Công thuốc nghĩa là gì

Trong thực hành lâm sàng y khoa thực tế, ở trong cả việc kê đơn cũng như trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế thì những thuật ngữ được viết tắt bằng các chữ cái đầu của tiếng Anh rất thường được sử dụng.

Trong đó các đường dùng thuốc là những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng nhất như ký hiệu của tiêm tĩnh mạch (IV). Vì vậy việc hiểu được các ký hiệu viết tắt này không chỉ giúp việc trao đổi thông tin được thuận tiện mà còn tiết kiệm được thời gian của những người thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Các ký hiệu viết tắt của đường dùng thuốc sẽ gồm các ký hiệu sau:

  • AAA: Apply to affected area (thuốc dùng cho phần bị ảnh hưởng)
  • AD: Right ear (ký hiệu tai trái); AS: left ear (ký hiệu tai phải); AU: each ear (ký hiệu dùng cho cả hai tai)
  • Garg: Gargle (ký hiệu thuốc súc miệng, họng)
  • ID: Intradermal (ký hiệu tiêm trong da)
  • IJ: Injection (ký hiệu thuốc tiêm)
  • IM: Intramuscular (ký hiệu tiêm bắp)
  • IN: Intranasal (ký hiệu thuốc dùng trong mũi)
  • Inf: Infusion (ký hiệu truyền dịch)
  • Instill: Instillation (ký hiệu thuốc dùng nhỏ giọt)
  • IP: Intraperitoneal (ký hiệu thuốc dùng trong màng bụng)
  • IV: Intravenous (ký hiệu tiêm tĩnh mạch)
  • NGT: Nasogastric tube (ký hiệu đường dùng bằng ống thông mũi dạ dày)
  • OD: Right eye (mắt phải); OS: Left eye (mắt trái); OU: both eye (cả hai mắt)
  • Per os/ PO: By mouth or orally (ký hiệu đường uống)
  • PR: Per the rectum (ký hiệu đường trực tràng)
  • PV: Per the vagina (ký hiệu đường âm đạo)
  • SL: Sublingual, under the tongue (ký hiệu đường dưới lưỡi)
  • SQ/SC: Subcutaneously (ký hiệu tiêm dưới da).

Công thuốc nghĩa là gì

Ký hiệu thuốc sử dụng đường uống là Per os/ PO (By mouth or orally)

Trong một y lệnh, ngoài những thông tin về tên thuốc, đường dùng có các thuật ngữ viết tắt thì cách sử dụng thuốc cũng có những cách viết tắt quy ước quốc tế như sau:

  • a.c: Before the meal (dùng trước bữa ăn)
  • b.i.d: Twice a day (dùng hai lần một ngày)
  • gtt: Drops (sử dụng bằng các nhỏ giọt)
  • p.c: After meals (dùng sau bữa ăn)
  • p.o: By mouth, orally (dùng đường uống)
  • q.d: Once a day (dùng một lần mỗi ngày)
  • t.i.d: Three times a day (dùng 3 lần mỗi ngày)
  • q.i.d: Four times a day (dùng 4 lần mỗi ngày)
  • q.h: Every hour (dùng mỗi giờ)
  • q.2h: Every 2 hours (dùng mỗi 2 giờ)
  • q.3h: Every 3 hours (dùng mỗi 3 giờ)
  • q.4h: Every 4 hours (dùng mỗi 4 giờ).

Như vậy có thể thấy rằng sẽ có sự khác nhau cơ bản giữa ký hiệu q và id đó là:

  • q (q.1h. q.2h,...): Là ký hiệu đòi hỏi phải có khoảng cách chính xác về thời gian giữa những lần sử dụng thuốc ví dụ như ở trường hợp q.6h nếu thuốc tiêm lần 1 lúc 6 giờ thì bệnh nhân phải được tiêm lần 2 lúc 12 giờ
  • i.d (b.i.d, t.i.d,...): Là ký hiệu không đòi hỏi khoảng cách chính xác về thời gian mà chỉ cần đủ số lần sử dụng thuốc là được như uống thuốc vào các bữa sáng, trưa, chiều, tối.

Công thuốc nghĩa là gì

Ký hiệu gtt: Drops trên tờ hướng dẫn sủng thuốc được hiểu là thuốc sử dụng bằng các nhỏ giọt

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Giới thiệu Khoa dược Vinmec

XEM THÊM:

Bài viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt - Dược sĩ Phụ trách nhà thuốc - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Tương tác thuốc là sự tác dụng qua lại lẫn nhau giữa thuốc này với thuốc khác, giữa thuốc với tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể. Kết quả của tương tác thuốc làm cho thuốc tăng hoặc giảm tác dụng điều trị, hoặc làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho người bệnh.

