Con trai lớn có nên ngủ chung với mẹ không

Bao giờ con phải ngủ riêng?

Dù con đã lớn, nhiều cặp vợ chồng vẫn để con ngủ chung giường hoặc chung phòng. Tuy nhiên, việc ngủ chung với cha mẹ lâu dài sẽ gây cho trẻ những hậu quả khó lường về mặt tâm lý và hành vi

Để con ngủ chung hay ngủ riêng đang là vấn đề được trao đổi khá sôi nổi trên nhiều diễn đàn dành cho các bậc phụ huynh. Có nên cho con ngủ riêng? Bao giờ trẻ cần ngủ riêng? Làm thế nào để tách trẻ ra khỏi cha mẹ? Ngủ chung sẽ ảnh hưởng thế nào đến trẻ?... Đó là những vấn đề các cặp vợ chồng quan tâm và rất cần lời giải đáp. “Con chưa ngủ đâu!” Chị Tố Nga, nhà ở quận 10-TPHCM, tâm sự: “Con tôi năm nay học lớp 3 mà vẫn đòi ngủ chung với ba mẹ. Đã nhiều lần tôi gợi ý việc cháu nên ngủ riêng, nhưng cháu nhất định không chịu. Dù đã có một phòng đầy đủ tiện nghi, nhưng cứ tối đến, cháu lại sang phòng bố mẹ ngủ cùng”. Vì cưng con, lại sợ không kiểm soát được con trong lúc ngủ, nên vợ chồng chị đành để con ngủ chung giường dù việc này khiến cho sinh hoạt của vợ chồng chị trở nên rất bất tiện. Chị kể, có lần, thấy con nằm im quay mặt vào tường, chị định quay sang ôm chồng thì lập tức bị con giật áo, giọng ngái ngủ: “Mẹ ơi, con chưa ngủ đâu!”, khiến vợ chồng chị nhìn nhau cười mãi. Cho con ngủ chung giường sẽ không tránh khỏi việc chúng vô tình trở thành “nhân chứng bất đắc dĩ” chuyện tế nhị của cha mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của trẻ. Chia sẻ trên diễn đàn webtretho về vấn đề này, một phụ huynh cho biết, một lần thấy vợ chồng chị đang âu yếm nhau, đứa con trai 5 tuổi bật dậy khóc ré lên, rồi lao vào đánh bố. Cháu đã hoảng sợ thực sự vì nghĩ rằng bố đang hành hung mẹ. Dỗ mãi, con chị mới hết khóc nhưng từ đó bé nhất quyết nằm giữa hai người. Theo các nhà tâm lý, do trẻ chưa hiểu được “chuyện ấy” là một phần của đời sống vợ chồng, nên lỡ có chứng kiến sẽ khiến cho trẻ tò mò, tìm cách khám phá rồi bắt chước, gây hậu quả khó lường về mặt hành vi cũng như tâm lý. Và chắc hẳn, trong tâm trí non nớt của trẻ, sự việc đó sẽ còn ám ảnh bé về lâu dài. Mặt khác, quen ngủ chung với bố mẹ, sẽ hình thành trong trẻ thói quen dựa dẫm, thiếu tự tin, hay sợ hãi nếu phải ở một mình... Kiên trì giúp con ngủ riêng Làm thế nào để thuyết phục con ngủ riêng sau một thời gian quen hơi bố mẹ là điều mà các bậc cha mẹ rất quan tâm. Mẹ của bé Suxipo tâm sự trên diễn đàn yeutre.com: “Để dụ con ngủ riêng, vợ chồng mình đã làm cho bé một phòng riêng ngay gần phòng bố mẹ, trang trí phòng theo đúng sở thích của bé, mua giường nệm, gấu bông thật đẹp, nhưng chỉ nằm được một lúc, bé lại chạy sang phòng bố mẹ: “Con chỉ chơi ở phòng con thôi chứ ngủ một mình buồn lắm!”. Thế là vợ chồng mình lại hì hục khiêng chiếc giường của con sang phòng mình, đành để bé ở chung phòng vậy”.

