Cọc trước là gì

Chúng ta chắc hẳn ai cũng hiểu và từng nghe qua thuật ngữ “tiền cọc”. Thế nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu chi tiết về tiền cọc là gì và được thực hiện, sử dụng khi nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu tiền cọc là gì và những vấn đề liên quan nhé!

Tiền cọc là gì

Nội dung bài viết:

  1. 1. Tiền cọc là gì?
  2. 2.  Đặc điểm của tiền cọc
  3. 3. Chủ thể của tiền cọc
  4. 4. Những câu hỏi thường gặp.
    1. 4.1. Xử lí tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ?
    2. 4.2. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì sao?
    3. 4.3. Cần biết gì để không bị lừa khi đặt cọc?
    4. 4.4. Khi hợp đồng được giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc?

1. Tiền cọc là gì?

Khi hiểu được khái niệm tiền cọc là gì, cần phải hiểu khái niệm về đặt cọc.

Khái niệm đặt cọc đã được quy định vô cùng cụ thể, chi tiết tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015

“Đặt cọc là việc một bên [sau đây gọi là bên đặt cọc] giao cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận đặt cọc] một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác [sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc] trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Như vậy, có thể hiểu khái niệm tiền cọc là gì như sau:

“Tiền cọc là một trong những tài sản mà các bên có thể sử dụng để thực hiện việc đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc một hợp đồng nào đó, đây là khoản tiền mà bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc.”

Trước khi thực hiện giao kết giao dịch, hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận và đàm phán với những nội dung hợp đồng để chuẩn bị thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan mà một bên không thực hiện việc giao kết hợp đồng. Vì vậy để đảm bảo cả hai bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng như đã thỏa thuận, các bên sẽ thỏa thuận đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện giao kết hợp đồng. Ngoài ra, trong hợp đồng xong vụ, các bên đều có những quyền và nghĩa vụ về nhau, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà có thể gây thiệt hại cho bên còn lại thì các bên có thể thỏa thuận việc đặt cọc để đảm bảo các bên thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

2.  Đặc điểm của tiền cọc

Sau khi tìm hiểu khái niệm đặt tiền cọc là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu đặc điểm của tiền cọc nhé!

Chức năng của tiền cọc mang tính bảo đảm các bên thực hiện đúng cam kết phải giao kết trong hợp đồng và có chức năng thanh toán.

Ví dụ: A mua một chiếc xe của B, bên phải đặt cọc trước 30 % số tiền của chiếc xe, nếu B thực hiện trả hết số tiền của chiếc xe thì số tiền cọc sẽ được trừ vào tổng số tiền mà B phải trả cho A. Nếu B không trả hết tiền cho A thì B vi phạm nghĩa vụ trả tiền, và số tiền cọc sẽ bị A giữ lại do B vi phạm hợp đồng.

3. Chủ thể của tiền cọc

Khi giao tiền cọc, các bên sẽ ký kết hợp đồng đặt cọc, do vậy chủ thể của hợp đồng đặt cọc sẽ gồm hai bên, bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.

Tùy vào sự thoả thuận giữa các chủ thể, một bên có thể đặt cọc hoặc cả hai phía chủ thể có thể đều đặt cọc. Tuy nhiên, trên thực tế, thông thường bên nắm giữ tài sản sẽ là bên nhận đặt cọc, ví dụ như người bán nhà, người bán ô tô, cho thuê,…

Khi thực hiện chuyển tiền công, các bên sẽ ký hợp đồng đặt cọc, và hợp đồng đặt cọc sẽ phát sinh hiệu lực khi các bên chủ thể đã thực hiện việc chuyển giao tiền đặt cọc.

Đối tượng của tiền cọc là tài sản có tính thanh khoản cao. Các đối tượng của tiền cọc có thể là những tài sản cầm cố, thế chấp hoặc một số tài sản có giá trị khác … theo quy định pháp luật quy định rõ, vô cùng chi tiết và rõ ràng những trường hợp được thực hiện việc đặt cọc. Những quyền tài sản như quyền bất động sản, quyền tài sản không phải là đối tượng của tiền cọc định của pháp luật hiện hành.

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Xử lí tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện đúng nghĩa vụ?

Theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, … Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4.2. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì sao?

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rằng nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4.3. Cần biết gì để không bị lừa khi đặt cọc?

Việc đặt cọc tưởng chừng đơn giản nhưng cũng chứa lắm rủi ro.

– Lừa bán đất của người khác để lấy tiền cọc: Nếu bạn giao dịch với đối tượng không phải chính chủ của nhà đất thì có thể rơi vào bẫy rập lừa cọc này. Đối tượng lừa đảo sau khi nhận tiền cọc thì cao bay xa chạy, người mua tìm đủ mọi cách cũng không thể liên lạc được.

Vì thế, để tránh rủi ro, bạn cần yêu cầu kiểm tra đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu để xác định chính xác đối tượng giao dịch có phảu chính chủ hay không.

– Một tài sản bán cho nhiều người: Trường hợp này bạn cần ghi rõ cam kết tài sản bán cho một người trong hợp đồng cọc và cam kết trách nhiệm của chủ nhà;

– Ký cọc qua môi giới: Nhiều trường hợp sau khi nhận cọc, phía công ty môi giới “biến mất” không rõ lý do, còn chủ nhà phủ nhận mối quan hệ giữa hai bên. Nếu căn cứ trên hợp đồng đặt cọc đã ký kết, chủ nhà không có trách nhiệm với khoản tiền đặt cọc của người mua. Vì thế, bên mua gần như mất trắng số tiền đặt cọc.
Bạn cần nhớ, không kí cọc qua bên trung gian.

– Cần kí hợp đồng cọc với tất cả đồng sở hữu: Để tránh người này đồng ý bán mà người kia thì không.

4.4. Khi hợp đồng được giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc?

Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về tiền cọc là gì và những vấn đề liên quan tới tiền cọc để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Cọc tiền có nghĩa là gì?

Như vậy, thể hiểu khái niệm tiền cọc là gì như sau: “Tiền cọc là một trong những tài sản mà các bên thể sử dụng để thực hiện việc đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc một hợp đồng nào đó, đây khoản tiền mà bên đặt cọc sẽ giao cho bên nhận đặt cọc.”

Đối tượng của hợp đồng đặt cọc là gì?

Như vậy, đối tượng của hợp đồng đặt cọc là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Mục đích của hợp đồng đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Vì vậy, khi giao kết không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc.

Như thế nào là hợp đồng đặt cọc?

Như vậy, Hợp đồng đặt cọc là hợp đồng được lập ra với mục đích: Để đảm bảo giao kết một giao dịch dân sự khác hoặc để thực hiện một hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với thỏa thuận.

Tiền cọc thuê là gì?

Tiền đặt cọc thuê nhà khoản tiền bên thuê nhà nộp cho chủ nhà trước khi ký hợp đồng cho thuê nhằm đảm bảo hợp đồng được thực hiện. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê và bên thuê nhà. Khoản tiền đặt cọc thường do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Chủ Đề