Nếu người bệnh đang dùng nhiều loại thuốc khác nhau, hoặc đang điều trị với nhiều bác sĩ hoặc có tình trạng sức khỏe đặc biệt, họ có khả năng cao sẽ gặp phải tương tác thuốc. Tương tác thuốc là sự tác dụng qua lại lẫn nhau giữa thuốc này với thuốc khác, giữa thuốc với tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể và cũng có thể là với một số loại thực phẩm mà họ dùng. Kết quả của tương tác thuốc làm cho thuốc tăng hoặc giảm tác dụng điều trị, hoặc làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho người bệnh.

Nguyên nhân của tương tác thuốc là phản ứng giữa thuốc với thuốc, hoặc với tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc với các loại thực phẩm mà người bệnh đang dùng. Tương tác có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thuốc đi vào cơ thể, từ khi thuốc được hấp thu, phân bố, chuyển hóa, tác dụng và thải trừ ra ngoài.

Công thuốc nghĩa là gì

Tình trạng sức khỏe của người bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng tương tác thuốc

Có 3 loại tương tác thuốc chính:

2.1. Tương tác thuốc – thuốc

Có thể xảy ra khi người bệnh dùng hai hay nhiều loại thuốc và giữa chúng có sự tương tác với nhau. Ví dụ như khi dùng một thuốc gây ngủ (thuốc an thần) và một thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamin) có thể khiến người dùng buồn ngủ nhiều hơn, trở nên chậm chạp, kém phản xạ và gây nguy hiểm khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Tương tác thuốc theo đó có thể làm tăng hoạt tính, tác dụng của thuốc nhưng cũng có thể làm giảm tác dụng điều trị như trường hợp một số kháng sinh như Ciprofloxacin, Levofloxaxin bị giảm hấp thu, giảm tác dụng khi uống đồng thời với thuốc bổ có chứa ion kim loại như sắt, canxi. Ngoài ra, thuốc còn tương tác với thuốc gây ra tác dụng không mong muốn, sinh độc tính có hại cho cơ thể. Ví dụ như dùng các thuốc giảm cholesterol máu như atorvastatin, rosuvastatin cùng với kháng sinh như clarithromycin làm tăng nguy cơ gặp phải tổn thương cơ vân cấp hoặc gây suy thận.

2.3. Tương tác thuốc – tình trạng sức khỏe của người bệnh

Những người lớn tuổi, người mắc nhiều bệnh mãn tính đi kèm là nhóm dễ gặp phải loại tương tác này. Thuốc với đặc tính dược lý riêng biệt sẽ tương tác với tình trạng bệnh lý, sinh lý của người bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành hay suy gan, suy thận... làm nảy sinh tác dụng phụ có hại hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh đang có. Ví dụ như dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid để giảm đau khớp cho một người mắc tăng huyết áp có thể khiến huyết áp người này tăng cao, không kiểm soát hoặc đưa đến một số biến chứng tim mạch khác nếu người bệnh tự ý dùng lâu dài, không kiểm soát.

Công thuốc nghĩa là gì

Bệnh lý tim mạch, huyết áp và đái tháo đường,... là nhóm dễ gặp phải loại tương tác thuốc

Trên thị trường hiện có hàng chục nghìn loại thuốc khác nhau, mỗi loại lại có đặc tính, tác dụng khác nhau kéo theo vô số tương tác giữa các loại thuốc này khi phối hợp điều trị bệnh. Đó là chưa kể đến các loại thức ăn, thức uống, sản phẩm khác được dùng kèm trong quá trình điều trị. Vì thế, không có một triệu chứng chung, khái quát nào cho tương tác thuốc.

Người hiểu rõ nhất về tương tác thuốc là bác sĩ hoặc dược sĩ, là người thăm khám, điều trị và xem xét đơn thuốc của người bệnh. Tại Vinmec, tất cả các đơn thuốc đều được các bác sĩ, dược sĩ cân nhắc, xem xét cho phù hợp với người bệnh và đảm bảo an toàn, không phát sinh các tác dụng phụ có hại. Người bệnh cũng cần được tư vấn về thuốc, hướng dẫn cách dùng thuốc và các lưu ý khi dùng kèm các loại thuốc, thực phẩm, sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác cũng như theo dõi các triệu chứng khác lạ, có hại liên quan trong thời gian dùng thuốc.

Luôn nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về các thuốc người bệnh đang dùng. Ngoài ra các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng, khoáng chất hoặc các loại thuốc đông y, dược liệu khác cũng cần phải được kể ra đầy đủ khi người bệnh thăm khám với bác sĩ.

Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thông tin về thuốc trong đó có nhắc đến các tương tác có thể xảy ra với thuốc. Người bệnh cũng cần hiểu về thuốc, tác dụng điều trị, cách dùng và cách giảm thiểu các nguy cơ tương tác và tác dụng có hại khác khi được tư vấn về thuốc với dược sĩ. Khi có lo ngại hoặc không hiểu rõ về thuốc, người bệnh có thể hỏi bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả khi dùng thuốc.

Công thuốc nghĩa là gì

Trước khi dùng thuốc người bệnh cần được tư vấn kĩ về cách dùng thuốc an toàn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM: