Con người có bao nhiêu giác quan

Trong bài viết trên Science Focus, Tiến sĩ Barrett giải thích 5 giác quan của con người bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác. Chúng được gọi là giác quan "mở rộng" vì chúng mang lại thông tin về thế giới bên ngoài.

Nhà thần kinh học Lisa Feldman Barrett hiện là Giáo sư tại Đại học Northeastern. Ảnh: Business Insider.

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cũng có các cơ quan thụ cảm đối với các sự kiện xảy ra bên trong, chẳng hạn như tim đập, phổi giãn nở, dạ dày kêu cùng nhiều chuyển động khác mà ta hoàn toàn không biết. Chúng được nhóm lại với nhau theo một giác quan khác, được gọi là sự tương tác.

Ngoài ra, một số thụ thể của con người được sử dụng cho nhiều hơn một giác quan. Ví dụ, võng mạc là cổng cho các sóng ánh sáng chúng ta cần để nhìn thấy, nhưng ta không biết rằng một số tế bào võng mạc đưa thông báo đến não để ta nhận thức được đó là ban ngày hay ban đêm. Chính cảm giác ngày và đêm này là cơ sở cho nhịp sinh học ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và chu kỳ ngủ hoặc thức của ta.

Ngay cả thị giác cũng có sự tương tác với những giác quan tách biệt khác. Nói một cách ngắn gọn, những gì ta nhìn thấy và cách ta nhìn thấy liên quan đến việc não bộ theo dõi nhịp tim của chúng ta, đây cũng là một phần của sự tương tác.

Trong những khoảnh khắc như tim co bóp và đẩy máu ra động mạch, não của ta cũng sẽ tiếp nhận ít những thông tin về hình ảnh hơn.

Trên thực tế, bộ não của chúng ta tạo ra mọi thứ ta nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận. Ví dụ, sóng ánh sáng không chỉ đi vào mắt mà nó sẽ truyền đến não dưới dạng tín hiệu điện, và sau đó chúng ta sẽ tiếp nhận hình ảnh đó.

Bộ não thực sự dự đoán được những gì ta có thể nhìn thấy trước khi ta nhìn thấy nó. Điều này có nghĩa là não bộ sẽ kết hợp các dự đoán cùng với dữ liệu đến từ võng mạc để xây dựng những trải nghiệm hình ảnh cho ta về thế giới xung quanh.

Tương tự, khi chúng ta đặt ngón tay lên cổ tay để cảm nhận mạch, ta đang cảm nhận được cấu trúc dựa trên dự đoán của não và dữ liệu cảm nhận thực tế. Tóm lại, con người không hẳn trải nghiệm những cảm giác dựa trên các giác quan, mà ta trải nghiệm chúng bằng não bộ của mình.

Bí ẩn nào đằng sau các loại giác quan mà bạn chưa từng biết đến? Hãy cùng CAD giải mã từng loại giác quan trên cơ thể con người ngay bây giờ nhé!

Mục lục

Giác quan là gì và các loại giác quan hình thành từ khi nào?

Giác quan hay hệ giác quan là một bộ phận của hệ thần kinh có chức năng thu nhận thông tin giúp con người nhận thức thế giới. Về cơ bản, con người có 5 LOẠI GIÁC QUAN tương ứng với 5 BỘ PHẬN trên cơ thể: Thị giác [Đôi mắt] – Thính giác [Đôi tai] – Khứu giác [Chiếc mũi] – Vị giác [Lưỡi] – Xúc giác [Da].

5 loại giác quan cơ bản của một con người

Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã bắt đầu cảm nhận được độ lạnh trong không khí, vị ngọt của sữa mẹ,… nhờ vào các loại giác quan trên cơ thể. Tuy nhiên sự thật là ngay khi còn trong bụng mẹ các giác quan đã có khả năng bắt tín hiệu với thế giới bên ngoài. Điển hình như việc lắng nghe giọng nói của bố mẹ, anh chị em trong nhà hay một bài nhạc nào đó. Và từ giây phút những tín hiệu đầu tiên được kết nối, tùy thuộc vào thói quen, môi trường sống mỗi người sẽ phát triển hoặc suy thoái các giác quan trên cơ thể. Ví dụ như việc sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng gây cận thị, chứng lãng tai ở người già,…

Khám phá các loại giác quan cơ bản của con người

Như đã đề cập ở trên con người cơ bản có 5 loại giác quan, chúng phát triển độc lập nhưng luôn phối hợp cùng nhau để giúp chúng ta cảm nhận mọi thứ xung quanh: 

Sight – Thị giác

Có thể nói trong 5 loại giác quan, thị giác là thứ quan trọng nhất bởi ¼ nơron thần kinh tập trung tại đây để đón nhận hình ảnh thế giới. Mắt thu thông tin truyền đến não, não phân tích rồi phát tín hiệu hành động đến tất cả các bộ phận trên cơ thể. 

Đôi mắt được mệnh danh là cửa sổ tâm hồn và ánh mắt một người sẽ có sự thay đổi trong mỗi thời kỳ. Khi còn trẻ chúng long lanh đậm nét ngây ngô nhưng khi càng trưởng thành ánh mắt sẽ đằm lại, sắc bén hơn. Điều này cho thấy đôi mắt có khả năng biểu hiện tính cách và cảm xúc của mỗi người. Đây là điều kỳ diệu nhất mà giác quan này mang lại!

Mặc dù mắt người có thể nhìn thấy thiên hà Andromeda cách Trái Đất 2,6 triệu năm ánh sáng hay một ngọn lửa bập bùng xa 48km nhưng chúng ta lại rất dễ mắc các tật khúc xạ và bệnh về mắt như: cận-loạn-viễn thị, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,… Vậy nên đây cũng là cơ quan dễ gặp trục trặc nhất trong các loại giác quan của con người.  

Trong 5 loại giác quan thị giác quan trọng nhất!

Hearing – Thính giác

Quan trọng thứ 2 đứng sau thị giác không đâu khác ngoài thính giác. Thính giác được mệnh danh là chiếc máy ghi âm tự nhiên của con người nhận nhiệm vụ thu tất cả âm thanh trong mức cho phép từ 20-20.000 Hz.

Trong một số trường hợp khi không thể sử dụng thị giác như trong bóng đêm hoặc bị khuất tầm nhìn, thính giác sẽ trở nên nhạy bén hơn giúp chúng ta nắm bắt được thông tin xung quanh. Điều này dễ nhận thấy nhất ở những người khiếm thị, họ sẽ thính hơn rất nhiều lần người bình thường, vì khi ấy đôi tai phải phát triển để bù cho chức năng của mắt.

Ngưỡng nghe của mỗi người là khác nhau, có trường hợp nghe được cả hạ âm tầm -5 dB, điều mà người thường không thể làm được. Ngược lại, nếu nghe âm thanh lớn khoảng 200 dB, phổi và các mạch máu sẽ vỡ tung do áp lực quá cao.

Thính giác giúp chúng ta cảm nhận thế giới qua âm thanh

Cũng giống như mắt, đôi tai của chúng ta cũng rất dễ gặp phải các vấn đề như ù, điếc, viêm tai giữa,… do thói quen sinh hoạt không lành mạnh hay tác động xấu từ môi trường xung quanh. Điển hình như việc đeo earphone trong thời gian dài có thể làm giảm chức năng nghe ở người trẻ.  

