Con người cấu tạo từ 3 phàn là gì

Nếu tổng cả ba quan niệm thì có thể xem cơ thể con người được cấu tạo bởi 4 phần như sau:

1. Sự chân thật

2. Mười sáu tánh người

3. Tình

4. Thân tứ đại

Về 16 tánh:

Giải nghĩa

Đặc điểm của các tánh

Các tánh có tính phân cực theo hai hướng ÂM [-] và DƯƠNG [+]. Hiểu để cân bằng là một việc làm hết sức ý nghĩa và quan trọng.

Bát đại duyên hợp

Khi chúng ta hiểu cấu trúc con người và các đặc tính tích cực của mỗi thành phần sẽ giúp chúng ta hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, an vui hơn và hạnh phúc hơn.

Tế bào là một đơn vị quan trọng trong cấu tạo và hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể người. Vậy tế bào là gì? Cấu trúc như thế nào? Cơ thể con người có bao nhiêu tế bào? Bài viết sau đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi câu hỏi trên.

1. Tế bào là gì?

Mọi sinh vật đều được hình thành và cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau. Nói cách khác, tế bào là đơn vị chính và quan trọng nhất trong cấu tạo cơ thể người, động vật, vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng,...

Tế bào có kích thước rất nhỏ nhưng sở hữu cấu tạo phức tạp và mỗi loại tế bào thường có vai trò riêng biệt. Theo các nghiên cứu đã được công bố, con người có đến ít nhất 30 nghìn tỷ tế bào để giúp duy trì các hoạt động của cơ thể.

Câu trả lời cho thắc mắc tế bào là gì khá phức tạp

Tế bào ở người có nhiều loại với cấu trúc và chức năng chuyên biệt khi hình thành ở từng bộ phận khác nhau. Tính đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 200 loại tế bào đa dạng ở người như: tế bào hồng cầu, tế bào não, tế bào thần kinh,... Mỗi loại tế bào sẽ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau và nhiều chức năng như truyền tín hiệu, hấp thụ oxy, đào thải CO2,... Ngoài ra, trong mỗi tế bào đều chứa bộ thông tin di truyền và khi các tế bào phát triển, nhân bản thì các tế bào mới là bản sao của tế bào trước đó.

Tế bào xuất hiện ở mọi cơ quan trong cơ thể

2. Cấu tạo của tế bào

Để hiểu rõ hơn tế bào là gì thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua thông tin về cấu tạo tế bào. Cụ thể, một tế bào thường bao gồm:

2.1. Tế bào chất

Tế bào chất có kết cấu dạng lỏng gồm bào tương và các bào quan nằm sau màng sinh chất, bao quanh nhân. Đây là môi trường giúp các vật chất trong tế bào trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

2.2. Khung tế bào

Khung tế bào là cấu trúc giúp định hình kích thước, hình dáng của tế bào. Khung tế bào được cấu tạo từ các sợi dài liên kết với nhau thành một mạng lưới. Ngoài chức năng định hình thì khung tế bào cũng góp phần trong quá trình phân chia tế bào và hỗ trợ tế bào có thể di chuyển đúng vị trí, lộ trình.

2.3. Lưới nội chất [ER]

Lưới nội chất [ER] được cấu tạo từ dạng túi dẹp và ống nối với nhau tạo thành màng lưới khép kín bao quanh nội chất, có chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất ở trong hoặc ra ngoài tế bào. Có 2 loại lưới nội chất gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn. Mỗi loại sẽ có kết cấu và chức năng khác nhau trong hoạt động của tế bào.

Cấu tạo của tế bào trong cơ thể người

2.4. Bộ máy Golgi

Bộ máy Golgi nằm sau màng sinh chất với cấu tạo từ các túi chứa dịch xếp chồng lên nhau. Bộ phận này có vai trò sửa đổi protein, phân loại và đưa sản phẩm đến các vị trí cần thiết trong tế bào hoặc có thể vận chuyển ra khỏi tế bào thông qua môi trường enzyme điều hướng đường đi.

2.5. Lysosome và peroxisomes

Lysosome và peroxisomes là nhóm bào quan giữ vai trò bảo vệ tế bào bằng cách tiêu hoá các vi khuẩn tấn công tế bào. Bên cạnh đó, các bào quan này còn có chức năng tái chế lượng tế bào bị hư hại hoặc không đủ chức năng hoạt động.

2.6. Ti thể

Ti thể có chức năng tiếp nhận và xử lý chuyển đổi năng lượng được cung cấp thành dạng vật chất có thể đưa vào tế bào hoạt động. Trong ti thể cũng chứa vật chất di truyền và thực hiện nhân bản tạo ra các bản sao ti thể. Đồng thời, vật chất di truyền trong ti thể tách biệt và hoạt động riêng lẻ so với ADN có trong nhân.

2.7. Nhân tế bào

Nhân tế bào được xem là trung tâm chỉ huy của tế bào. Tại đây, các hoạt động phát triển, nhân bản, phân chia hoặc tiêu huỷ [chết] được nhân tế bào gửi tín hiệu, hướng dẫn để tế bào vận hành. Các ADN trong nhân là nguyên liệu di truyền quan của tế bào, chính vì thế chúng được bảo vệ bởi màng nhân nhằm ngăn cách với các phần khác trong tế bào.

Cấu tạo nhân tế bào gồm nhiều bộ phận khác nhau

2.8. Màng plasma

Màng plasma hay còn gọi là màng sinh chất bao quanh tế bào và nằm ở ngoài cùng của cấu tạo tế bào. Màng này có chức năng ngăn cách môi trường bên ngoài và bên trong của tế bào để đảm bảo việc vận hành, di chuyển của vật chất đi vào hoặc ra khỏi tế bào. Đây cũng là hàng rào bảo vệ và giúp tế bào có thể di chuyển.

2.9. Riboxom

Riboxom là một trong những thành phần quan trọng của tế bào trong việc tạo ra protein. Bào quan này giúp đưa ra các hướng dẫn sao chép thông tin di truyền khi hình thành một protein mới trong tế bào. Đối với bào quan này không có vị trí cố định trong tế bào mà có thể trôi tự do hoặc liên kết với lưới nội chất.

3. Câu hỏi thường gặp về tế bào

3.1. Có bao nhiêu tế bào trong cơ thể người?

Việc xác định chính xác số lượng tế bào trong cơ thể người là rất phức tạp và các nhà nghiên cứu chỉ ước tính gần khoảng 30 nghìn tỷ tế bào trên mỗi cơ thể. Số lượng tế bào được nghiên cứu và phân tích dựa trên số lượng mô trong từng cơ quan, bộ phận của người bình thường. Hiện nay, ở cơ thể người có khoảng 200 loại tế bào tương ứng với chức năng khác nhau. Và các loại tế bào này được phân biệt với nhau bằng kích thước, cấu tạo, số lượng và chức năng đối với cơ quan cơ thể.

Số lượng tế bào trong cơ thể con người là khoảng 30 nghìn tỷ

3.2. Mỗi ngày cơ thể sản xuất bao nhiêu tế bào?

Tương tự như việc xác định cơ thể có bao nhiêu tế bào thì lượng tế bào sản sinh hàng ngày cũng không hề đơn giản. Mỗi tế bào sẽ có tốc độ phân chia, nhân bản khác nhau do tuổi thọ, cấu trúc khác nhau. Ví dụ về tốc độ sản xuất tế bào hồng cầu trong một ngày của người bình thường có thể lên đến 173 đến 259 tỷ tế bào/ ngày tương ứng với 2 - 3 triệu tế bào/giây.

3.3. Tế bào có tự mất đi không?

Khi các tế bào đã hết tuổi thọ hoạt động sẽ cần được đào thải và thay thế bằng các tế bào mới. Việc xác định số lượng tế bào chết đi cũng gặp nhiều khó khăn tương tự như tế bào được sản xuất mới.

Tế bào bị đào thải khi đã hết tuổi thọ và chức năng vận hành

Tuy nhiên, nhờ vào cơ chế tự cân bằng của cơ thể khi một lượng tế bào mất đi sẽ được thay thế bằng lượng tế bào mới tương đương. Đối với mỗi tế bào ở các vị trí cơ quan khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau, như tế bào gan khoảng 18 tuần, bạch cầu 13 ngày, hồng cầu 120 ngày,... Chính vì thế, mỗi thời điểm trong ngày các hoạt động sản xuất và đào thải của tế luôn diễn ra liên tục trong cơ thể.

Hy vọng thắc mắc tế bào là gì đã được giải đáp trong bài viết trên. Có thể thấy, tế bào có cấu trúc số lượng rất lớn và nắm giữ vai trò quan trọng trong việc vận hành các hoạt động sống trong cơ thể. Để có một sức khỏe tốt thì các tế bào cũng luôn cần khỏe mạnh thông qua việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng.

Chủ Đề