Con ông trần đại quang là ai

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Trần Quốc Tỏ, 58 tuổi, bí thư Tỉnh Ủy Thái Nguyên, được Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm làm thứ trưởng Công An. Tin này khiến cộng đồng mạng đồn đoán rằng để ông Tỏ “né” tuổi hưu.

Đang xem: Trần quân là ai

Các báo nhà nước đăng tin này hôm 20 Tháng Năm đều né chi tiết ông Tỏ là em trai ông Trần Đại Quang, cố chủ tịch nước CSVN, người qua đời đột ngột hồi Tháng Chín, 2018.

Ông Tỏ được điều động về Bộ Công An CSVN sau khi có tin Bộ Chính Trị phân công bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng Ban Dân Nguyện của Quốc Hội, về làm bí thư Tỉnh Ủy Thái Nguyên.

Đáng lưu ý, ông Tỏ được ghi nhận là thứ trưởng Công An CSVN thứ chín, sau hai ông Lê Quốc Hùng và Lê Tấn Tới cũng vừa được sắp ghế này hồi cuối Tháng Tư.

Xem thêm: 3 Cách Vay Tiền Nhanh Không Cần Hộ Khẩu Gốc, Vay Tiền Không Cần Hộ Khẩu Gốc

Việc bổ nhiệm ông Tỏ làm dân mạng bàn tán về việc Thủ Tướng Phúc ngang nhiên vi phạm Khoản 2 Điều 38 Luật Tổ Chức Chính Phủ CSVN. Theo đó, luật quy định: “Số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá năm; Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao không quá sáu. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì thủ tướng trình Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội xem xét, quyết định.”

Việc bổ nhiệm ông Tỏ chỉ vài tháng trước Đại Hội Đảng 13 làm dấy lên suy đoán đây có thể là ân huệ của ông Phúc dành cho em trai của Trần Đại Quang. Bởi lẽ, ông Tỏ năm nay đã 58 tuổi, không đủ tuổi tái cử nhiệm kỳ sau.

Nếu tiếp tục ngồi vị trí bí thư Tỉnh Ủy Thái Nguyên, ông sẽ phải về hưu năm 2022 khi tròn 60 tuổi. Trong khi về Bộ Công An CSVN thì theo Nghị Quyết 28, từ năm 2021, cán bộ lãnh đạo ở một số “ngành nghề đặc biệt,” được hiểu là công an, có thể về hưu sớm hoặc muộn so với quy định năm năm. Như vậy nhiều khả năng, ông Tỏ có thể được tiếp tục ngồi ghế thứ trưởng Công An trọn một nhiệm kỳ tới sau Đại Hội Đảng 13.

Theo báo Thanh Niên, ông Tỏ từng công tác tại Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường (Bộ Công An CSVN), sau đó được bổ nhiệm làm phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm, phó thủ trưởng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An và đang mang hàm thiếu tướng.

Xem thêm: 2,68 Tỷ Cổ Phiếu Vinhomes Lên Sàn Chứng Khoán Với Mã Vhm, Vinhomes Chính Thức Niêm Yết 2,68 Tỷ Cổ Phiếu

Ông Trần Quốc Tỏ (trái) và Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm bên hành lang kỳ họp Quốc Hội. (Hình: Ngọc Thắng/Thanh Niên)

Trong một diễn biến khác, ông Trần Quân, con trai ông Trần Đại Quang, được ghi nhận đang ngồi ghế chánh văn phòng Bộ Tài Chính CSVN và được suy đoán “sẽ còn tiếp tục lên cao.”

Kể từ sau cái chết gây xôn xao của ông Trần Đại Quang, ít thấy tin tức về thân nhân ông này trên báo nhà nước và mạng xã hội.

Hồi trung tuần Tháng Tư, cư dân mạng bàn tán sôi nổi về vụ vợ chồng ông Đường “Nhuệ,” “đại gia giang hồ” ở tỉnh Thái Bình vừa bị bắt và truy tố, khoe hình chụp tại nhà riêng hồi năm 2016 cùng với “cha già mẫu mực” là ông Trần Đại Vinh, anh ruột ông Trần Đại Quang – thời điểm đó còn là chủ tịch nước CSVN. Cặp vợ chồng này còn mô tả rằng nhờ “tình cảm” của ông Vinh mà họ “luôn vững tin trên bước đường đời.”

Báo VTC News dẫn lời Luật Sư Trần Hồng Lĩnh cho rằng băng nhóm Đường “Nhuệ” “còn nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Năm Cam ở Sài Gòn trước đây” và bình luận rằng “muốn xóa sổ nhóm này thì trước hết phải cách ly những cán bộ có dấu hiệu bao che.” (N.H.K)

READ  Cheng Bảo Phương Là Ai Oán” Đã Tìm Được Bình Yên Nơi Cửa Phật

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Trần Quốc Tỏ, 58 tuổi, bí thư Tỉnh Ủy Thái Nguyên, được Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm làm thứ trưởng Công An. Tin này khiến cộng đồng mạng đồn đoán rằng để ông Tỏ “né” tuổi hưu.Bạn đang xem: Trần quân là ai

Các báo nhà nước đăng tin này hôm 20 Tháng Năm đều né chi tiết ông Tỏ là em trai ông Trần Đại Quang, cố chủ tịch nước CSVN, người qua đời đột ngột hồi Tháng Chín, 2018.Bạn đang xem: Con trai của trần đại quang là ai

Ông Tỏ được điều động về Bộ Công An CSVN sau khi có tin Bộ Chính Trị phân công bà Nguyễn Thanh Hải, trưởng Ban Dân Nguyện của Quốc Hội, về làm bí thư Tỉnh Ủy Thái Nguyên.

Bạn đang xem: Con trai của trần đại quang là ai

Con ông trần đại quang là ai

TRần Quân- Nguồn hình tạp chí điện tử

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 10 tháng 8 năm 2021 loan tin, bộ Tài chính Cộng sản vừa bổ nhiệm ông Trần Quân, 38 tuổi là chánh văn phòng của cơ quan này vào vị trí Tổng giám đốc kho bạc Nhà nước Cộng sản.

Theo dư luận ông Trần Quân là con trai của ông Trần Đại Quang, cố Chủ tịch nước Cộng sản bị chết do bị “virus hiếm” tấn công vào năm 2018 khi vẫn đang còn tại vị. Ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng bộ Tài chính Cộng sản nói rằng, ông Trần Quân được nhà cầm quyền đánh giá là viên chức trẻ có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, được đào tạo cả trong nước và ngoại quốc, là cử nhân kinh tế, là tiến sĩ khoa học, biết ngoại ngữ. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, 38 tuổi được ngồi vào vị trí Tổng khoa bạc nhà nước là quá trẻ ở Việt Nam, nếu đây không phải là con cháu của quan chức cấp cao Cộng sản thì không thể ngồi được vào vị trí này.

Như vậy, dù cái chết của ông Trần Đại Quang gây xôn xao dư luận, được cho là bị đồng chí của mình triệt hại trong cuộc thanh trừng phe phái, nhưng đến nay con trai của ông Quang vẫn được thăng chức chứng tỏ phe phái của ông Quang đang mạnh trở lại.

An Nhiên

Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018[4][5]) là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 đến ngày ông qua đời (ngày 21 tháng 9 năm 2018). Ông xuất thân Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011–2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,[6] Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016.[7] Trần Đại Quang còn là Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.

Con ông trần đại quang là ai
Trần Đại Quang

Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Hà Nội, năm 2017

Chức vụ

Con ông trần đại quang là ai

Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhiệm kỳ2 tháng 4 năm 2016 – 21 tháng 9 năm 2018
2 năm, 172 ngàyTiền nhiệmTrương Tấn SangKế nhiệmĐặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền)
Nguyễn Phú Trọng [1][2][3]Vị trí
Con ông trần đại quang là ai
Việt NamPhó Chủ tịch nướcĐặng Thị Ngọc Thịnh

Con ông trần đại quang là ai

Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang
Việt Nam

Nhiệm kỳ2 tháng 4 năm 2016 – 21 tháng 9 năm 2018
2 năm, 172 ngàyTiền nhiệmTrương Tấn SangKế nhiệmĐặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền)
Nguyễn Phú TrọngPhó Chủ tịchNguyễn Xuân Phúc

Con ông trần đại quang là ai

Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp
Trung ương

Nhiệm kỳ13 tháng 8 năm 2016 – 21 tháng 9 năm 2018
2 năm, 39 ngàyTiền nhiệmTrương Tấn SangKế nhiệmĐặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền)
Nguyễn Phú TrọngPhó Trưởng ban thường trựcPhan Đình Trạc

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam

Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 8 tháng 4 năm 2016
4 năm, 249 ngàyTiền nhiệmLê Hồng AnhKế nhiệmTô LâmThứ trưởng
  • Lê Quý Vương (2010-2021)
  • Đặng Văn Hiếu (2011–2016)
  • Bùi Quang Bền (2011–2016)
  • Trần Việt Tân (2011–2016)
  • Tô Lâm (2011–2016)
  • Bùi Văn Thành (2011–2018)
  • Bùi Văn Nam (2013-2021)
  • Phạm Dũng (2015–2017)
  • Nguyễn Văn Thành (2015-2021)

Ủy viên Bộ Chính trị Khoá XI,XII

Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – 21 tháng 9 năm 2018
7 năm, 245 ngàyTổng Bí thưNguyễn Phú Trọng

Đại biểu Quốc hội khoá XIII, XIV

Nhiệm kỳ22 tháng 5 năm 2011 – 21 tháng 9 năm 2018
7 năm, 121 ngày

Chủ tịch danh dự Hội chữ thập đỏ Việt Nam

Nhiệm kỳ16 tháng 8 năm 2017 – 21 tháng 9 năm 2018
1 năm, 36 ngàyTiền nhiệmTrương Tấn SangKế nhiệmNguyễn Phú Trọng

Thứ trưởng Bộ Công an

Nhiệm kỳ5 tháng 4 năm 2006 – 3 tháng 8 năm 2011
5 năm, 120 ngàyBộ trưởngLê Hồng Anh

Ủy viên Trung ương Đảng khóa X,XI,XII

Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 21 tháng 9 năm 2018
12 năm, 149 ngàyTổng Bí thưNông Đức Mạnh
(2001-2011)
Nguyễn Phú Trọng
(2011-2018)

Thông tin chung

Sinh(1956-10-12)12 tháng 10, 1956
thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMất21 tháng 9, 2018(2018-09-21) (61 tuổi)
Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, Hà NộiNơi ởquận Thanh Xuân​, thành phố Hà NộiDân tộcKinhTôn giáokhôngĐảng phái
Con ông trần đại quang là ai
Đảng Cộng sản Việt NamVợNguyễn Thị HiềnGia quyếnTrần Quốc Sáng (em trai)
Trần Quốc Tỏ (em trai)Con cáiTrần QuânHọc vấnGiáo sư khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật họcHọc trườngĐại học Cảnh sát nhân dân (cử nhân)
Đại học Luật Hà Nội (cử nhân)
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (tiến sĩ)Trang webVăn phòng Chủ tịch nướcChữ ký
Con ông trần đại quang là ai

Binh nghiệp

Phục vụCông an nhân dân Việt NamNăm tại ngũ1972-2016Cấp bậc
Con ông trần đại quang là ai
Đại tướng

Trần Đại Quang sinh ngày 12 tháng 10 năm 1956 tại thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cha ông làm nghề đơm đó bắt cá trên sông, còn mẹ ông làm nghề bán chuối. Họ có sáu người con, 4 trai tên là Vinh (thứ nhất), Quang (sinh 1956, thứ 2), Sáng, Tỏ (út, sinh ngày 28 tháng 1 năm 1962), và hai con gái. Năm 1962, khi Trần Đại Quang mới vào tiểu học, em trai út Trần Quốc Tỏ mới sinh chưa được lâu thì cha mất. Do nhà quá nghèo, đông anh em, nên từ nhỏ Trần Đại Quang đã giúp mẹ làm nhiều việc nhà nông. Ông được nhận xét là học giỏi, chăm chỉ, điềm tĩnh, và trầm tính. Từ bé ông đã tầm vóc cao lớn hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi.[8]

  • Trường cấp 3 Kim Sơn B (nay là Trường THPT Kim Sơn B), ở xã Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình[9] (chương trình học phổ thông lúc đó ở miền Bắc Việt Nam gồm có 10 năm).
  • Tháng 7 năm 1972 – tháng 10 năm 1972: học viên trường Cảnh sát nhân dân lúc gần tròn 16 tuổi[10] (trường này lúc này đào tạo bậc trung học cho lực lượng cảnh sát nhân dân) [11]
  • Tháng 10 năm 1972 – tháng 10 năm 1975: học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)[10]
  • 1981 – 1986: Tốt nghiệp đại học hệ đào tạo tại chức 5 năm, ngành Trinh sát, trường Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân).[10]
  • Tháng 10 năm 1989 – tháng 4 năm 1991: học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc
  • 1991 – 1994: học Đại học Luật Hà Nội, hệ đào tạo tại chức.[10]
  • 1994 – 1997: Nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh[10]
  • Năm 1996: Học vị Phó tiến sĩ Luật học,[12][13] đề tài "Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay", người hướng dẫn: PGS.PTS Trần Ngọc Đường, Hà Nội, 1996, 173 trang.[14]
  • Năm 2003: được phong hàm Phó Giáo sư[10]
  • Năm 2009: được phong hàm Giáo sư ngành khoa học an ninh[15]
  • Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung Quốc[13]

 

Trần Đại Quang tham dự lễ khai giảng Học viện Chính trị CAND

Tháng 10 năm 1975 – tháng 11 năm 1976: cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Nội vụ.[10]. Tháng 12 năm 1978 – tháng 9 năm 1982: cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ[10]. Ngày 26 tháng 7 năm 1980: gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức ngày 26/07/1981[13]. Tháng 9 năm 1982 – tháng 6 năm 1987: Phó trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ.[10]. Tháng 6 năm 1987 – tháng 6 năm 1990: Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng phòng Tham mưu, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ[10]. Tháng 6 năm 1990 – tháng 9 năm 1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh[10]. Tháng 9 năm 1996 – tháng 10 năm 2000: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh[10]. Tháng 10 năm 2000 – tháng 4 năm 2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an[10].

Năm 2003: được phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam ở độ tuổi 47[10]. Tháng 4 năm 2006 – tháng 1 năm 2011: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 10.[10]

Ngày 25 tháng 4 năm 2007, ông được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam cùng 11 người khác là Trương Hòa Bình, Đặng Văn Hiếu, Trịnh Lương Hy, Phạm Văn Đức, Nguyễn Xuân Xinh, Sơn Cang, Lê Văn Thành, Hoàng Đức Chính, Phạm Nam Tào, Vũ Hải Triều, Nguyễn Văn Thắng. Lúc này ông đang là Thứ trưởng Bộ Công an.[16]

Bộ trưởng bộ Công an

Tháng 1 năm 2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.[10] Ngày 2 tháng 8 năm 2011: Buổi sáng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc tờ trình trước Quốc hội Việt Nam đề cử ông làm Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam mới trong chính phủ mới của ông thay cho ông Lê Hồng Anh.[17] Ông Nguyễn Tấn Dũng trước đó vào ngày 26 tháng 7 năm 2011 đã được Quốc hội Việt Nam khóa XIII bầu lại làm thủ tướng với 94% phiếu bầu.[18]

Ngày 3 tháng 8 năm 2011: Quốc hội Việt Nam khóa XIII trong Kỳ họp thứ nhất đã phê chuẩn ông làm Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam với số phiếu thuận chiếm 95%. Ông cùng với 25 thành viên khác trong chính phủ mới của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra mắt nhậm chức vào buổi sáng cùng ngày.[19][20] Ngày 30 tháng 8 năm 2011: được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2010–2015. Ngày 5 tháng 12 năm 2011: được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm Thượng tướng Công an nhân dân.

Ngày 29 tháng 12 năm 2012: được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm Đại tướng Công an nhân dân.[21]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Ninh Bình

Ngày 22 tháng 5 năm 2011: Trần Đại Quang ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên và đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011–2016, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Ninh Bình ở đơn vị bầu cử số 1, gồm huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình với tỉ lệ 92,08% số phiếu hợp lệ, cao nhất trong ba người trúng cử ở đơn vị bầu cử này, hai người kia là bà Nguyễn Thị Thanh (81,36%) và bà Lưu Thị Huyền (60,09%).

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 22 tháng 5 năm 2016: Trần Đại Quang lần thứ hai ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam và trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, ở đơn vị bầu cử số 1 Thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 1, quận 3 và quận 4 được 293.079 phiếu, đạt tỷ lệ 75,08% số phiếu hợp lệ (cao nhất trong 3 người trúng cử ở đơn vị này, 2 người kia là Ngô Tuấn Nghĩa (236.576 phiếu, 60,60%) và Lâm Đình Thắng (233.880 phiếu, 59,91%)). Ông là một trong 30 đại biểu quốc hội Việt Nam thuộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đề nghị kê biên tài sản đối tượng bị điều tra tham nhũng từ sớm

Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 7 tháng 7 năm 2017 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang cho biết giải pháp chống tham nhũng là kê biên tài sản của đối tượng bị điều tra tội tham nhũng ngay từ khi vừa khởi tố vụ án.[22]

Chiều ngày 13 tháng 10 năm 2017, ông có buổi tiếp xúc cử tri tại Hội trường Quận ủy Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, dập tắt tin đồn ông có vấn đề về sức khỏe trước đó.[23][24]

Xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri

Sáng ngày 5 tháng 5 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, Quận 3, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, theo lời Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang báo cáo, xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri với lí do bận công tác nước ngoài và đang chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12.[24][25][26][27]

Từ ngày 20 tháng 01 năm 2016 đến ngày 28 tháng 1 năm 2016: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 14 tháng 01 năm 2016: tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, ông được đề cử giữ chức Chủ tịch nước.[28]

Ngày 31 tháng 3 năm 2016: Buổi chiều, Quốc hội khóa XIII bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Trương Tấn Sang với 90,49% tán thành, 5,26% không tán thành. Cụ thể, có 447/474 ĐB có mặt đồng ý, 26 không đồng ý. Ông Trương Tấn Sang cũng đồng thời thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.[29] Ngày 2 tháng 4 năm 2016: Buổi sáng, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bỏ phiếu kín, tổng số đại biểu Quốc hội là 494, số đại biểu Quốc hội có mặt là 483, số phiếu hợp lệ là 481, số phiếu không hợp lệ là 2, số phiếu đồng ý là 452, số phiếu không đồng ý là 29 phiếu).[30][31][32].. Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu mới Chủ tịch nước khi nhiệm kì Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao trong dư luận Việt Nam.[33] Trong nhiệm kì của Quốc hội Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và sau đó là Trần Đại Quang. Ngày 8 tháng 4 năm 2016: Trần Đại Quang được Quốc hội Việt Nam khóa XIII miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.[34]

 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Phủ chủ tịch, tháng 5 năm 2016.

Ngày 13 tháng 4 năm 2016: ông thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm.[35]

Bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam nhiệm kỳ 2016–2021

Ngày 25 tháng 7 năm 2016: Buổi sáng, sau khi Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đọc tờ trình giới thiệu Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước (ứng cử viên duy nhất),[36] Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kì 2016–2021. Kết quả công bố vào buổi chiều cùng ngày, ông nhận được 485 phiếu thuận trong số 487 đại biểu quốc hội có mặt (2 đại biểu không biểu quyết) trong tổng số 494 đại biểu quốc hội khóa XIV, đắc cử chức Chủ tịch nước với 98,18% số phiếu tán thành. Ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào buổi chiều cùng ngày.[37]

Ngày 30 tháng 7 năm 2016: Trần Đại Quang thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm[38]

Ngày 13 tháng 8 năm 2016, ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016–2021.[39]

Đến Ý

 

Ông Trần Đại Quang gặp Tổng thống Ý Sergio Mattarella

Ngày 21 tháng 11 đến ngày 24 tháng 11 năm 2016,[40] ông có chuyến đi đến Ý, hai bên đã khẳng định tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác hiện có giữa các bộ, ngành như đối thoại cấp thứ trưởng Ngoại giao, thứ trưởng Quốc phòng, tích cực thực hiện Kế hoạch hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược giai đoạn 2017-2018 cũng như các chương trình hợp tác được ký nhân dịp này; nâng cao hiệu quả hợp tác theo các kênh Đảng, Quốc hội và giữa các địa phương hai nước. Bản ghi nhớ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Liên đoàn Giới chủ Italy cùng nhiều thỏa thuận kinh doanh của doanh nghiệp hai nước cũng đã được ký kết.[41]

Cả hai thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng thông qua việc chia sẻ thông tin trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đấu tranh chống tội phạm, đào tạo phòng không-không quân...

Ông cũng có chuyến thăm đến Tòa thánh Vatican.

Luật biểu tình

Giải thích nguyên nhân chưa có Luật biểu tình

Ngày 26 tháng 4 năm 2017, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 TPHCM, Trần Đại Quang khẳng định Luật biểu tình được Quốc hội coi trọng nhưng chất lượng của dự án Luật của cơ quan soạn thảo kém nên bị trì hoãn để tham khảo thế giới. Ông cũng cho biết cần sửa đổi luật đất đai vì có nhiều vụ kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai.[42]

Về việc ban hành Luật biểu tình và báo cáo Quốc hội

Ngày 19 tháng 6 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh sau kì họp thứ 5 Quốc hội 14, trước chất vấn của cư tri Lê Văn Sỹ, Lê Sỹ Đậu (quận 4) cần sớm có Luật biểu tình, và yêu cầu Quốc hội trực tiếp soạn thảo luật biểu tình chứ không giao cho Bộ Công an Việt Nam soạn thảo, một số tờ báo đưa tin rằng ông Trần Đại Quang đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến này và hứa sẽ báo cáo Quốc hội ban hành.[43][44][45][46][47]

Khi báo Tuổi trẻ đăng tin này thì Bộ Thông tin và truyền thông đã yêu cầu Tuổi trẻ thay tiêu đề bài báo và xóa trích dẫn của ông Trần Đại Quang, sau đó ra quyết định đình bản tạm thời hoạt động báo Tuổi trẻ Online trong 3 tháng, xử phạt 220 triệu đồng vì lý do đăng tin giả, và ông Trần Đại Quang không hề nói vậy. Một số tờ báo khác cũng bị xử phạt ở mức nhẹ hơn[48][49]

Hội nghị APEC

 

Tổng thống Vladimir Putin Nga (phải) với Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường

Trần Đại Quang thông báo với các đại diện doanh nghiệp APEC rằng Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất và dự báo đến năm 2020 sẽ nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu châu Á-Thái Bình Dương về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực chế tạo. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi kinh tế với mục tiêu là đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5% đến 7%, quyết tâm thực hiện ba đột phá lớn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Là nền kinh tế năng động có độ mở lớn và là điểm đến của nhiều tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam ngày càng gắn kết sâu rộng với hai bờ Thái Bình Dương thông qua các quan hệ đối tác, Cộng đồng ASEAN và mạng lưới 16 FTA với 59 đối tác, trong đó có 18 nền kinh tế thành viên APEC.[50]

Cũng tại Lima, ông Quang chính thức thông báo với bạn bè quốc tế về Năm APEC 2017 cũng như Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chính thức gửi lời mời bạn bè năm châu đến dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại thành phố biển Đà Nẵng tươi đẹp của Việt Nam vào tháng 11-2017.

Hội nghị APEC 2017

 

Ông Vladimir Putin và ông Trần Đại Quang tại APEC năm 2017 ở Đà Nẵng

Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 tổ chức đối thoại với các chủ đề: Thúc đẩy Tăng trưởng bền vững, sáng tạo và hòa nhập giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Làm thế nào để tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung giữa thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Doanh nghiệp, sáng tạo và bền vững - Những khó khăn trong khởi nghiệp và thời đại số hóa của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham dự CSOM có hơn 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp (SOM) của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF), và Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).[51]

 

Ông Quang tại hội nghị APEC

Trong hội nghị đẫ thảo luận[52] :

  • Thông qua chương trình hành động APEC về thúc đẩy tăng trưởng bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội nhằm khẳng định quyết tâm của các nền kinh tế thành viên hướng tới xây dựng cộng đồng APEC phát triển bao trùm và tự cường. Đây cũng là một nội dung quan trọng của đối thoại giữa các nhà lãnh đạo kinh tế APEC với cộng đồng doanh nghiệp.
  • Tăng cường chất lượng giáo dục, trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích ứng tốt hơn với môi trường việc làm và thị trường lao động đang thay đổi căn bản bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
  • Hội nghị đã dành nhiều thời gian thảo luận một cách sâu sắc về các chính sách và biện pháp chiến lược nhằm phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường an ninh lương thực, nước, năng lượng, phát triển nông thôn và đô thị, giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, phát triển du lịch bền vững.
  • Thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do, mở ở châu Á – Thái Bình Dương là sứ mệnh của các nền kinh tế APEC. Để APEC tiếp tục là động lực thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, góp phần để châu Á – Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.
  • Hội nghị tái khẳng định cam kết hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy thuận lợi hóa đầu tư, kinh doanh và dịch vụ, tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật, tiếp tục nỗ lực hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do châu Á –Thái Bình Dương. Nhấn mạnh vai trò của APEC trong việc ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật pháp, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm. Hội nghị cũng hoan nghênh việc thông qua khuôn khổ APEC về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới để tạo điều kiện cho APEC khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển chuẩn bị bước vào bước vào thập niên phát triển thứ 4.

Kết thúc hội nghị

Chủ tịch nước chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu, sự đồng hành và ủng hộ nhiệt thành của đại biểu và giới báo chí dành cho Việt Nam trên cương vị chủ nhà APEC trong suốt năm qua.

“Thành công của năm APEC Việt Nam 2017 cũng như Tuần lễ cấp cao APEC có sự đóng góp vô cùng quý báu của quý vị và các bạn”. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định.

Chủ tịch nước cũng biểu dương, toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động, các bộ, ban, ngành ở Trung ương, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các địa phương trong cả nước, các tầng lớp nhân dân, các liên lạc viên, tình nguyện viên đã hỗ trợ, giúp đỡ nỗ lực ngày đêm để bảo đảm thành công của Tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Sau khi kết thúc cuộc họp báo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra Sân bay quốc tế Đà Nẵng để bay về Hà Nội chủ trì Lễ chiêu đãi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 11 đến 12-11-2017.[53]

Tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

 

Ông Trump phát biểu tại Quốc yến ở Hà Nội

Tối 11/11, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì Quốc yến chào mừng Tổng thống Donald Trump và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ.[54]

 

Ông Trump thăm chính thức Việt Nam

Phát biểu tại tiệc chiêu đãi, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nồng nhiệt chào mừng Tổng thống Donald Trump cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam vào thời điểm sôi động nhất của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.[55]

Trần Đại Quang nhấn mạnh, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Donald Trump là cột mốc rất quan trọng, đánh dấu thời khắc tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ, mở ra một tương lai rộng lớn để hai nước viết tiếp những trang sử mới. Chia sẻ với câu phát biểu của Tổng thống Donald Trump “Không có giấc mơ nào quá lớn lao, không có trở ngại nào quá vĩ đại. Và không có mong muốn nào của chúng ta về tương lai là nằm ngoài tầm với”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, trong bối cảnh khu vực và thế giới còn nhiều biến động, mối quan hệ hợp tác toàn diện, ổn định và cùng có lợi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ là một nhân tố tích cực, góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trong lời đáp, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bày tỏ vinh dự đến thăm Việt Nam vào thời điểm quan hệ Đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam đang có những bước tiến tích cực chưa từng có. Tổng thống Donald Trump chúc mừng Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu tuyệt vời và kỳ diệu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội những năm qua. Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những điều kỳ diệu trên thế giới, một đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh.

Qua đời

Theo ông Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện bị nhiễm "virus hiếm và độc hại" từ tháng 7 năm 2017 và phải đi Nhật Bản chữa trị 6 lần. Căn bệnh này "trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian".[56] Từng có thời điểm ông Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng trong vòng một tháng vào năm 2017, dấy lên nhiều sự đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông.[57] Sau khi hôn mê được gần 1 ngày, ông đã trút hơi thở cuối cùng và qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 (tức ngày 12 tháng 8 năm Mậu Tuất theo Âm lịch), hưởng thọ 61 tuổi. Theo tiểu sử tóm tắt trước khi mất, ông quyết định trao trả quyền chủ tịch nước lại cho bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.[5][58]

  1. Trần Đại Quang; Không gian mạng – Tương lai và Hành động, Nhà xuất bản Công an nhân dân (2015)[59]
  2. Trần Đại Quang; Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh Tổ quốc, Nhà xuất bản Công an nhân dân (2015)[60]
  3. Trần Đại Quang; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, Nhà xuất bản Công an nhân dân
  4. Trần Đại Quang; Văn hóa ứng xử Công an nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Nguyễn Thị Hiền - vợ Trần Đại Quang - muốn đưa chồng về quê nhà để an táng. Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Chính phủ, cũng là trưởng BTC lễ tang - đã được gia đình ủy quyền lo việc này. Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trong ngày 26 tháng 9 theo nghi thức quốc tang. Lễ truy điệu được tổ chức vào ngày 27 tháng 9, sau đó đến trưa chiều cùng ngày, linh cữu được đưa về quê hương Ninh Bình để làm thủ tục an táng theo nguyện vọng của gia đình.[61]

Lễ an táng đã được diễn ra vào 15h30 ngày hôm sau (tức ngày 27 tháng 9 năm 2018) tại Ninh Bình, có mặt tất cả lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và gia quyến. Lúc 16h cùng ngày, linh cữu của Trần Đại Quang được an táng tại quê nhà, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Nơi ông an táng đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.

Quốc tế

  •   Liên Hợp Quốc – Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Tổng thư ký Antonio Guterres gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình Trần Đại Quang, gọi ông là "một người bạn của Liên Hợp Quốc" và là người quảng bá cho sự phát triển của Việt Nam.[62] Trước khi bắt đầu phiên họp toàn thể thứ ba của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73 ngày 21 tháng 9 năm 2018 (giờ UTC−4), Chủ tịch Đại hội đồng María Fernanda Espinosa thông báo về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đề nghị đại diện các nước tham dự phiên họp dành một phút mặc niệm.[63][64]
  •   ASEAN – Ngày 25 tháng 9 năm 2018, Ban thư ký ASEAN gửi lời chia buồn đến gia đình, người thân, chính phủ và người dân Việt Nam. Tổ chức này bày tỏ sự biết ơn và tưởng niệm những đóng góp của ông cho các quốc gia thành viên.[65] Cờ rủ cũng được treo từ ngày 25 đến 27 tháng 9 năm 2018 tại trụ sở Ban thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia.[66]
  •   Cuba – Hội đồng Nhà nước Cuba đã ra sắc lệnh quyết định tổ chức quốc tang, cụ thể Cuba sẽ để tang trong vòng hơn một ngày từ 22 tháng 9 đến 23 tháng 9, và nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 24 tháng 9. Trong thời gian cử hành quốc tang Trần Đại Quang, mọi hoạt động vui chơi, giải trí công cộng ở Cuba đều bị hủy.[67][68]
  •   Lào – Ngày 24 tháng 9, Văn phòng Thủ tướng Lào ra thông báo tổ chức quốc tang Trần Đại Quang từ ngày 26 đến 27 tháng 9. Thời gian này tại Lào sẽ dừng toàn bộ các hoạt động vui chơi giải trí, chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan công quyền tổ chức đoàn đi viếng, đặt vòng hoa và ghi sổ tang tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Viêng Chăn và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở các địa phương.[69]
  •   Thái Lan – Ngày 22 tháng 9, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan–ocha ra công điện chỉ đạo các cơ quan ban ngành chính phủ treo cờ rủ tưởng niệm từ ngày 24 đến 26 tháng 9.[70][71]
  •   Úc – Ngày 26 tháng 9, Úc tưởng niệm bằng cách treo cờ rủ tại tất cả trụ sở nhà nước và chính quyền bang trên khắp nước này,[72][73] theo quy định về việc cử quốc kỳ Úc khi nguyên thủ quốc gia mà Úc có quan hệ ngoại giao qua đời.[74]
  •   Huân chương Quân công hạng Nhất (2011 và 2015) và 1 hạng nhì[75][76]
  •   Huân chương Chiến công hạng Nhất, 1 cái hạng nhì và hạng ba
  •   Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (2011)[77]
  • Huân chương Tự do hạng Nhất của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
  • Huân chương Tự do hạng Nhì của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào[78]
  •   2 Huân chương Hữu nghị hạng Nhất của Quốc vương và Chính phủ Vương quốc Campuchia
  •   Huân chương José Martí của nhà nước Cuba (2016).[79][80]
  • Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng[81]