Taste – Vị giác

Lưỡi chính là cơ quan biểu trưng của vị giác. Ngọt là vị đầu tiên mà lưỡi người có thể cảm nhận được và nó cũng trùng với vị của sữa mẹ. Theo sơ đồ vị giác, mỗi phần của lưỡi sẽ tương ứng với một vị cơ bản. Ngoài các vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng, lưỡi còn có thể cảm thấy vị chát, the, lợ,… 

Nằm trong chuỗi cơ quan tiêu hóa, lưỡi đảm nhận 2 vai trò trọng yếu là nếm và nuốt. Sở dĩ lưỡi có thể nếm được là do trên bề mặt lưỡi có các tế bào thụ cảm với khả năng cảm nhận vị thức ăn. Sau đó lưỡi truyền thông tin đến não giúp chúng ta nhận biết thứ mà mình đang ăn có vị gì. 

Hơn hết trong các loại giác quan vị giác có vẻ yếu nhất vì chúng rất dễ bị đánh lừa nếu có tác động của mùi hay thậm chí là màu sắc. Và chúng ta hoàn toàn có thể bị mất vị giác tạm thời trong thời gian bị cảm cúm, Covid hay một số chứng bệnh đặc thù. 

Lưỡi đảm nhận vai trò nếm và nuốt

Smell – Khứu giác

Bạn biết gì không mũi người có thể phân biệt được 1000 tỷ mùi khác nhau! Khứu giác phát triển giúp chúng ta nhận biết được sự khác nhau trong cùng một mùi. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phân biệt được một đĩa thức ăn còn tươi mới hay đã ôi thiu, mùi có vẻ mặn hay ngọt,… 

Mặc dù bị đánh giá thấp về tầm quan trọng nhưng khứu giác lại có nhiều điểm mạnh hơn ta tưởng. Điển hình là con người có 400 loại thụ thể mùi, trong khi thị giác là 4 loại màu sắc và vị giác là 40.

Nếu so với các loại động vận săn mồi khác thì khứu giác của người còn khá kém, chưa kể hầu hết chúng ta thường có xu hướng không tin vào những gì mình ngửi được. Giải thích dễ hiểu là con người cần tập trung để cảm nhận chính xác mùi trong không khí, nếu như mùi quá loãng hoặc không tập trung não bộ sẽ nhanh chóng phủ nhận sự tồn tại của tín hiệu mùi vừa xuất hiện. Chưa kể trong trường hợp mắc bệnh về đường hô hấp như viêm xoang hoặc cảm cúm, khứu giác sẽ hoạt động động rất kém so với các loại giác quan khác.

Khứu giác có thể bị giảm sút nếu chúng ta mắc các bệnh về đường hô hấp

Touch – Xúc giác

Bách khoa Stanford nhận định xúc giác là cơ quan đầu tiên mà con người phát triển, tức là nó có được hình thành đầu tiên trong các loại giác quan. Đồng thời đại diện của xúc giác – bộ da cũng là cơ quan lớn nhất của con người. Ngoài lớp da bao trùm bên ngoài cơ thể, xúc giác còn bắt và truyền tín hiệu từ lưỡi, cổ họng hay thậm chí là từ mọi vị trí các cơ quan trong cơ thể. 

Các tế bào thần kinh chuyên biệt cho cảm giác khác nhau, chưa kể mỗi vị trí trên cơ thể cũng có cảm nhận tiếp xúc khác nhau. Ví dụ như lòng bàn chân, bàn tay, mặt có lớp da mỏng và phân bổ nhiều dây thần kinh bên dưới nên bắt nhịp rất nhanh với cảm giác đau, rát, tê,… đồng nghĩa với việc các phần này dễ bị tổn thương hơn. 

Xúc giác được cảm nhận qua da – cơ quan lớn nhất của con người

Sự xuất hiện của giác quan thứ 6 và 7

Ngoài 5 loại giác quan cơ bản được công nhận, chúng ta còn nghe nói đến sự xuất hiện của giác quan thứ 6 và 7.

Proprioception – Sự cảm nhận

Theo Live Science, còn một giác quan nữa mang tên Proprioception – Sự cảm nhận, được biết đến với chức năng giúp não bộ định vị được vị trí trong không gian. 

Giác quan này khác biệt với các loại giác quan khác ở chỗ nó cho phép chúng ta cảm nhận nhận được sự chuyển động và vị trí của cơ thể. Nhờ vậy ta có thể dựa vào ghi nhớ để chạm vào các bộ phận trên cơ thể mà không cần nhìn thấy chúng. Ví dụ như trường hợp tự động vòng tay ra sau lưng chạm đúng vào eo từ phía sau, lấy tay chạm lên trán hay mũi, hoặc khả năng bước lên-xuống cầu thang mà không cần nhìn từng bậc để xác định vị trí. 

Sự cảm nhận cho phép chúng ta dựa vào ghi nhớ để chạm vào các bộ phận trên người mà không cần nhìn thấy chúng.

Linh cảm hay tâm linh tương thông? 

Linh cảm hay thường được nhắc đến với cái tên “giác quan thứ 6” thể hiện linh tính của một người – điều mà khoa học vẫn chưa thể nào lý giải được. 

Linh cảm khác với tất cả các loại giác quan được biết, mặc dù không có căn cứ khoa học hay bất kỳ số liệu xác minh nào nhưng nó luôn được mọi người thừa nhận như là một sức mạnh tự nhiên về mặt tâm linh. 

Giác quan bí ẩn này cho phép chúng ta cảm nhận được nguy hiểm cận kề của chính mình hay người thân cận, cảm giác có người theo dõi phía sau mặc dù không nhìn thấy. Điều này thường xuất hiện khi con người rơi vào những tình huống khó khăn hoặc đứng trước sự lựa chọn quan trọng.

Giác quan thứ 6 là giác quan bí ẩn nhất của con người

Sự phát triển kỳ diệu của các loại giác quan ở trẻ nhỏ

Bắt đầu từ tuần thứ 16 trẻ dần có khả năng bắt tín hiệu âm thanh từ thế giới bên ngoài. Vậy nên để kích thích trẻ phát triển tốt hơn và gắn kết tình thân, các bà mẹ được khuyên nên thường xuyên trò chuyện với bé hoặc cho con nghe nhạc trong thai kỳ. 

Các chồi vị giác cũng phát triển từ rất sớm, nên ngay khi lọt lòng bé đã có thể cảm nhận được vị ngọt và chua. Tạo hóa cũng giúp sức khiến mọi đứa trẻ đều yêu thích vị ngọt – đặc biệt là vị sữa mẹ. Lúc này trẻ sơ sinh thậm chí có thể quay đầu và gắng sức di chuyển về phía vú mẹ nhờ kết nối mùi vị. 

Thị giác của trẻ sơ sinh không được tốt cho lắm, chúng dựa vào mùi và giọng nói để nhận biết những người thân thuộc với mình. 

Những đứa trẻ bắt đầu cảm nhận được âm thanh từ tuần thứ 16 của thai kỳ

Khi các đường dẫn truyền thần kinh phát triển, các giác quan ở trẻ cũng phát triển theo. Từ đó khơi gợi tính tò mò và mong muốn khám phá mọi thứ ở trẻ nhỏ. Vì hạn chế thân thể cũng như chưa thể nói chuyện để hỏi nên chúng có xu hướng dùng tay để sờ nắn nhận dạng vật chất xung quanh hay thậm chí dùng miệng để định dạng đồ vật. Đó là lý do vì sao nhiều trẻ nhỏ rất hay cắn, ngậm đồ vật và cho mọi thứ vào miệng!

Càng lớn các giác quan trên cơ thể trẻ càng hoàn thiện. Hơn hết, chúng ta có thể thường xuyên dành thời gian chơi đùa, trò chuyện, đọc sách, chỉ cho trẻ biết tên gọi các đồ vật quen thuộc, các dải màu sắc,… để trẻ có hiểu biết về thế giới một cách đúng đắn và nhanh chóng hơn.

“Thính” một giác quan là cảm giác như thế nào?

Chắc chắn bạn đã từng nghe qua cụm từ “siêu thị giác”, “siêu thính giác”,… ý chỉ khả năng năng cảm nhận từ các giác quan vượt qua ngưỡng bình thường của con người. 

Thế giới đã ghi nhận trường hợp của một người phụ nữ tên Concetta Antico có khả năng nhìn thấy 100 triệu màu sắc hay Julie Redfern với siêu thính lực thu mọi âm thanh từ lời thì thầm tới tiếng bước chân của động vật từ xa. 

Mỗi chúng ta đều trội một loại giác quan

Hay trong chính mỗi người chúng ta đều sẽ “thính” một loại giác quan nào đó như tinh mắt [nhanh chóng phát hiện đồ vật], mũi thính [dễ nhận biết mùi], tai thính [bắt âm thanh cực nhạy],… Điều này có thể là do di truyền hoặc tác động của môi trường sống. Ví dụ nếu một người sống ở nơi rất ồn ào, sống chung với âm thanh lớn kéo dài sẽ khiến người đó rất khó nhận biết được những tiếng động nhỏ. Hoặc nếu sống trong điều kiện thiếu sáng lâu ngày như hầm mỏ, khả năng mắt sẽ điều tiết để nhìn trong bóng tối tốt hơn người thường. 

Mối liên hệ của các loại giác quan đến học tập và nghề nghiệp 

Trên thực tế sự phát triển của các giác quan cũng ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và nghề nghiệp của một người. Tại sao lại nói như vậy? Đơn giản vì những đứa trẻ có độ nhạy về thị giác và thính giác sẽ học tập tốt hơn nhờ khả năng bắt tín hiệu rất nhanh với mọi lời nói và cử động mô tả của giáo viên chưa tính đến phần trăm tiếp thu. Hay một người làm đầu bếp chắc chắn trước tiên khứu giác, vị giác của người nọ phải phát triển hơn người bình thường. Ngược lại nếu mắt bạn bị mù màu hay mắc tật khúc xạ thì bạn sẽ mất đi cơ hội đối với một số nghề nghiệp đặc thù yêu cầu sức khỏe về mắt như phi công. 

Sự ảnh hưởng của các loại giác quan đến học tập và sự nghiệp của mỗi người

Vậy nên có thể nói các loại giác quan có mối liên hệ mật thiết đến khả năng tiếp cận xã hội của một người. Đồng nghĩa với việc nếu ai đó trội về một giác quan nào đó, rất có thể đây sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội học tập và định hình nghề nghiệp tương lai cho người đó. Như thám tử gắn liền với đôi mắt nhanh nhạy, khả năng đọc vị hay thính giác tốt để theo dõi, điều tra người khác hay ca sĩ phải có độ cảm âm tốt từ đôi tai vậy. 

Phương pháp rèn luyện các loại giác quan để định hướng thành công 

Nếu bạn đã đọc phần trên thì biết rằng mỗi người trong chúng ta đều sẽ “thính” một loại giác quan nào đó và nó là điểm mạnh quan trọng. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao để rèn luyện, làm sao để phát huy điểm mạnh cứu cánh đó. Hơn hết ngoài điểm mạnh về giác quan, chúng ta còn điểm mạnh nào khác về mặt di truyền không?…

Làm thế nào để nhận biết và rèn luyện các loại giác quan?

Tất cả câu hỏi đều cần một phương pháp đủ tính khoa học và thực nghiệm để giải đáp. Đối với việc phải tìm kiếm một phương pháp nào đó để kiểm tra, nhận định thế mạnh bản thân, CAD đề cử thuật ngữ mang tên Sinh trắc vân tay. Đây là sẽ là cánh cửa mở ra từng điểm mạnh, điểm yếu và cũng cho bạn biết mình có khả năng phát huy tốt nhất các loại giác quan nào. Từ việc giải mã này, bạn sẽ định vị được bản thân mình là ai và đưa ra hướng rèn luyện tốt nhất.

