Công nghệ phần mềm chuẩn cmu là gì

Trong những năm qua, ĐH Duy Tân luôn hướng về cái đích “Đào tạo chất lượng cao trên cơ sở hợp tác quốc tế”. Qua đó, từ năm 2008, trường đã liên kết và thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và Kỹ thuật Mạng với trường ĐH Carnegie Mellon – 1 trong 4 trường mạnh nhất về Công nghệ Thông tin của Hoa Kỳ.

Trong những năm qua, ĐH Duy Tân luôn hướng về cái đích “Đào tạo chất lượng cao trên cơ sở hợp tác quốc tế”. Qua đó, từ năm 2008, trường đã liên kết và thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và Kỹ thuật Mạng với trường ĐH Carnegie Mellon – 1 trong 4 trường mạnh nhất về Công nghệ Thông tin của Hoa Kỳ.

Đại học Carnegie Mellon (CMU) được thành lập vào năm 1967 trên cơ sở sáp nhập hai học viện danh tiếng của Mỹ là Học viện Kỹ thuật Carnegie (do vua thép Andrew Carnegie thành lập năm 1900) và Học viện Nghiên cứu Tài Chính-Công Nghiệp Mellon (do Andrew Mellon, chủ hệ thống ngân hàng Mellon thành lập năm 1913). Đại học CMU được xếp vào một trong những trường danh tiếng nhất của Mỹ với 18 học giả đạt giải Nobel xuyên suốt lịch sử của trường.

Đáng chú ý, Carnegie Mellon luôn là đại học số 1 của Mỹ về Công nghệ Thông tin với xếp hạng số 1 cho Công nghệ phần mềm, và số 2 cho Hệ thống thông tin và Kỹ nghệ Máy tính ở bậc đại học (theo bảng xếp hạng của U.S. News). Thế mạnh về Công nghệ Thông tin của CMU dựa trên lực lượng các nhà khoa học làm việc trong Viện Công nghệ Phần mềm (SEI) và Cục Ứng cứu khẩn cấp An Ninh Mạng (CERT) của Bộ Quốc phòng và Chính phủ Mỹ, vốn được đặt ngay trong trường. Có đến 7 nhà khoa học của CMU từng đạt giải thưởng ACM Turing, là giải thưởng cao nhất cho Khoa học Máy tính (tương đương Nobel cho các ngành khoa học khác). Bên cạnh đó, CMU còn nhận được sự hậu thuẫn không ngừng của các hãng tin học và viễn thông lớn trên thế giới. Intel, Apple, Google, và Boeing đều có lab nghiên cứu trong trường, và trong năm 2005, Microsoft đã đóng góp hơn 20 triệu USD để xây dựng một tòa nhà mới cho trường Khoa học Máy tính của CMU (hoàn tất trong năm 2009).

Sinh viên tham gia chương trình chất lượng cao này sẽ được học tập dưới sự hướng dẫn của  các giảng viên uyên bác nhất tại Đại học Duy Tân. Đây là đội ngũ đã được đào tạo trực tiếp tại CMU về chuyên môn cũng như kỹ năng giảng dạy. Ngoài ra, Đại học Duy Tân còn mời các giáo sư nổi tiếng tại CMU đến giảng dạy cho sinh viên ở một số môn chuyên ngành. Sinh viên CMU sẽ được tiếp cận với những tài liệu và phương pháp đào tạo tin học hiện đại nhất thế giới hiện nay. Kết thúc khóa học, sinh viên được nhận từ 18 đến 22 chứng chỉ hoàn tất môn học có giá trị quốc tế của Đại học Carnegie Mellon. Sinh viên theo học chương trình này có thể chuyển tiếp sang học Cử nhân Công nghệ Thông tin ở Đại học Seattle cuối năm thứ nhất hay năm thứ hai hoặc học Thạc sĩ Công nghệ Thông tin tại Đại học Carnegie Mellon sau khi đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam

Hiện nay đã có gần 200 SV đại học và hơn 100 SV cao đẳng đang theo học chương trình CMU tại Đại học Duy Tân.