Ông là con trai thứ 2 trong gia đình có bốn anh em trai Vinh, Quang, Sáng, Tỏ, và hai chị/em gái. Em trai của ông là Thượng tướng Trần Quốc Tỏ nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, từ năm 2016-2020 là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nay là Thứ trưởng Bộ Công an[82]

 

Chủ tịch Trần Đại Quang và phu nhân Nguyễn Thị Hiền trong chuyến công du Ấn Độ năm 2018

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1958). Hai người quen nhau khi còn học cấp 3 tại quê hương ông. Sau đó đến ngày lên Hà Nội để sinh sống thì cưới nhau.[83] Con trai đầu của ông là Trần Quân (sinh năm 1984), đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tài chính.

Từ tháng 8 năm 2021 cho đến nay là Tổng giám đốc kho bạc nhà nước Việt Nam.[84]

  • Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam từ Úc, nhận định: "Sau khi ông Trần Đại Quang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các bước cắt giảm cơ cấu nặng nề của Bộ này, nơi có quá nhiều tướng lĩnh được hưởng đặc quyền nhưng lại có quá ít việc để làm.[85] Rõ ràng là những quyền lợi đặc biệt mà Bộ này đã tận hưởng đang bị cắt giảm trong một nỗ lực để làm cho Bộ có trách nhiệm hơn. Những quyết định này được đưa ra trong khi ông Quang là thành viên của Bộ Chính trị. Chức năng cơ bản của Bộ Công an sẽ không thay đổi nhưng bây giờ bộ này sẽ chịu sự giám sát của các quan chức cấp cao hơn."[86]
  • Báo AFP ngày 21/9/2018 viết: "Mặc dù ông giữ một trong bốn vị trí hàng đầu trong bộ máy lãnh đạo của Việt Nam, và chính thức giữ chức chủ tịch nước, vai trò của ông chỉ được xem là mang tính nghi lễ, chào mừng các nhà lãnh đạo đến thăm và tổ chức các sự kiện ngoại giao nhằm củng cố hình ảnh của Việt Nam trên thế giới."; "Là một thành viên của Bộ Chính trị, ông Quang có tiếng là cứng rắn và có ảnh hưởng trong guồng máy của Đảng Cộng sản, mặc dù thường xuất hiện với vẻ không thoải mái trong mắt công chúng và không được các đồng sự cao cấp của Đảng Cộng sản tín nhiệm. Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2016 trước chuyến thăm của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Quang chỉ đọc một báo cáo đã được chuẩn bị sẵn và nhanh chóng được hộ tống rời khỏi phòng sau khi nhận được các câu hỏi không nằm trong kịch bản."[86]
  • Nhân vật bất đồng chính kiến, cựu nhà báo Phạm Chí Dũng bình luận: "[Di sản] đáng kể nhất của ông là thời còn Bộ trưởng Bộ Công an, tôi nghĩ là dấu ấn đáng kể nhất của ông là đã chỉ huy những chiến dịch đàn áp nặng nề đối với giới đấu tranh, hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam và bắt nhiều người. Di sản thứ hai mà ông Trần Đại Quang để lại, tôi nghĩ rằng dấu ấn lớn nhất của ông thời Bộ trưởng Bộ Công an trước khi làm Chủ tịch nước là ông đã có một chuyến đi Washington tiền trạm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng đi Washington sau đó gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Và trong chuyến đi tiền trạm đó vào tháng 3/2015, ông Trần Đại Quang đã được rất nhiều quan chức của Mỹ tiếp, kể cả quan chức của Bộ Quốc phòng, FBI, CIA,…, nhưng mà sau đó vai trò của ông mờ nhạt và mờ nhạt hẳn kể từ tháng 7/2017."[87]
  • Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng: "Ông Trần Đại Quang để lại một di sản nặng nề, là Bộ Công an, với một cuộc cải cách hay là ‘thay máu toàn diện’. Từ 12 Tổng cục giải thể hết và chỉ còn lại là các Cục, rõ ràng là hàng loạt tướng lĩnh, rồi sĩ quan cấp tá, cấp này kia ra đi phải được bố trí trở lại. Việc sắp xếp bộ máy khổng lồ như thế, rồi phong tướng, phong quan hàng loạt như thế, thì bây giờ việc bố trí như thế nào?... và những dấu hiệu tiêu cực mà bây giờ đã thành tội phạm rồi, như vụ án Vũ Nhôm, rồi một số tướng lĩnh bị điều tra tiêu cực."[87]
  • Đài CNN dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách Á Châu của tổ chức Human Rights Watch nói: "Di sản của Chủ tịch Quang là cuộc đàn áp kéo dài nhiều năm đối với quyền con người, và tống giam các tù nhân chính trị nhiều hơn so với những người tiền nhiệm."[88]

Vinh danh

Ngày 12 tháng 10 năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày sinh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, UBND tỉnh Bình Dương sẽ đổi tên đường Đại lộ Bình Dương thành Đại lộ Trần Đại Quang thuộc thành phố Thuận An, Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương thuộc kết nối với Quốc lộ 13 và đường Xuyên Á 17.

Năm thụ phong 1974 1979 1983 1987 1991 1995 1999 2003 2007 2011 2012
Cấp hiệu                      
Tên cấp hiệu Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

  1. ^ Vũ Viết Tuân (ngày 21 tháng 9 năm 2018). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ Phan Thương (ngày 21 tháng 9 năm 2018). “Hiến pháp quy định gì khi Chủ tịch nước từ trần?”. Thanh Niên.>
  3. ^ “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức Quyền Chủ tịch nước”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  4. ^ “Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần”. Báo Điện tử của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam. 20 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ a b “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập 21 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư[liên kết hỏng]
  7. ^ “Bộ trưởng Trần Đại Quang kiểm tra công tác tại Cục An ninh Tây Nguyên”. Báo Công an nhân dân Online.
  8. ^ An Na (4 tháng 4 năm 2016). “Cậu trò nghèo trường làng thành Chủ tịch nước”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ Khánh thành trường cấp 3 nơi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng học tập
  10. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang Cổng thông tin điện tử chính phủ Việt Nam
  11. ^ Ngày 15 tháng 5 năm 1968, Bộ Công an ra Quyết định 514/CA/QĐ "Tách phân hiệu Cảnh sát nhân dân ra khỏi trường Công an Trung ương, thành lập trường riêng, có nhiệm vụ đào tạo bậc trung học cho lực lượng Cảnh sát nhân dân", chính thức thành lập Trường Cảnh sát nhân dân. Về sau, ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Học viện Cảnh sát nhân dân. Website Học viện cảnh sát nhân dân, Quá trình hình thành và phát triển học viện Lưu trữ 2017-08-16 tại Wayback Machine
  12. ^ “Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay: Luận án phó Tiến sĩ khoa học luật học / Trần Đại Quang; Người hướng dẫn: PGS.PTS Trần Ngọc Đường”. http://lib.hcmulaw.edu.vn. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2018. Liên kết ngoài trong |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  13. ^ a b c P.V (2 tháng 4 năm 2016). “Tiểu sử tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. Báo Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  14. ^ Luận án phó Tiến sĩ khoa học luật học Trần Đại Quang
  15. ^ D.Hiển - T.Phương (5 tháng 12 năm 2009). “Chúc mừng các tân Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  16. ^ PV (28 tháng 4 năm 2007). “41 cán bộ CAND được thăng bậc hàm cấp Tướng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
  17. ^ Lê Nhung. “Hai bộ trưởng được đề cử Phó Thủ tướng”. 2011-8-2. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  18. ^ Hồng Khánh - Nguyễn Hưng (26 tháng 7 năm 2011). “Ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng”. Báo VnExpress. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  19. ^ “Danh sách 27 thành viên Chính phủ”. Báo Doanh nhân Sài Gòn. 4 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  20. ^ “Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII Trần Đại Quang”. Vietnam Plus. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  21. ^ “Bộ trưởng Công an được thăng hàm đại tướng”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  22. ^ Trung Sơn (7 tháng 7 năm 2017). “Chủ tịch nước: 'Tham nhũng còn rất nghiêm trọng'”. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2017.
  23. ^ Hà Dương (13 tháng 10 năm 2017). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri TP.HCM”. Zing. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  24. ^ a b Mai Hoa (5 tháng 5 năm 2018). “Chủ tịch nước xin phép vắng mặt ở buổi tiếp xúc cử tri TP.HCM”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  25. ^ Trung Hiếu (5 tháng 5 năm 2018). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin vắng mặt ở buổi tiếp xúc cử tri tại TP.HCM”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  26. ^ Công Quang - Nguyễn Quang (5 tháng 5 năm 2018). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin phép vắng mặt ở buổi tiếp xúc cử tri”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  27. ^ Văn Bình (5 tháng 5 năm 2018). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri tại TP.HCM”. VietNamNet. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  28. ^ “Xác nhận 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  29. ^ “QH hoàn tất miễn nhiệm Chủ tịch nước”.
  30. ^ Đặng Mai. “Quốc hội bầu Đại tướng Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước”. Cổng thông tin điệntử Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  31. ^ “Tân Chủ tịch nước hứa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2016.
  32. ^ “Đại tướng Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước”. VnExpress.
  33. ^ Tuấn Minh (23 tháng 3 năm 2016). “Vì sao bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng ở cuối nhiệm kỳ Quốc hội 13?”. Infonet (Báo điện tử của Bộ thông tin và Truyền thông). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  34. ^ “20 thành viên chủ chốt của Chính phủ thôi chức”. VnExpress.
  35. ^ “Thượng tướng Tô Lâm giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương”. Báo Công an nhân dân Online.
  36. ^ Việt Hoa - Trọng Phú (25 tháng 7 năm 2016). “Quốc hội giới thiệu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước”. Báo Pháp luật TPHCM. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  37. ^ C.V.Kình (25 tháng 7 năm 2016). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  38. ^ “Bộ trưởng Tô Lâm thay thế Chủ tịch nước Trần Đại Quang giữ chức Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên”.
  39. ^ “Tóm tắt quá trình công tác của chủ tịch nước Trần Đại Quang”. Báo Vnexpress.net.
  40. ^ https://dangcongsan.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-bat-dau-chuyen-tham-cap-nha-nuoc-toi-italy-417047.html
  41. ^ https://www.vietnamplus.vn/ket-qua-chuyen-tham-italy-cua-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang/418082.vnp
  42. ^ Nguyễn Cường (ngày 28 tháng 4 năm 2017). “Chủ tịch nước giải thích nguyên nhân chưa thông qua Luật Biểu tình”. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  43. ^ “Báo VN sửa lời phát ngôn Chủ tịch Quang về Luật Biểu tình”. BBC tiếng Việt. 2018-06-19. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2018.
  44. ^ Thạch Quý. “Chủ tịch nước: 'Sẽ báo cáo Quốc hội về Luật biểu tình'”. VietNamNet. 2018-06-19. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2018.
  45. ^ Tá Lâm. “Chủ tịch nước: Các vụ kích động, gây rối là nghiêm trọng”. Báo Pháp luật TPHCM. 2018-06-19. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2018.
  46. ^ Quế Sơn - Nguyễn Quang (19 tháng 6 năm 2018). “Chủ tịch nước: Một số phần tử xấu kích động gây rối ở Bình Thuận, TPHCM”. Dân Trí. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  47. ^ Gia Minh. “Chủ tịch nước: "Cần Luật biểu tình, sẽ báo cáo Quốc hội ban hành"”. Báo Tuổi trẻ. 2018-06-19. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2018.
