầu về kỹ năng:

  • Có khả năng khảo sát đánh giá hiện trạng, tư vấn kỹ thuật, tính toán thiết kế mạng lưới và các công trình xử lý và cấp thoát nước.
  • Thi công, giám sát xây dựng, vận hành quản lý và bảo dưỡng các công trình cấp thoát nước, các chương trình dự án cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp.
  • Triển khai thành thạo các bãn vẽ kỹ thuật và tính toán chi phí công trình xử lý và cấp thoát nước.

Cơ hội nghề nghiệp

Bộ/Sở/Phòng giao thông công chánh, Công ty cấp thoát nước thành phố, đô thị, khu công nghiệp, các xí nghiệp, các Viện, Trường, đơn vị tư vấn, các ban quản lý dự án và thi công công trình cấp thoát nước các Tỉnh, Quận, Huyện.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Mục tiêu đào tạo

Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.

Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.

Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng công nghiệp, bao gồm:

  • Thiết kế kết cấu công trình; Thiết kế công nghệ và tổ chức xây dựng; Phân tích kinh tế;
  • Quản lý, tổ chức, chỉ đạo thi công và quản lý khai thác các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành xây dựng công trình.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Là kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công các công trình xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.
  • Kỹ sư thuộc các đơn vị quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ các viện nghiên cứu; Cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Mục tiêu đào tạo

Kiến thức:

  • Có kiến thức lý thuyết cơ bản về mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, bao gồm các kiến thức về thẩm mỹ công nghiệp, lịch sử mỹ thuật công nghiệp Việt Nam và thế giới; mỹ học, giải phẫu tạo hình, luật phối cảnh; các kiến thức về cơ sở tạo hình và nguyên lý thị giác.
  • Có kiến thức cơ bản và sử dụng sáng tạo ngôn ngữ đồ họa để nghiên cứu hình họa chì, than, hình họa màu nước, ký họa, sáng tạo hình ảnh.
  • Có kiến thức sâu về các phần mềm và sử dụng phần mềm thiết kế như: coreldraw, photoshop, illustrator và một số phần mềm thiết kế website.
  • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, có thị hiếu thẩm mỹ, có phương pháp nghiên cứu, xây dựng ý tưởng và thực hiện một sản phẩm hay bộ sản phẩm đồ họa thuộc thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế ấn phẩm văn hóa, thiết kế quảng cáo thương mại như: logo, nhãn mác, bao bì, poster, tờ rơi, tờ gấp, catalogue, sách, tạp chí, báo, minh họa tranh truyệnlịch, website …
  • Có kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực thiết kế đồ họa để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
  • Có kiến thức ngoại ngữ đủ để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo thuộc ngành thiết kế đồ họa...

Kỹ năng:

  • Có kỹ năng sử dụng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo các chất liệu và phương pháp đồ họa như chì, than, bút kim, màu nước… để thực hành nghiên cứu hình họa và vẽ hình.
  • Có kỹ năng sử dụng thành thạo, linh hoạt, các phần mềm thiết kế đồ họa căn bản và thông dụng như: coreldraw, illustrator, photoshop, thiết kế website.
  • Có kỹ năng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo trong việc lên ý tưởng và thực hiện các đồ án thiết kế ấn phẩm văn hóa (sách, báo, tạp chí, lịch…).
  • Có kỹ năng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo trong việc lên ý tưởng và thực hiện các đồ án thiết kế ấn phẩm quảng cáo thương mại (logo, áp phích và biển quảng cáo, tem nhãn, bao bì, tờ rơi, tờ gấp, brochure…).
  • Có kỹ năng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo trong việc lên ý tưởng và thực hiện các đồ án thiết kế đồ họa mở rộng như: trang web, xuất bản điện tử.
  • Có kỹ năng tư duy, phát triển, thể hiện ý tưởng thiết kế bằng ngôn ngữ đồ họa.
  • Có kỹ năng cơ bản để thực hiện nghiên cứu khoa học thuộc ngành thiết kế đồ họa.
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình về ý tưởng và đồ án thiết kế trước khách hàng, đối tác.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức và thực hiện đồ án, dự án thiết kế có nhiều thành viên tham gia.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Cử nhân ngành Thiết kế Đồ họa có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thiết kế đồ họa ứng dụng như in ấn, thiết kế, quảng cáo, trình bày ấn phẩm… Có khả năng sáng tác thiết kế các sản phẩm đồ họa công thương nghiệp và đồ họa văn hóa, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Có khả năng làm việc độc lập hoặc thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ.
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các sở sản xuất sản phẩm đồ hoạ.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến ngành thiết kế sản phẩm mỹ thuật ứng dụng và văn hoá.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
  • Giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp.

