Công nghệ thức Phạm Bách khoa Hà Nội lấy Báo nhiều điểm

Nhiều trường ĐH tốp đầu công bố điểm sàn xét tuyển

[NLDO]- Thí sinh đạt 23 điểm tổ hợp ba môn thi tốt nghiệp THPT kèm theo một tiêu chí về học bạ mới đủ điều kiện nộp hồ sơ vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

  • Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xếp 360 thế giới về kỹ thuật và công nghệ

  • ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ dành 10-20% chỉ tiêu để xét tuyển từ thi tốt nghiệp THPT

  • Thành lập 3 trường thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

  • ĐH Sư phạm, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bách khoa TP HCM, cùng nhiều trường ĐH khác công bố điểm chuẩn

Đại học Bách khoa Hà Nội chiều 28-7 công bố điều kiện đăng ký vào trường đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và kết quả thi đánh giá tư duy do trường tổ chức.

Muốn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, thí sinh cần đạt mức điểm sàn quy định chung cho tất cả tổ hợp xét tuyển là 23 điểm

Theo đó, trường hợp sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, thí sinh cần đạt mức điểm sàn quy định chung cho tất cả tổ hợp xét tuyển là 23 điểm. Bên cạnh đó, thí sinh cần có tổng điểm trung bình sáu học kỳ của mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 42 trở lên.

Nếu sử dụng điểm bài thi đánh giá tư duy để xét tuyển, thí sinh cần đạt mức điểm sàn là 14 [quy về thang 30] cho cả ba tổ hợp K00 [Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh], K01 [Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên] và K02 [Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh]. Thí sinh đồng thời phải có điểm trung bình sáu học kỳ của mỗi môn trong tổ hợp môn từ 42 trở lên.

Các tổ hợp môn này gồm Toán - Lý - Hóa, Toán - Hóa - Sinh, Toán - Lý, Ngoại ngữ, Toán - Hóa - Ngoại ngữ, Toán - Văn - Ngoại ngữ. Thí sinh tùy chọn một trong năm tổ hợp khi tính điểm trung bình các kỳ.

ĐH Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] cũng vừa thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu [điểm sàn] đối với các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc.

Theo đó, điểm sàn để đăng ký xét tuyển vào đại học chính quy đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc ĐHQGHN phải đạt tối thiểu 20 điểm/tổ hợp xét tuyển [đã cộng điểm ưu tiên, chưa nhân hệ số]. Năm 2021, điểm sàn của ĐHQGHN là 18 điểm.

Trường ĐH Ngoại thương vừa thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký và quy trình xét tuyển đại học chính quy phương thức 3 và phương thức 4 năm 2022.

Theo đó, tại trụ sở chính Hà Nội, mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [phương thức xét tuyển 4] các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07, thí sinh phải đạt điểm thấp nhất là 23,50 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển.

Tại cơ sở II TPHCM nhận hồ sơ xét tuyển năm tổ hợp: A00, A01, D01, D06, D07, thí sinh cũng phải đạt tối thiểu 23,50 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển. Riêng bốn tổ hợp: A00, A01, D01, D07 tại cơ sở Quảng Ninh, thí sinh cần đạt tối thiểu 20 điểm để đủ điều kiện xét tuyển.

Trường ĐH Thương mại thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo điểm thi 3 môn tốt nghiệp THPT năm 2022 đối với các phương thức xét tuyển 100, 200, 301 [đối tượng ưu tiên xét tuyển], 402, 500 là 20 điểm trở lên. Đối với các phương thức xét tuyển 409, 410: Tổng điểm 2 bài thi/môn thi [gồm môn Toán và môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển [không bao gồm môn Ngoại ngữ] phải đạt từ 13 điểm trở lên.

Chiều 28-7, Hội đồng tư vấn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nhóm ngành đào tạo giáo viên, nhóm ngành đào tạo sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ họp để xác định mức điểm sàn của 2 nhóm ngành này.

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh ngành giáo dục mầm non năm 2022, ngưỡng đầu vào [điểm sàn] đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo hình thức chính quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Yến Anh

Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, TS Lê Đình Nam, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định, nhìn chung phổ điểm các môn thi năm nay có phần “nhỉnh” hơn so với năm 2021. Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại ĐH Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo khả năng cao điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.

TS Lê Đình Nam, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội.

Song TS Lê Đình Nam cũng cho rằng, nếu như những năm trước, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trước khi thi tốt nghiệp THPT và sẽ có một lần điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm. Như vậy dựa vào số lượng thí sinh đăng ký và phổ điểm thi, các trường có thể dự báo tương đối chính xác mức điểm chuẩn vào các chuyên ngành. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng duy nhất trong một đợt, nên điểm chuẩn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của thí sinh. Những ngành học thu hút nhiều thí sinh có điểm cao, đương nhiên điểm chuẩn cũng sẽ cao, tương tự những ngành có số lượng đăng ký ít hơn điểm chuẩn cũng sẽ thấp hơn.

“Năm nay sẽ rất khó dự đoán chính xác, vì đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi phương thức xét tuyển trên toàn quốc, bên cạnh đó, các phương thức xét tuyển của các trường cũng có nhiều biến động, tỷ lệ xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại nhiều trường giảm mạnh. Những yếu tố trên sẽ dẫn đến sự xáo trộn khá nhiều trong điểm chuẩn các chuyên ngành từng trường, các trường cũng khó dự báo tương đối chính xác vì chưa có tiền lệ”, TS Lê Đình Nam nói.

Tuy nhiên, TS Nam cũng cho rằng, thí sinh không cần quá lo lắng, bởi nhiều học sinh giỏi đã trúng tuyển theo các phương thức khác, bởi vậy không phải chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT giảm thì điểm chuẩn sẽ “nhảy vọt”. Với phổ điểm như năm nay, dự báo cũng sẽ không có hiện tượng 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1.

Cũng theo TS Lê Đình Nam, năm 2022, đa số các chuyên ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội đều lấy theo kết quả thi đánh giá tư duy, dự kiến sẽ có sự chênh lệch lớn giữa điểm chuẩn các ngành xét theo phương thức này và điểm chuẩn các ngành xét theo điểm thi tốt nghiệp, trong đó các ngành xét theo điểm thi tốt nghiệp sẽ có mức điểm trúng tuyển cao hơn.

Đánh giá về phổ điểm kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay, PGS. Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Phổ điểm phù hợp để tuyển sinh đại học cho các trường nhóm trên và nhóm giữa. Đề thi có tính phân loại cao và không hề dễ dàng đạt kết quả tổng 3 môn trên 15.0 điểm. Cả 3 nội dung thi [Toán – Đọc hiểu, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên] tương quan tốt với nhau về độ khó và tính bao trùm kiến thức THPT”.

Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp điểm mình có lợi thế nhất để đăng ký xét tuyển vào các chương trình mà mình mong muốn được học.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết thêm, với tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên – K01, kết quả thi dao động từ 4.72 – 27.37 điểm. Điểm trung bình là 15.50 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16.75 điểm.

Với tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh – K02, kết quả thi của tổ hợp dao động từ 5.55 – 27.05 điểm. Điểm trung bình là 15.52 điểm, điểm trung vị là 15.50 điểm, điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16.86 điểm. 

Tổ hợp điểm thi: Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh – K00 điểm thi dao động từ 8.57 – 35.49 điểm. Điểm trung bình là 20.35 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 19.65 điểm.

Đặc biệt không có thí sinh nào đạt điểm tối đa trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Bách khoa Hà Nội./.

Video liên quan

Chủ Đề