  48. ^ “Vì sao Tuổi Trẻ Online bị đình bản ba tháng?” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 21 tháng 9 năm 2018.
  49. ^ “Quang dies and a vacuum opens in Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập 23 tháng 9 năm 2018.
  50. ^ https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/dau-an-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-tai-hai-ky-thuong-dinh-apec-550321
  51. ^ http://www.dpiqnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=5&NID=2190&tuan-le-cap-cao-apec-chinh-thuc-khai-mac-tai-da-nang
  52. ^ https://www.qdnd.vn/apec-vietnam-2017/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-tuan-le-cap-cao-apec-2017-da-thanh-cong-tot-dep-523409
  53. ^ https://www.qdnd.vn/apec-vietnam-2017/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-tuan-le-cap-cao-apec-2017-da-thanh-cong-tot-dep-523409
  54. ^ https://dangcongsan.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-chu-tri-quoc-yen-chao-mung-chuyen-tham-cua-tong-thong-hoa-ky-donald-trump-461613.html
  55. ^ https://vn.usembassy.gov/vi/our-relationship-vi/featured-event-vi/
  56. ^ “Ông Nguyễn Quốc Triệu: 'Chủ tịch nước từng 6 lần điều trị ở Nhật' - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập 21 tháng 9 năm 2018.
  57. ^ “Vietnam President Tran Dai Quang dead at 61 due to illness”. The Washington Post. 21 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018.
  58. ^ “Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời ở tuổi 62” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 21 tháng 9 năm 2018.
  59. ^ “Tầm nhìn về Không gian mạng của Bộ trưởng Trần Đại Quang” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng]
  60. ^ “Cuốn Nhân dân cội nguồn sức mạnh bảo vệ an ninh Tổ quốc (Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang)”.
  61. ^ “Thông cáo đặc biệt về lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.
  62. ^ “Statement attributable to the Spokesman for the Secretary-General on the death of the President of Viet Nam” (Thông cáo báo chí). Liên Hợp Quốc. 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  63. ^ “Liên Hợp Quốc dành phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.
  64. ^ UN Web TV (21 tháng 9 năm 2018). “3rd Plenary Meeting of General Assembly 73rd Session”. UN News. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  65. ^ “Condolence Message of The ASEAN Leaders on The Passing of His Excellency President Tran Dai Quang of The Socialist Republic of Vietnam” (Thông cáo báo chí). ASEAN. 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2018.
  66. ^ Phương Vũ (26 tháng 9 năm 2018). “ASEAN dành phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. VnExpress.net. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2018.
  67. ^ “Cuba để quốc tang tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.
  68. ^ “Cuba để quốc tang hai ngày tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.
  69. ^ “Lào tổ chức quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 2 ngày”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 24 tháng 9 năm 2018.
  70. ^ Quang Trung (ngày 23 tháng 9 năm 2018). “Thái Lan treo cờ rủ tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 3 ngày”. Đài tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2018.
  71. ^ “Thái Lan treo cờ rủ tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong 3 ngày”.
  72. ^ “HIS EXCELLENCY MR TRAN DAI QUANG (1956 – 2018) Australian National Flag to fly at half-mast”. Australian Government - Department of the Prime Minister and Cabinet. ngày 26 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  73. ^ “Australia treo cờ rủ tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. Hà nội mới.
  74. ^ Commonwealth of Australia (2006). Australian Flags booklet: part 2:The Protocols for the Appropriate Use and the Flying of the Flag (PDF). tr. 20. ISBN 0 642 47134 7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018. Trong một số trường hợp, Chính phủ nước Úc yêu cầu tất cả quốc kỳ phải được treo rủ. Một số ví dụ là:[...] trước sự qua đời của nguyên thủ quốc gia nước khác mà Úc có quan hệ ngoại giao – quốc kỳ phải được treo rủ trong ngày diễn ra tang lễ hoặc theo hướng dẫn [nếu treo trong ngày khác]. (nguyên văn: There are occasions when direction will be given by the Australian government for all flags to be flown at half-mast. Some examples of these occasions are:[...]on the death of the head of state of another country with which Australia has diplomatic relations – the flag would be flown at half-mast on the day of the funeral or as directed)
  75. ^ “Trao huan chuong quan cong hạng nhất năm 2015”.
  76. ^ Công Gôn - Việt Hưng (12 tháng 7 năm 2011). “Bộ Công an tổ chức đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng ANND”. Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2016.
  77. ^ Công Gôn - Đăng Trường (21 tháng 12 năm 2011). “Xây dựng lực lượng - nhiệm vụ trọng tâm quyết định mọi thắng lợi”. Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2016.
  78. ^ “Huân chương Tự do của Chủ tịch nước Trần Đại Quang”. nhân dân.
  79. ^ “Tiểu sử và chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu Quốc hội tại TP.HCM Trần Đại Quang”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2017.
  80. ^ “Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Chủ tịch Cuba Raul Castro”. Báo điện tử Chính phủ.
  81. ^ “Trần Đại Quang nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng”.
  82. ^ “Ông Trần Quốc Tỏ làm Bí thư Thái Nguyên”. Báo VietNamNet.
  83. ^ Thái Bình (21 tháng 10 năm 2016). “Cảm động với hình ảnh phu nhân Chủ tịch nước đến với bà con vùng lũ”. Báo Tổ quốc, Dân trí. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2017.
  84. ^ http://m.tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/van-phong-bo-tai-chinh-tong-ket-cong-tac-nam-2018-302351.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  85. ^ “Chủ tịch Trần Đại Quang và Bộ Công an” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 22 tháng 9 năm 2018.
  86. ^ a b “Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần 'vì virus hiếm'” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 21 tháng 9 năm 2018.
  87. ^ a b “Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời lúc đang tại chức” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 22 tháng 9 năm 2018.
  88. ^ Di sản nhân quyền ‘đáng xấu hổ’ của ông Trần Đại Quang-VOA Tiếng Việt

  • Thông tin chi tiết đại biểu Quốc hội khóa XIII Trần Đại Quang Lưu trữ 2016-03-16 tại Wayback Machine
  • Đại biểu quốc hội Trần Đại Quang Lưu trữ 2016-04-17 tại Wayback Machine
  • Các tướng lĩnh LLVT người Ninh Bình Báo Ninh Bình 15/07/2007 10:50 (Tài liệu của Bộ CHQS tỉnh)
  •   Tác phẩm liên quan đến Tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần tại Wikisource
  •   Tác phẩm liên quan đến Lời chia buồn về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần (Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) tại Wikisource

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trần_Đại_Quang&oldid=68563419”