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Mục tiêu đào tạo

Kiến thức:

  • Đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ngành Quản trị kinh doanh; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở trình độ đại học.
  • Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm : Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng, Thương mại điện tử căn bản…
  • Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về quản trị kinh doanh gồm: Quản trị học, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, …
  • Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh bao gồm: Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp, Quản trị rủi ro, Quản trị dự án…
  • Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý-Kinh doanh.

Kỹ năng:

  • Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch R&D để giải quyết các vấn đề QTKD;
  • Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Kỹ năng lập và triển khai các kế hoạch liên quan đến công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp;
  • Kỹ năng lập báo cáo, trình diễn và truyền thông quản trị kinh doanh;
  • Kỹ năng quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp;
  • Kỹ năng lập và thẩm định cặp sản phẩm/ thị trường các dự án kinh doanh;
  • Kỹ năng hoạch định và triển khai các hệ thống và tác nghiệp QTKD của doanh nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp

Làm việc phù hợp và tốt tại các bộ phận sau của doanh nghiệp:

  • Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;
  • Bộ phận quản trị dự án kinh doanh;
  • Bộ phận tổ chức và quản trị nhân lực;
  • Các bộ phận quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp;
  • Các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (marketing, logistic kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị chất lượng...) ở các doanh nghiệp.

Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp:

  • Các loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
  • Các bộ phận quản trị và hoạt động kinh doanh ở các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Các bộ phận R&D liên quan đến các vấn đề QTKD ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung học nghề, cao đẳng, đại học;
  • Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư Công nghệ thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển chung của cả nước cũng như trung du, miền núi nói riêng về lĩnh vực chuyên ngành Công nghệ thực phẩm.

Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm trong quản lý, tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ. Có kỹ năng tay nghề thành thạo, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trách nhiệm với xã hội.

Kiến thức:

  • Vận dụng được khối kiến thức cơ bản như toán, xác suất thống kê, vật lý, hóa học, sinh học phân tử, sinh thái môi trường, phương pháp tiếp cận khoa học,… vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp
  • Vận dụng được các kiến thức cơ sở chuyên ngành như vi sinh thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, hóa học thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyên ngành công nghệ thực phẩm.
  • Áp dụng kiến thức chuyên ngành Công nghệ thực phẩm để giải thích, phân tích các vấn đề trong quản lý, nghiên cứu và sản xuất tạo ra sản phẩm thực phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội.
  • Có khả năng phân tích và giải quyết được những nảy sinh trong thực tiễn mà lý thuyết còn hạn chế đề cập đến để bổ sung cho lý thuyết thông qua tiếp cận thực tế các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các nhà máy. Phân tích được vấn đề trong nghiên cứu và sản xuất về lĩnh vực ngành bằng thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
  • Có năng lực phát triển chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ.

Kỹ năng: Hình thành kỹ năng nghề nghiệp như phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm, chế biến các sản phẩm từ động vật và thực vật để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Vận dụng được các kỹ thuật công nghệ trong chế biến thực phẩm như chế biến thịt, trứng, sữa, chế biến chè, sản xuất rượu bia nước giải khát…
  • Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn sản xuất.
  • Biết cách khai thác và sử dụng các phần mềm thống kê ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.
  • Xây dựng được kế hoạch, phương pháp trong nghiên cứu chuyên môn.

Cơ hội nghề nghiệp

Vị trí công tác: Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, sản xuất: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyển giao khoa học công nghệ...

Nơi làm việc: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp của nhà nước từ trung ương đến địa phương như các sở, viện, trung tâm nghiên cứu, các công ty, nhà máy sản xuất, các chương trình, dự án... liên quan đến ngành Công nghệ thực phẩm.