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về sinh trắc vân tay là gì bạn có thể đọc thêm TẠI ĐÂY nhé. Chúc bạn thành công dù ở bất cứ đâu!

Gửi đánh giá

5 / 5. Lượt bình chọn: 3

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Cảnh báo

Đối với những bài viết trên website, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho bạn những góc nhìn và lời khuyên một cách tổng quát.

Lưu ý rằng đây không phải là toàn bộ “viên ngọc quý” phù hợp với bạn, vì còn tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh, môi trường lớn lên, v.v…

Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

Nếu bạn muốn có một giải pháp cụ thể và phù hợp nhất với bản thân thì bạn hãy tìm sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia tại đây.

Lưu bài viết trên Facebook, Twitter, LinkedIn hoặc Pinterest
để đọc lại khi cần nhé!

Facebook

Twitter

LinkedIn

Pinterest

Đăng Ký Nhận Email
[những bí quyết mà CAD chỉ chia sẻ qua mail]

Tên của bạn

Email của bạn

Gửi

Nguyễn Hữu Trí

Anh Nguyễn Hữu Trí là người sáng lập Trung tâm Sinh trắc học vân tay CAD - 1 trong 3 trung tâm sinh trắc vân tay đầu tiên tại Việt Nam có công nghệ được chuyển giao từ Singapore. Sứ mạng của anh là giúp các bạn trẻ, người đi làm tìm ra được tiềm năng, điểm mạnh và đam mê của bản thân từ đó định hướng đúng ngành nghề, công việc phù hợp với bản thân. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chia sẻ và huấn luyện cho hơn 120.000 bạn trẻ, anh Trí có thể được xem là một trong những người tiên phong trong đổi mới và phát triển nền giáo dục Việt Nam. Ngoài ra anh từng là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại đại học Quốc gia Singapore NUS, là 1 trong 3 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất của NUS. Anh cũng là diễn giả TEDx [TEDxRMIT, TEDxTanDinh,..] và là một Youtuber mảng giáo dục với hơn 500.000 người theo dõi.

Liên quan

Mới nhất

Góc ATD – Độ Nhạy Bén Trong Học...

GIẢI MÃ THÙY TRÁN DƯỚI GÓC NHÌN SINH...

THÙY TRƯỚC TRÁN CÓ LIÊN ĐỚI TỚI TRÍ...

CHỈ SỐ TFRC CÓ ĐẠI DIỆN CHO TRÍ...

Toàn Bộ về Khả Năng Thẩm Mỹ [2022]

Toàn Bộ về Chỉ Số Sáng Tạo CQ...

Toàn Bộ về Chỉ Số Thông Minh IQ...

NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ CHỈ SỐ...

CHỈ SỐ CẢM XÚC EQ VÀ NHỮNG ĐIỀU...

Sự Nhạy Bén Trong Óc Phân Tích Và...

PrevTrướcCHỈ SỐ CQ LÀ GÌ – 5 CÁCH NÂNG CAO CHỈ SỐ CQ [2022]

Tiếp theoHãy đánh thức trí thông minh ngôn ngữ trong con bạn!Next

Những Chủ Đề Khác

Định hướng nghề nghiệp

NGÀNH F&B [2022] | Hướng Nghiệp – CAD

✅ Hiểu ngành F&B là gì trong nhiều khía cạnh của cuộc sống ✅ Những cái được và những cái mất của ngành F&B ✅ Xác định được bản thân mình có phù hợp để phát triển lâu dài với ngành F&B hay không

Đọc thêm »

Sinh trắc vân tay

Năm 2022 gen Z cần đầu tư kiến thức kỹ năng gì?

Năm Nhâm Dần đã bắt đầu bạn đã có dự định gì cho năm mới chưa? 2022 được kỳ vọng là năm phát triển mạnh

Chủ Đề