Công cha như núi ngất trời nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông có nghĩa là gì

Bài làm

Show

Có lẽ rằng trên đời này công lao cha mẹ luôn luôn là một điều nhắc nhớ mãi không nguôi ngoai được đó chính là tình cha mẹ. Công lao trời biển của cha mẹ luôn luôn khắc ghi trong lòng, trong tâm khảm của mỗi một người con. Đã có biết bao những lời ca, tiếng hát những câu ca da hay nói về công lao trời biển của các bậc làm cha làm mẹ. Trong số những câu ca dao hay đó không thể không kể đến câu

“Công cha như núi ngất trời.

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”.

Công lao cha mẹ được ví như trời biển quả thật rất ý nghĩa như câu “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Qủa thực khi đọc câu ca dao này thì việc đầu tiên chúng ta ấn tượng nhất có lẽ chính là các hình ảnh so sánh trong câu ca dao. Câu ca dao đặc sắc này đã chủ yếu là nói lên công ơn to lớn của cha, mẹ của chúng ta. Cha, mẹ được biết đến cũng chính là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Không thể phủ nhận được những công lao trời biển của các bậc làm cha làm mẹ đối với chúng ta. Trong câu ca dao thì ta thấy được công lao của người cha được ví như “núi ngất trời”. Không ghi chính xác địa danh là ngọn núi nào mà chỉ là núi ngất trời. Hình ảnh núi ngất trời đã cho người nghe, người đọc liên tưởng ra một ngọn núi hùng vĩ có vị thế cao, sừng sững đến “ngất trời”. Chỉ câu này thôi cũng như đã cho thấy công ơn của người cha đối với chúng ta là hết sức to lớn. “Núi ngất trời” được đánh giá chính là một hình ảnh cao cả và vĩ đại biết chừng nào. Thực sự ta như thấy được ngọn núi cao ngất trời mà có lẽ sẽ không ai có thể đo được nó cao bao nhiêu, những chắc chắn biết được nó cũng rất cao và không ai có thể đo được, chỉ biết rằng nó cứ cao hun hút vật thôi. Qủa thật chính điều này cũng như công ơn của người cha, như một sự đối chiếu đó chính là không ai có thể đo được ơn của người cha là bao nhiêu cả, không một ai có thể cân đo đong đếm công lao của người cha. Nhưng chắc chắn rằng công lao đó thật vĩ đại và to lớn biết nhường nào.

Xem thêm:   Cách viết văn hay – Bí mật Nam châm 3 Cực…

Xem thêm :  Chỉ số iq trung bình của người bình thường là bao nhiêu?

Song song với đó thì cũng còn nghĩa của người mẹ cũng vậy, công lao của người mẹ cũng thật là to lớn và cao cả biết chừng nào. Ta như thấy được công lao của người mẹ cũng đã được ví như là “nước ở ngoài biển đông”. Đây cũng đã được đánh giá chính là một hình ảnh so sánh không thua kém “núi ngất trời” bởi vì không ai có thể biết được nước ngoài biển đông là bao nhiêu cả. Những chắc chắn chúng ta biết được rằng nước ngoài biển đông luôn luôn dạt dào và nhiều biết bao nhiêu, không thể nào có thể nhận thấy được.

Câu ca dao “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” thực sự cũng rất ngắn thôi nhưng đã chất chứa được biết bao nhiêu lời vàng ngọc. Không một vật nào cụ thể mà có thể so sánh được công lao trời biển của cha mẹ cả. Tất cả các hình ảnh so sánh đó cũng chỉ biết được nó thật hùng vĩ và cũng thật là lớn lao biết bao nhiêu. Đó là núi thì dãy núi đó phải cao “ngất trời”, nếu là nước thì nó phải được ví như nước biển Đông bao lao rộng lớn không đong đếm được ở ngoài kia. Thực sự công lao trời biển của cha mẹ như thật là thiêng liêng và to lớn, để mỗi người con luôn phải biết ơn cũng như phải thật có hiếu với cha mẹ để có thể “tròn chữ hiếu”.

Xem thêm :  Mỹ phẩm hàn quốc giá sỉ chính hãng, chất lượng cao

“Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” tuy chỉ có 2 câu rất ngắn nhưng với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo. Chính hai hình ảnh này dường như cũng đã cho ta thấy được công ơn của những người cha và cả người mẹ – những người đã sinh ra chúng ta cũng như là những người mà đã có công nuôi dưỡng ta không lớn thành người. Thực sự ta như biết được đó chính là những công ơn đó to lớn, cao cả và thiêng liêng biết chừng nào. Và tất cả mỗi chúng ta dường như cũng chẳng có ai có thể đo được chiều cao của ngọn núi “cao ngất trời”. Đồng thời cũng như là biết được lượng nước ở ngoài biển đông. Câu ca dao mà cha ông ta đã để lại như đã cho ta thấy công ơn của cha mẹ cao cả như thế nào. Thông qua đó cũng như một bài học để cho chúng ta biết được làm những người con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng, và nói chung lại cũng chính là sự hiếu thảo với cha mẹ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Và đó cũng chính là một công ơn to lớn không ai có thể đo được.

“Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” chính là một câu ca dao thấm đẫm chất tình người cho những người con như chúng ta. Câu ca dao như ngân vang mãi không dứt được tình cảm thiêng liêng muôn đời cho chúng ta. Cha, mẹ – chính là những người có công lao to lớn, trời biển đối với những đứa con như ta, cần phải yêu thương và “tròn chữ hiếu” với cha, mẹ.

Xem thêm:   Công thức hóa học của Axit Bazơ Muối và bài tập

Xem thêm :  Các cách làm bánh ít trần miền tây mộc mạc dẻo ngon

Minh Nguyệt

            Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

            Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

            Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

___

Xem thêm:

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Rằm tháng Giêng” (Nguyên Tiêu) của Hồ Chí Minh tại đây.

Bài văn số 1

Có lẽ rằng trên đời này công lao cha mẹ luôn luôn là một điều nhắc nhớ mãi không nguôi ngoai được đó chính là tình cha mẹ. Công lao trời biển của cha mẹ luôn luôn khắc ghi trong lòng, trong tâm khảm của mỗi một người con. Đã có biết bao những lời ca, tiếng hát những câu ca da hay nói về công lao trời biển của các bậc làm cha làm mẹ. Trong số những câu ca dao hay đó không thể không kể đến câu

“Công cha như núi ngất trời.

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”.

Công lao cha mẹ được ví như trời biển quả thật rất ý nghĩa như câu “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Qủa thực khi đọc câu ca dao này thì việc đầu tiên chúng ta ấn tượng nhất có lẽ chính là các hình ảnh so sánh trong câu ca dao. Câu ca dao đặc sắc này đã chủ yếu là nói lên công ơn to lớn của cha, mẹ của chúng ta. Cha, mẹ được biết đến cũng chính là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Không thể phủ nhận được những công lao trời biển của các bậc làm cha làm mẹ đối với chúng ta. Trong câu ca dao thì ta thấy được công lao của người cha được ví như "núi ngất trời". Không ghi chính xác địa danh là ngọn núi nào mà chỉ là núi ngất trời. Hình ảnh núi ngất trời đã cho người nghe, người đọc liên tưởng ra một ngọn núi hùng vĩ có vị thế cao, sừng sững đến “ngất trời”. Chỉ câu này thôi cũng như đã cho thấy công ơn của người cha đối với chúng ta là hết sức to lớn. "Núi ngất trời" được đánh giá chính là một hình ảnh cao cả và vĩ đại biết chừng nào. Thực sự ta như thấy được ngọn núi cao ngất trời mà có lẽ sẽ không ai có thể đo được nó cao bao nhiêu, những chắc chắn biết được nó cũng rất cao và không ai có thể đo được, chỉ biết rằng nó cứ cao hun hút vật thôi. Qủa thật chính điều này cũng như công ơn của người cha, như một sự đối chiếu đó chính là không ai có thể đo được ơn của người cha là bao nhiêu cả, không một ai có thể cân đo đong đếm công lao của người cha. Nhưng chắc chắn rằng công lao đó thật vĩ đại và to lớn biết nhường nào.

Bài văn số 2

Ngay từ thời ấu thơ, tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài ca về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con… Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Bài văn số 3

Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.

Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận.

Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện.

 Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.

 Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.

 Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ

Bài văn số 4

Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Bài văn số 5

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

Giải thích ý nghĩa bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.