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Mục tiêu đào tạo

Kiến thức:

  • Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản về Toán, Lý, tiếng Anh…;
  • Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về Toán chuyên ngành công nghệ thông tin, cơ sở của Khoa học máy tính, Lập trình máy tính, Hệ thống máy tính, Các ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin…;
  • Kiến thức chuyên ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông…;
  • Từ đó sinh viên có đủ kiến thức để có thể hiểu và ứng dụng được: Các nguyên tắc, phương pháp và hoạt động nghề nghiệp máy tính và công nghệ thông tin; Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy tính, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị mạng… Các nguyên tắc biểu diễn và xử lý thông tin trên máy tính; nguyên lý và phương pháp thiết kế: hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu; phương pháp phân tích, thiết kế và triển khai hệ thống thông tin (gồm cả phần cứng và phần mềm) có quy mô nhỏ và vừa; Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng, các phương pháp và quy trình đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin;

Kỹ năng:

  • Phân tích vấn đề: Trang bị cho sinh viên khả năng khảo sát, phân tích nhu cầu và xu hướng thị trường đối với các hệ thống mạng và các hệ thống thông tin, truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề: Trang bị cho sinh viên kỹ năng tư duy độc lập và hệ thống, tự tin khi tiếp cận tri thức mới và khả năng giải quyết vấn đề đặt ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông: Lập kế hoạch, xây dựng giải pháp và triển khai một dự án mạng doanh nghiệp (gồm cả hạ tầng và dịch vụ) theo yêu cầu của khách hàng; Phân tích, thiết kế và triển khai các hệ thống thông tin quản lý cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa; Đánh giá chất lượng và hiệu suất hoạt động của hệ thống thông tin; tối ưu và tổ chức kế hoạch bảo trì; Thực hiện tích hợp, cải tiến hệ thống và chuyển giao công nghệ; Tư vấn về bảo mật, giải pháp kỹ thuật và công nghệ; tư vấn thiết kế hệ thống thông tin, phát triển phần mềm và mạng.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

  • Làm việc ở bộ phận CNTT hoặc ứng dụng CNTT của các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, ngân hàng, tài chính, thương mại, …).
  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.
  • Làm việc trong các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông.
  • Giảng dạy CNTT tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề và các trường Phổ thông (cần thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Mục tiêu đào tạo

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiện, khoa học xã hội và nhân văn trong khung chương trình dành cho khối các ngành khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật.
  • Nắm vững các kiến thức cơ bản về mỹ thuật tạo hình và kiến thức chuyên sâu về ngành Thiết kế nội thất; Nắm vững ngôn ngữ tạo hình, quy trình, phương pháp sáng tác tác phẩm thiết kế nội thất; nguyên lý, kỹ thuật, công nghệ và vật liệu thiết kế nội thất để tư vấn, thiết kế trong ngành mỹ thuật công nghiệp và chuyên ngành thiết kế nội thất.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Cử nhân chuyên ngành Thiết kế nội thất tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thiết kế nội thất như thiết kế đồ đạc nội thất , trang trí nội – ngoại thất các công trình kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Có khả năng tìm việc làm hoặc thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các sở sản xuất sản phẩm đồ hoạ và nội thất.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý cò liên quan đến ngành mỹ thuật công nghiệp và văn hoá nói chung.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về chuyên ngành mỹ thuật công nghiệp ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp.

Thời gian đào tạo: 1 năm (2 học kỳ chính, 1 học kỳ hè)

Chuyên ngành quản lý xây dựng là một chuyên ngành mới thuộc lĩnh vực xây dựng, đào tạo ra các kỹ sư phụ trách công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng.

Mục tiêu đào tạo

  • Khối kiến thức đại cương làm nền tảng cho học tập và nghiên cứu sâu;
  • Kiến thức về kỹ thuật xây dựng nhằm thực hiện việc phân tích, kiểm tra, đánh giá phương án, giải pháp kỹ thuậttrong lĩnh vực xây dựng;
  • Kiến thức kinh tếnhằm kết hợp với phương án, giải pháp kỹ thuật giúp sinh viên tính toán chi phí đánh giá và lựa chọn giái pháp hiệu quả;
  • Kiến thức về quản lý dự án xây dựng và các kỹ năng mềm về điều hành và quản lý để hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát dự án một cách hiệu quả.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có các đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực quản lý xây dựng, kỹ năng làm việc ở công trường, công ty xây dựng và có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý dự án. Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng tổ chức, phối hợp, làm việc nhóm và các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống và đưa ra quyết định nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng có cơ hội rất lớn trong ngành công nghiệp xây dựng. Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việcở các vị trí: thực hiện các công việc quản lý xây dựng tại các đơn vị làm chủ đầu tư dự án bất động sản, các ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn quản lý dự án của tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình; là kỹ sư quản lý doanh nghiệp, quản lý đấu thầu, quản lý hợp đồng, quản lý công trường xây dựng…

Ngoài ra sinh viên sau tốt nghiệp đủ khả năng làm việc làm tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về quản lý xây dựng, kiểm toán, kế hoạch liên quan đến quyết toán vốn xây dựng cơ bản; có thểlàm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xây dựng và quản lý dự án.

  Viết đánh giá

Với bề dày lịch sử gần 20 năm trong lĩnh vực giáo dục, trường Đại học Công nghệ Sài Gòn hiện nay đã tạo dựng được uy tín trong lòng phụ huynh và sinh viên.

Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) là trường đại học tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh. STU được thành lập trên cơ sở trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân lập TPHCM.

Cơ sở vật chất đại học Công nghệ Sài Gòn

Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Lịch sử hình thành trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Tiền thân của Trường Đại học Công nghệ Sài gòn (website: stu.edu.vn) là Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân lập TPHCM (SEC). SEC được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ. SEC là trường cao đẳng ngoài công lập đầu tiên của nước ta đào tạo chủ yếu theo các ngành kỹ thuật, công nghệ. Tháng 04/2004, trên cơ sở năng lực và thành tích đào tạo của trường, Chính phủ ra Quyết định số 57/2004/QĐ-Ttg nâng cấp SEC lên đào tạo bậc đại học và lấy tên là Trường Đại học Dân lập Kỹ nghệ TPHCM (SEU).

Đến tháng 03/2005, theo Quyết định số 52/2005/QĐ-TTg, trường được đổi tên thành Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài gòn (gọi tắt là Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn), tên tiếng Anh là Saigon Technology University (STU).

Ngoài hệ chính quy, với sự đánh giá tốt về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, nhà trường còn được bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo hệ ngoài chính quy và được đào tạo hệ hoàn chỉnh đại học (nay gọi là hệ liên thông đại học).

Sứ mệnh

Đại Học Công Nghệ Sài Gòn đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các trình độ: Trung học, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ; Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng công nghệ, có phẩm chất đạo đức tốt, có văn hóa, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ giỏi phù hợp ngày càng cao nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, của đất nước, của cộng đồng và nhu cầu học tập của nhân dân.

Hoạt động của sinh viên

Tại STU, sinh viên được tham gia vào rất nhiều hoạt động tình nguyện để rèn luyện bản thân về những kĩ năng, tinh thần tự giác, hòa nhập với tập thể , cộng đồng.

Các chương trình thường niên của trường như Đêm hội trăng rằm, chiến dịch Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh,… Ngoài ra trường còn tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức chuyên môn, các cuộc thi hùng biện tiếng Anh để nâng cao khả năng hội nhập của sinh viên.

Bên cạnh đó, sinh viên STU cũng năng động và nhiệt tình tham gia các phong trào văn nghệ ở cả trong và ngoài trường.

Chèn Hình 2, chú thích “Sinh viên Đại học Công nghệ Sài Gòn năng động”.

Cơ sở vật chất đại học Công nghệ Sài Gòn

[Dance Battle 2016 – TPHCM] ĐH Công Nghệ Sài Gòn - ĐH Tài Chính Marketing

Đội ngũ nhân sự

Hội đồng trường là tổ chức có thẩm quyền cao nhất trong nhà trường, có trách nhiệm đề ra đường lối, chủ trương lớn về phát triển mọi mặt của nhà trường.

Ở Đại học Công nghệ Sài gòn, Hội đồng trường còn đảm đương việc đầu tư, xây dựng cơ bản các công trình có quy mô đầu tư lớn.