Một số kinh nghiệm thuyết phục con “ra riêng” đã được các cha mẹ chia sẻ trên các diễn đàn. Theo mẹ của bé Luti, một người đã thành công trong việc cho con gái ngủ riêng, thì nên tập cho bé ngủ riêng giường trước, gần 5 tuổi thì tập cho bé ngủ phòng riêng. “Nhiều người cho rằng tập cho con ngủ riêng từ sớm thì dễ hơn, nhưng tính mình hay lo nên lúc con nhỏ vẫn muốn con ở cạnh. Bởi vậy, khi tập cho con ngủ riêng, mình cũng phải luyện cho bản thân mình quen với việc ngủ xa con “ - chị tâm sự. Thời gian đầu, vợ chồng chị sang phòng bé nằm đọc sách, kể chuyện, hát ru, xoa lưng cho bé ngủ say rồi mới để bé ngủ một mình. Vài tháng như vậy, bé quen dần và tự nguyện ôm gối dài nằm ngủ. Còn một người mẹ có nickname Jeany cho biết, chị tập cho con ngủ riêng từ lúc bé 16 tháng tuổi. Cũng mất khá nhiều thời gian nằm bên cạnh con cho đến lúc bé ngủ say, sáng chị lại vào phòng bé như thể cả đêm qua chị nằm với con. Dần dà, sau khi đọc truyện cho con xong, chị buông màn, đắp chăn, bật đèn ngủ rồi nói với bé rằng mẹ phải đi tắm hoặc nấu thức ăn cho ba. Bé đồng ý, nằm trằn trọc một lúc rồi cũng ngủ. Chị cho biết, một ngày chị phải mất 30-45 phút cho việc dỗ dành con đi ngủ.

Ở phương Tây, hầu hết trẻ ngủ riêng lúc khoảng 3 tuổi, nhưng ở Việt Nam, do thói quen con ngủ chung với cha mẹ đã tồn tại khá lâu, cùng với việc nhiều gia đình chưa có điều kiện xây phòng riêng cho bé và tâm lý quen lo lắng, chở che cho con nên nhiều cặp vợ chồng không muốn cho con ngủ riêng sớm. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia tâm lý, nên bắt đầu tập cho con ngủ riêng khi trẻ từ 4-6 tuổi tùy theo tính cách và thể chất của từng bé. Không nên để trẻ ngủ riêng đột ngột khiến trẻ hiểu lầm là bị bỏ rơi hoặc không còn được cha mẹ yêu thương mà hãy kiên trì thuyết phục đến khi bé đồng ý mới tiến hành việc cho con ngủ một mình.

Hà An

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Theo đó, câu chuyện của chị Lệ chia sẻ lên trang Net Ease, Trung Quốc mới đây đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của các bậc phụ huynh.

Chị Lệ cho biết, vì cuộc hôn nhân không mấy êm đềm trước đó, nên chị Lệ quyết định ở vậy một mình nuôi con. Cho đến hiện tại chị đã làm bà mẹ đơn thân được 4 năm, cuộc sống của hai mẹ con hiện tại vẫn còn rất nhiều khó khăn về mặt kinh tế do chị phải vừa đi làm vừa chăm con.

Hai mẹ con chị cùng nhau chung sống trong một căn nhà đi thuê chật hẹp, vì nghĩ con còn nhỏ và điều kiện kinh tế không cho phép nên 2 mẹ con chị hàng ngày vẫn ngủ chung 1 giường, thậm chí con trai chuẩn bị lên 8 tuổi mà chị vẫn giúp con làm vệ sinh cá nhân như thường.

Mọi chuyện cứ như vậy cho đến thời gian gần đây, chị phát hiện con trai có những biểu hiện lạ. Cụ thể cứ đến đêm là cậu bé trằn trọc mãi không ngủ được, khi ngủ thì vã hết mồ hôi, thậm chí còn tè dầm, thêm vào đó mấy hôm gần đây chị để ý thấy giọng con hơi khàn đi. Nghĩ rằng con mệt do lây cảm cúm của mình, nên ngay sáng hôm sau chị đã đưa con trai đi khám.

Tại đây, sau khi trao đổi cụ thể tình hình, phía bác sĩ đưa ra kết luận khiến chị Lệ vô cùng bất ngờ. Theo đó bác sĩ nói với chị rằng: "Con chị không phải bị cúm, do chị và cháu vẫn ngủ cùng nhau lại có hành động ôm ấp gần gũi nên con chị có dấu hiệu của việc dậy thì sớm, giờ chị mới tính ngủ riêng thì muộn rồi".

Nghe tới đây chị Lệ cảm thấy choáng váng và hối hận vô cùng, không ngờ chỉ một hành động nhỏ nghĩ là thương con không nỡ cho con ngủ 1 mình lại dẫn tới hậu quả như vậy.

Từ trường hợp đáng tiếc của con trai chị Lệ các bác sĩ chỉ ra, việc cha mẹ "hồn nhiên" thân mật hay gần gũi với con, đặc việt là việc thường xuyên ngủ chung giường hay ôm ấp dễ dẫn đến tình trạng hormone tăng trưởng nhanh, từ đó dẫn tới việc trẻ dậy thì sớm. Hậu quả của việc dậy thì sớm thường khó lường trước được, nhưng thường sẽ ảnh hưởng tới trẻ như sau:

1. Ảnh hưởng về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần

Với những đứa trẻ bị dậy thì sớm thường sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của chiều cao của các em. Ngoài ra, với một số trường hợp trẻ dậy thì sớm khiến hormone sinh dục có thay đổi bất thường, từ đó khiến bé gái có thể mắc một số căn bệnh như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Về phần bé trai thậm chí có thể mắc phải vô sinh hoặc hiếm muộn.

Ngoài ra, việc con còn quá bé đã dậy thì khiến con có sự thay đổi hoàn toàn so với các bạn bè cùng trang lứa. Sự khác biệt này đôi khi khiến các con cả thấy tự ti và trở thành tâm điểm của sự trêu chọc từ các bạn. Từ đó tạo thành những vết thương tâm lý khó lành trong lòng các con.

2. Khiến trẻ dễ bị kích thích và tò mò về giới tính

Khi dậy thì sớm các con sẽ là người đầu tiên cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể, như với bé trai là việc giọng nói thay đổi, mộng tinh, với bé gái thì ngực phát triển và xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Những điều này tưởng chừng là tâm sinh lý bình thưởng nhưng thực chất khiến các con gần tiến tới với bản năng giới khi chưa được trang bị "kiến thức" về giới tính một cách đầy đủ. Từ đó dễ khiến các con tò mò, tự tìm hiểu theo bản năng dấn tới những hậu quả khó lường.

3. Quá dựa dẫm vào bố mẹ

Việc quá thân thiết và gần gũi các con dễ khiến trẻ hình thành tâm lý dựa dẫm. Việc gì cũng phải có bố mẹ làm cùng hoặc bên cạnh mới yên tâm. Từ đó dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại, thiếu độc lập trong cả hành động lẫn tư duy.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Nuôi dưỡng một đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần không phải điều đơn giản. Việc này mất rất nhiều thời gian, công sức của những người làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc và nuôi dạy con nên người, bên cạnh việc đầu tư về mặt vật chất và tình cảm, cha mẹ còn cần chú ý trang bị cả những kiến thức về tâm sinh lý cho các con và cho cả chính mình.

Vì đôi khi, chỉ một vài hành động nhỏ tưởng chừng rất bình thường nhưng lại có thể ảnh hưởng lớn tới con trẻ sau này.

Nếu phát hiện con có biểu hiện bất thường và có dấu hiệu của dậy thì sớm thì nên đưa con tới các cơ sở y tế để kiểm tra và nhận những tư vấn từ bác sĩ. Đồng thời, cha mẹ cần làm công tác tư tưởng và định hướng con về các vấn đề xung quanh "giới tính", không để trẻ tự tò mò tìm hiểu vấn đề này vì dễ khiến tâm sinh lý của trẻ sau này bị ảnh hưởng.

Theo Tiểu Lam

Video liên quan

Chủ Đề