Cơ thể con người có bao nhiêu lít nước

VTV.vn - Để đảm bảo sức khỏe, Viện Y học ứng dụng Việt Nam khuyến cáo nên uống đủ nước, với người trưởng thành là 3,2 lít/ngày và có thể tăng lên tới 6 lít nếu cần.

Ngày 4/4, Viện Y học ứng dụng Việt Nam thuộc Tổng hội Y học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Đồ uống và sức khoẻ".

Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành y khoa, dược khoa nhằm cập nhật, cung cấp các thông tin khoa học hữu ích về các nhóm đồ uống và lợi ích với sức khỏe; thảo luận về vai trò của nước uống, nhu cầu nước uống đối với từng lứa tuổi và từng nhóm bệnh. PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam chủ trì hội thảo.

PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Báo cáo về vai trò và nhu cầu nước khuyến nghị của PGS.TS Phạm Văn Hoan – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam nêu bật vai trò quan trọng của nước đối với sức khoẻ và đưa ra các số liệu trên thế giới cũng như Việt Nam về nhu cầu nước khuyến nghị cho từng lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể, cần phải bổ sung nước mỗi ngày.

Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể sẽ tăng dần theo tuổi từ khi còn là trẻ sơ sinh [cần khoảng 0,6 lít nước] cho tới khi là trẻ nhỏ [khoảng 1,7 lít]. Với người trưởng thành, nhu cầu nước của nam giới khoảng 2,5 lít/ngày nếu có mức độ lao động thể lực mức độ nhẹ, có thể tăng lên tới 3,2 lít/ngày nếu hoạt động thể lực ở mức độ trung bình và tăng lên tới 6 lít/ngày nếu hoạt động thể lực nhiều và sống trong điều kiện khí hậu nóng. Nhu cầu nước của nữ giới thấp hơn của nam giới cùng nhóm tuổi khoảng từ 0,5 - 1 lít nước.

Tại hội thảo, TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tập trung phân tích các nhóm đồ uống với các lợi ích và hạn chế, đồng thời phân tích xu hướng toàn cầu trong việc sử dụng đồ uống có lợi cho sức khoẻ.

Hiện nay, các khuyến nghị tập trung vào việc giảm sử dụng đồ uống có cồn [rượu, bia], giảm các loại nước ngọt có ga và tăng cường sử dụng các loại nước đóng chai, nước ngọt không ga ít đường và đặc biệt là các loại trà, trà thảo mộc ít đường. Các kết luận trong 20 nghiên cứu thử nghiệm và 297 tài liệu khoa học trong những năm gần đây đã cho thấy rõ vai trò của trà thảo mộc trong tăng cường sức khoẻ, chống viêm thông qua các cơ chế ức chế các chất trung gian gây viêm, ức chế hoạt động của các chất tiền viêm, tác dụng chống oxy hóa do có chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có khả năng thu nhặt các gốc tự do, bảo vệ gan, phòng chống nhiễm vi khuẩn, virus, chống nấm và dự phòng một số bệnh mạn tính không lây.

Nhiều báo cáo cung cấp thông tin hữu ích tại hội thảo.

Các hiệu quả trên có được từ các hoạt chất chứa trong các loại thảo mộc như kim ngân hoa, cúc hoa, la hán quả, hạ khô thảo… hiện nay đang được áp dụng trong các loại sản phẩm trà tại nhiều nước trên thế giới và đang được áp dụng tại Việt Nam.

Ngoài ra, báo cáo của PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu ra các khuyến nghị sử dụng đồ uống cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là các đối tượng đang đối mặt với các vấn đề bệnh tật. Sử dụng đồ uống phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới trên các phương tiện thông tin đại chúng vì mục tiêu sức khoẻ cộng đồng.

Thời gian qua, Viện Y học ứng dụng Việt Nam thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học trong lĩnh vực y tế, sức khỏe cũng như chịu trách nhiệm chuyên môn cho các chương trình truyền hình như Cẩm nang vàng cho sức khỏe phát sóng trên VTV3, Hãy chia sẻ cùng chúng tôi trên VTV2 và Hiểu đúng bệnh – Chưa đúng cách trên VTV2.

Các nhà khoa học trong hội thảo đã thảo luận và thống nhất các quan điểm chính theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về sức khoẻ. Theo đó, cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khoẻ nhằm giảm sử dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam nhằm giảm các bệnh liên quan đến lạm dụng sử dụng rượu bia.

Giảm sử dụng các đồ uống có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khoẻ lâu dài như đồ uống có lượng đường cao, đồ uống sử dụng các phụ gia có hại cho sức khoẻ.

Tăng cường sử dụng các đồ uống có nguồn gốc thiên nhiên như trái cây, các loại trà, trà thảo mộc có hàm lượng đường thấp. Sử dụng đồ uống phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình tiết ra bao nhiêu nước bọt trong một giờ, một ngày, một năm hoặc trong cả cuộc đời? Đáp án cho câu hỏi trên chắc chắn sẽ khiến bạn phải cảm thấy ngạc nhiên.

Vào một ngày bình thường, một người bình thường tiết ra từ 0,5 đến 1,5 lít nước bọt – một con số thực sự gây ngạc nhiên, khi lượng nước nhiều người uống mỗi ngày còn ít hơn nước bọt tiết ra.

Nếu lấy mức trung bình thấp là 0,7 lít mỗi ngày, con số này tương đương với khoảng 255,5 lít nước bọt một năm. Trong vòng đời trung bình khoảng 80 năm, con số đó lên tới khoảng 20.440 lít. Điều đó tương đương với một bể bơi nhỏ chứa đầy nước bọt.

Sau khi biết được con số, nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta lại tiết ra nhiều nước bọt đến vậy?

Trong suốt cuộc đời của mình, một người có thể tiết ra lượng nước bọt đủ chứa đầy một bể bơi nhỏ. Ảnh: internet

Theo đó, nước bọt được sản xuất bởi cơ thể chúng ta vì những lý do chính đáng. Nước bọt là một chất lỏng sinh học phức tạp đóng nhiều vai trò quan trọng trong miệng của bạn. Ví dụ, nó chứa enzyme amylase phân hủy tinh bột, cung cấp canxi và phốt phát giúp tái khoáng hóa men răng và là người gác cổng quan trọng trong việc bảo vệ và chống lại các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bạn qua khoang miệng.

Nước bọt chủ yếu bao gồm nước [99%] và hỗn hợp protein, chất điện giải và men tiêu hóa [1%].

Nó được sản xuất bởi nhiều tuyến khác nhau , ba tuyến chính và nhiều tuyến phụ, nằm trong miệng của bạn. Ba tuyến chính - tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi - đóng góp 90% tổng lượng nước bọt được sản xuất, trong khi 10% còn lại được tiết ra bởi những tuyến phụ.

Ở trạng thái không bị kích thích [trạng thái nghỉ ngơi khi bạn không ăn], khoảng 2/3 tổng lượng nước bọt được sản xuất bởi các tuyến dưới hàm. Tuyến mang tai phát huy tác dụng khi được kích thích [thường là do nhai, hay còn gọi là kích thích vị giác] và chịu trách nhiệm cho khoảng 50% lượng nước bọt trong miệng ở trạng thái này. Tuy nhiên, các tuyến dưới lưỡi đóng góp một tỷ lệ nhỏ nước bọt ở cả trạng thái không bị kích thích và kích thích.

Nước bọt đã được người xưa sử dụng trên khắp thế giới trong hơn 2.000 năm, với niềm tin nước bọt có thể chữa bệnh. Các nhà y học cổ truyền Trung Quốc cổ đại tin rằng nước bọt và máu là "anh em", vì cả hai đều đến từ cùng một nguồn trong cơ thể.

Các nhà tư tưởng nổi tiếng, chẳng hạn như Pliny the Elder [sống trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên] và Albert Đại đế [1193-1280] đều ca ngợi lợi ích của nước bọt vì khả năng xua đuổi rắn và những điều xui xẻo, cũng như thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Thậm chí vào cuối thế kỷ 19, các đặc tính chữa bệnh được cho là của nước bọt vẫn được một số bác sĩ tôn vinh.

Ở thời điểm hiện tại, con người không còn tin vào nước bọt như một chất chữa bệnh, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có tác dụng trong y học hiện đại. Ngày nay, nó đóng một vai trò quan trọng như một công cụ chẩn đoán, vì nó có thể cung cấp những hiểu biết quan trọng về tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể. Vì được tạo thành từ rất nhiều thành phần, nước bọt có thể chứa nhiều dấu ấn sinh học báo hiệu bệnh tật, hữu ích cho việc xác định bệnh cũng như theo dõi và dự đoán tiến triển của bệnh.

Hơn nữa, chất này luôn sẵn có và không giống như máu, nó có thể được lấy mẫu bằng các phương pháp không xâm lấn, giúp dễ dàng phân tích. Các kỹ thuật thậm chí còn được phát triển để sử dụng nước bọt như một chỉ báo về bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Tham khảo IFL Science

Theo TTVH Copy link

Link bài gốc Lấy link! //thethaovanhoa.vn/con-nguoi-tiet-ra-bao-nhieu-lit-nuoc-bot-trong-toan-bo-cuoc-doi-cua-minh-dap-an-se-khien-ai-cung-cam-thay-bat-ngo-20230309123847214.htm

Trọng cơ thể con người có bao nhiêu nước?

Uống nước thời điểm nào, uống bao nhiêu ml một ngày thì tốt cho sức khỏe? Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng 60-70%. Như vậy nước chiếm tỉ lệ rất lớn toàn bộ cơ thể. Khi thiếu nước không chỉ khiến làn da khô, dễ mắc bệnh ngoài da, lão hóa mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh.

1 ngày nên uống bao nhiêu lít nước?

Cơ thể liên tục mất nước chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Như vậy để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn cần phải uống đủ nước Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ [NIH] thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày. Đây được gọi là quy tắc 8 × 8 và rất dễ nhớ.

70% cơ thể con người là gì?

“70% cơ thể chúng ta là nước” nước có ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, ngay cả những nơi chúng ta nghĩ ra không tồn tại hoặc chứa quá nhiều nước thì phần trăm đơn vị nước cũng rất cao, chẳng hạng như xương có đến 31% là nước, trong não 85% là nước, phổi 73%, gan 86%, da 64%, cơ bắp 75%, thận 83%, máu 83%, tim ...

Cơ thể có biểu hiện như thế nào khi mất nhiều nước?

Các triệu chứng nặng [khi mất 10 – 15% tổng lượng nước trong cơ thể] gồm: không chảy mồ hôi, mắt trũng, da khô hoặc nhăn nheo, huyết áp thấp, nhịp tim tăng, sốt, mê sảng, mất ý thức. Nguyên nhân nào khiến cơ thể mất nước? Hai nhóm nguyên nhân chính dẫn tới mất nước là do cung cấp không đủ và do mất nước quá nhiều.

Chủ Đề