STU đã xây dựng được đội ngũ gồm 220 cán bộ giảng dạy và quản lý, trong đó có 130 thầy cô giáo, với trên 60% là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ. Chương trình đào tạo chủ yếu theo hướng công nghệ cho các hệ đào tạo từ Trung cấp chuyên nghiệp đến Cao đẳng, Đại học và Hệ vừa làm vừa học, bao gồm các ngành: Công nghệ Thông tin, Điện – Điện tử,Điện tử – Viễn thông, Cơ Điện tử, Kỹ thuật Công trình, Công nghệ Thực phẩm, Quản trị Kinh doanh và Mỹ thuật Công nghiệp.

Cơ sở vật chất

Cơ sở 180 Cao Lỗ, Phường 4,Quận 08, Tp. Hồ Chí Minh

Nhà trường sở hữu khuôn viên vuông vức, rộng trên 20.000 m², tọa lạc tại 180 Cao Lỗ, Quận 08, gần đường Nguyễn Tri Phương nối dài, đường Chánh Hưng và đường Tạ Quang Bửu. Tại đây, khu nhà học chính rộng trên 22.000 m² đã được xây dựng. Khu trường mới có 46 giảng đường, hệ thống gồm 44 phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, trung tâm máy tính, hội trường, nhà ăn,…

Cơ sở vật chất đại học Công nghệ Sài Gòn

Nhà trường sở hữu khuôn viên rộng trên 20.000 m²

Điểm đặc biệt của cơ sở này là có nhiều cây cối, bồn hoa, thác nước nhân tạo. Sân trước và sân trong của trường tại cơ sở này rộng rãi, yên tĩnh, được chăm chút cẩn thận như một công viên thu nhỏ, tạo không khí tĩnh lặng cho người ham học, ham nghiên cứu. Ở trường có mạng internet hữu tuyến và vô tuyến. Trong khuôn viên của Trường có thể sử dụng tốt hệ thống mạng thông tin này.

Chèn Hinh 4, chú thích “Sân chơi đa năng cho sinh viên trường”.

Phía sau khu trường là sân chơi đa năng và sân bóng đá với kích thước gần đạt chuẩn. Một góc khu đất gần các sân bóng sẽ là cư xá mới của sinh viên.

Phòng học: Phòng ốc cao ráo, sáng sủa, thoáng mát, âm thanh vừa phải.

Các cơ sở thực hành trong trường: Nhà trường rất cố gắng trang bị để đảm bảo tính chất "công nghệ" của nhà trường. Trừ Khoa Quản trị Kinh doanh, lấy thư viện và các phần mềm tin học làm nguồn tư liệu khoa học chính yếu, các Khoa khác đều có phòng thí nghiệm, xưởng thực tập hoặc phòng máy tính chuyên ngành.

Bên cạnh lo lắng việc học, STU còn hỗ trợ về nơi ở cho sinh viên, với 500 chỗ ở ký túc xá, mức phí 250.000đ/ tháng/ sinh viên (lệ phí này chưa bao gồm tiền điện sinh hoạt, sinh viên tự trả theo hóa đơn đồng hồ từng tháng). Sinh viên tự lo các vật dụng cá nhân.

Cựu sinh viên nổi bật

Nguyễn Thị Hương Ly

Quán quân của Vietnam's Next Top Model mùa thứ 6, Hương Ly có lợi thế với chiều cao, biểu cảm phong phú và bản sắc riêng nổi trội. Sau khi đăng quang Vietnam's Next Top Model Hương Ly rất chăm chỉ hoàn thiện kinh nghiệm bản thân quá các show diễn và sự kiện thời trang trong nước.

Mới đây Hương Ly trở thành đại diện Việt Nam duy nhất trình diễn tại chuỗi sự kiện thời trang Sakura Collection 2016 tại thành phố Yokohama, Nhật Bản. Đây cũng là lần đầu tiên Hương Ly "mang chuông đi đánh xứ người" sau khi đăng quang năm 2015.

Cơ sở vật chất đại học Công nghệ Sài Gòn

Quán quân Vietnam’s Next TOP Model 2015

Nguồn: Đại học Công nghệ Sài Gòn