Năm học 2011, trường Duy Tân tiếp tục tuyển sinh chương trình CMU với các chuyên ngành:

* Cử nhân (Đại học) Công Nghệ Phần Mềm (102 CMU)
* Cử nhân (Đại học) Hệ Thống Thông Tin (410 CMU)
* Cử nhân (Đại học) Kỹ thuật Mạng (101 CMU)
* Cử nhân (Cao đẳng) Công Nghệ Thông Tin (C67 CMU)

Đặc biệt, sinh viên tham dự chương trình này  sẽ được đảm bảo cơ hội việc làm (qua phỏng vấn) sau khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm từ 500 USD/ tháng trở lên tại những công ty phần mềm đã ký hợp đồng bao tiêu tuyển dụng với Đại học Duy Tân. Ngoài ra, những sinh viên xuất sắc trong đợt tuyển sinh 2010 – 2012 vào Đại học Duy Tân sẽ có cơ hội nhận 1 trong 15 suất học bổng 1000 USD của hãng máy bay Boeing cấp cho sinh viên tham gia chương trình này. Có thể nói việc hợp tác với Đại học Carnegie Mellon đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong tiến trình đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin chất lượng cao và đạt chuẩn quốc tế tại Đại học Duy Tân.

Hoàng An

http://cmu.duytan.edu.vn

Sinh viên Đỗ Bảo Linh và Đặng Thị Thuý Hằng, hai trong số những sinh viên xuất sắc của chương trình CMU đã nhận học bổng của Hãng máy bay Boeing

Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường ĐH Văn Lang chuyển giao từ Carnegie Mellon University – CMU, đại học hàng đầu Hoa Kỳ về khoa học máy tính theo xếp hạng của U.S News & World Report, 2014. Tại giảng đường đại học, Sinh viên đã được rèn luyện tư duy và thái độ rộng mở để phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh ngành Công nghệ Thông tin đang vận động mạnh mẽ.

(TT. Thông tin – Văn Lang, ngày 15/8/2015) – Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường ĐH Văn Lang chuyển giao từ Carnegie Mellon University – CMU, đại học hàng đầu Hoa Kỳ về khoa học máy tính theo xếp hạng của U.S News & World Report, 2014. Tại giảng đường đại học, Sinh viên đã được rèn luyện tư duy và thái độ rộng mở để phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh ngành Công nghệ Thông tin đang vận động mạnh mẽ.

Chương trình là điểm mạnh

Chương trình ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Văn Lang đào tạo theo chuẩn CMU, tích hợp 4 nhóm kỹ năng: Kỹ thuật cơ bản (Foundational Technical Skills), Quản trị kinh doanh (Business Managemrnt Skills), Chuyên ngành kỹ thuật (Technical Speciality Skills), và Tính chuyên nghiệp (Professional Skills). Chính vì vậy, Sinh viên tốt nghiệp có thể làm tốt công việc ở nhiều vị trí, với những hướng làm việc khác nhau về kỹ thuật, quản lý nhu cầu khách hàng hoặc thậm chí là tổ chức nhân sự. Thay vì tập trung vào lập trình hay kiểm thử, 4 năm học tại Văn Lang cho phép sinh viên có một tầm nhìn hệ thống: quy trình phát triển phần mềm bao gồm những bước nào? Cần phải làm gì? Sắp xếp thời gian như thế nào? Vai trò của người làm phần mềm trong dự án là gì? Sinh viên sẽ tự trả lời được tất cả những điều đó qua các môn học chuyển giao từ CMU.

Đề tài tốt nghiệp – Capstone Project – của Sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm theo chuẩn CMU tại Văn Lang kéo dài 30 tuần. Sinh viên trải nghiệm quá trình thực hiện một dự án phần mềm theo đúng quy trình chuẩn quốc tế từ phân tích yêu cầu dự án, thiết kế và thực hiện. Nhà trường mời các doanh nghiệp phần mềm đặt hàng và chất vấn trực tiếp các nhóm dự án trong buổi bảo vệ tốt nghiệp. Nhờ vậy, sinh viên ra trường không phải đào tạo lại mà có thể bước vào quá trình làm việc trực tiếp tại các công ty phần mềm.

Công nghệ phần mềm chuẩn cmu là gì
Sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm khóa 2011-2015 bảo vệ Đồ án tốt nghiệp tại buổi Capstone Project, ngày 15/6/2015

Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, vì vậy, trình độ ngoại ngữ của Sinh viên được cải thiện nhanh chóng. Trong các buổi làm việc tại Văn Lang, các tên tuổi lớn của ngành phần mềm thế giới đang công tác ở CMU đã quen với việc đối thoại cùng Sinh viên mà không phải thông qua phiên dịch. Nhờ trình độ Anh ngữ ngày càng cải thiện, Sinh viên có khả năng tiếp xúc với tài liệu chuyên ngành từ nước ngoài, từ đó nghiên cứu tri thức mới một cách tự giác, độc lập. Thói quen tự nghiên cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho các kỹ sư phần mềm tương lai, khi kỹ thuật công nghệ thông tin đang biến chuyển từng phút.   

Công nghệ phần mềm chuẩn cmu là gì
“Ngành Công nghệ Thông tin thế giới đang phát triển với tốc độ vũ bão cả về số lượng lẫn sự phức tạp trong kỹ thuật hệ thống. Năm 1955, cứ 8 triệu người trên thế giới mới có 1 máy tính. Nhưng đến nay, năm 2015, bình quân mỗi người trên Trái Đất sở hữu 10 chiếc máy tính. Trong vòng 5 năm nữa, người ta dự đoán rằng số thiết bị di động có thể lên đến 60 tỷ. Trong môi trường làm việc đó, người kỹ sư phần mềm buộc phải nắm vững kiến thức nền tảng và có khả năng cập nhật liên tục những tri thức mới để không trở nên lạc hậu.” (GS. Anthony Lattanze thuyết trình về Mobile Apps tại Trường ĐH Văn Lang, ngày 13/3/2015)

Môi trường học tập là yếu tố quyết định

So với ngành Công nghệ Thông tin ở các trường đại học khác, ngành Kỹ thuật Phần mềm ở Văn Lang lấy điểm đầu vào ở mức tương đối. Nhiều sinh viên vào học ngành Kỹ thuật Phần mềm khi chưa hiểu hết tính hiện đại và ưu thế của chương trình CMU. Nhưng môi trường học tập thân thiện, sự tận tình của đội ngũ giảng viên đã khơi dậy và nuôi dưỡng đam mê phần mềm ở các bạn trẻ. Nhiều sinh viên khi học không sở hữu bảng điểm thật sự cao nhưng nhờ thái độ học hỏi không ngừng và kiên trì theo đuổi mục tiêu nên đã gặt hái những thành tích cho riêng mình: Tăng Thanh Tâm, Cựu Sinh viên khóa 2007-2011, năm thứ 3 bắt đầu viết phần mềm học tiếng Anh từ nhu cầu cá nhân và sau đó thương mại hóa thành phần mềm Ettip, số lượt tải về hơn 60.000 bản, chưa kể số lượt tải lại trên các trang dịch vụ; Ngụy Như Huy Sơn, Cựu Sinh viên khóa 2010-2014, điểm đầu vào chỉ vừa vặn 13.0, nay là Project Leader của một dự án đã hoàn thành 80%…

Công nghệ phần mềm chuẩn cmu là gì
Phần mềm học tiếng Anh Ettip được Tăng Thanh Tâm thiết kế như một trò chơi gồm nhiều màn, người chơi được tính điểm, qua màn, thưởng vật phẩm… tuy đơn giản nhưng dễ “ghiền”, kích thích việc học một cách vô tư, vui vẻ.

Công nghệ phần mềm chuẩn cmu là gì
Ngụy Như Huy Sơn (thứ 5 từ phải sang) nhận học bổng Boeing trị giá 1000USD do GS. Anthony Lattanze đại diện trao tặng trong chuyến công tác tại Trường ĐH Văn Lang, ngày 13/3/2015

Công nghệ phần mềm chuẩn cmu là gì
Tiếp tục học Thạc sĩ Kỹ thuật Phần mềm tại Mỹ: Tháng 3/2015, GS. Anthony Lattanze – Giám đốc Viện Nghiên cứu phần mềm quốc tế – và TS. John Kang – Giám đốc Hợp tác khu vực châu Á – CMU đến làm việc tại Trường ĐH Văn Lang, mang theo một tin vui: Đinh Nguyễn Khôi Nguyên – Cựu Sinh viên khóa 2008-2012 của chương trình CMU tại Văn Lang – đã trúng tuyển bậc cao học của CMU với kết quả xuất sắc. Ngày 07/8/2015, Khôi Nguyên về khoa Công nghệ Thông tin thăm các Thầy Cô. ThS. Bùi Quốc Nam, Phó Giám đốc Dự án CMU vui vẻ chúc mừng cậu học trò nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu đã đặt ra từ những năm học tập ở Văn Lang.

Trong những bạn thí sinh đến đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành Kỹ thuật Phần mềm, nhiều bạn nhất quyết chỉ ghi Kỹ thuật Phần mềm vào Ngành ưu tiên 1, nhất quyết không ghi thêm ngành nào khác, nhiều bạn nói ngay với chuyên viên tư vấn tuyển sinh rằng đã tìm hiểu về chương trình học trên website Văn Lang. Có lẽ niềm đam mê đó sẽ là khởi đầu và làm cho hành trình trở thành Kỹ sư Phần mềm của các bạn có nhiều thú vị. ThS. Bùi Quốc Nam, Phó Giám đốc Dự án CMU tâm sự: “Mọi công việc đều có nhiều giá trị khác nhau. Danh tiếng có thể là động lực của một vài SV; có em đến với phần mềm để cho “man”, vì mục đích thương mại… Nhưng hầu hết đều bắt đầu từ sự thích thú. Người ta mê toán vì hiểu được vẻ đẹp  của các con số. Người ta mê phần mềm vì say vẻ đẹp của một phần mềm được viết tốt, chính xác và mượt mà. Trong các môn học của CMU có môn Kiến trúc phần mềm, cũng giống như kiến trúc thông thường là thiết kế một ngôi nhà đẹp, Kiến trúc phần mềm là xây dựng một phần mềm đẹp khiến người dùng say mê khám phá. Chính niềm đam mê đó sẽ dẫn các em đến thành công thực sự.”  

[bt_quote style=”box” width=”0″ author=”Ông Lã Mạnh Cường, Tổng Giám đốc Công ty Luxsoft Việt Nam”]“Tôi đã xem kỹ, trong chương trình của CMU dạy ở Văn Lang có một số môn học doanh nghiệp rất cần nhưng tôi chưa thấy bất cứ trường nào khác trong nước giảng dạy, ví dụ các môn học: Requirements Engineering, Software Process & Quality Management, Software Measurement & Analysis, Software Architecture & Design…”[/bt_quote]

Ngành công nghệ phần mềm CMU là gì?

Ngành Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU được xây dựng dựa trên quá trình hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Đại học Carnegie Mellon - 1 trong 4 trường hàng đầu về Công nghệ Thông tin của Mỹ. Nền tảng của ngành học này gồm 3 mảng chính: thứ nhất khối kiến thức toán học về cấu trúc dữ liệu, mô hình tính toán.

CMU là trường gì?

Đại học Carnegie Mellon là một trường nghiên cứu tư nhân tại Pennsylvania. Được thành lập vào năm 1900, hiện trường có gần 10.000 sinh viên theo học. Các khoa khác nhau tại các trường bao gồm: công nghệ, mỹ thuật, chính sách công và quản lý, khoa học xã hội, nhân chủng học, khoa học máy tính và kinh doanh.

CMU Duy Tân là gì?

👍 chương trình hợp tác với Carnegie Mellon University (CMU) - 1 trong 4 ĐH hàng đầu của Mỹ về CNTT. 👍Có thể chuyển sang học tiếp Cử nhân Công nghệ Thông tin ở Seattle University hoặc học Thạc sĩ Công nghệ Thông tin - eBiz ở Carnegie Mellon nếu đáp ứng được điều kiện về Tiếng Anh theo quy định.

Công nghệ phần mềm là gì?

Công nghệ phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Cụ thể, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống.