Công văn xin xác nhận đã thực hiện công việc

Đơn xác nhận công tác là văn bản được sử dụng để xác nhận về việc một cá nhân nào đó đã hoặc đang công tác tại tổ chức, doanh nghiệp. Vậy khi nào cần làm đơn xác nhận công tác? Mẫu đơn này yêu cầu những nội dung gì? Tất cả sẽ được cập nhật từ A đến Z trong bài viết dưới đây.

» Tham khảo: Mẫu đơn xin nghỉ phép

Khi nào cần làm giấy xác nhận công tác?

  1. Khi làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng hoặc làm thẻ visa: Đối với trường hợp này, giấy xác nhận công tác là một trong những tài liệu quan trọng chứng minh người lao động có đủ tiềm lực tài chính để trả nợ cho ngân hàng hoặc chi trả cho những nhu cầu thiết yếu trong quá trình du lịch, du học tại nước ngoài. Riêng đối với các cá nhân có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng, ngoài giấy xác nhận công tác, bạn còn phải chuẩn bị thêm nhiều loại giấy tờ có liên quan khác như bảng lương, CMND, giấy xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn,…
  2. Khi đi xin việc: Hầu hết doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam không yêu cầu ứng viên phải nộp giấy xác nhận công tác. Bộ phận tuyển dụng của những doanh nghiệp này sẽ chủ động liên hệ với người tham chiếu mà ứng viên đề cập trong CV để xác nhận công việc. Nhưng nếu bạn làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước thì phải chủ động xin giấy xác nhận từ sớm, ngay khi đang làm việc tại cơ quan cũ chứ đừng để mất bò mới lo làm chuồng;
  3. Ngoài ra, giấy xác nhận công tác còn được người lao động sử dụng để trình lên cấp trên, yêu cầu cấp phát quyền lợi tương xứng với quá trình cống hiến của họ.

Cách viết giấy xác nhận công tác

Mẫu giấy xác nhận công tác gồm:

  1. Quốc hiệu, tiêu ngữ: Yêu cầu viết bằng chữ in thường nét đậm, căn giữa;
  2. Tên đơn: Yêu cầu viết bằng chữ in hoa nét đậm, căn giữa;
  3. Kính gửi: Ban Giám đốc công ty…../Ban lãnh đạo trường……..Yêu cầu viết bằng chữ in thường, căn giữa. Đồng thời phải ghi đầy đủ tên công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  4. Thông tin cá nhân: Tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ thường trú, số CMND kèm theo ngày cấp và nơi cấp;
  5. Thông tin xác nhận công tác: Địa điểm làm việc, thời gian nhận việc, vị trí công tác [phòng/ban], chức vụ, loại hợp đồng lao động;
  6. Lý do xin xác nhận công tác: Chứng minh tài chính, vay vốn ngân hàng, xác nhận kinh nghiệm,...;
  7. Ký và ghi rõ họ tên.

Mẫu đơn xin xác nhận công tác

1. Đơn xác nhận công tác tại công ty cũ

Đây là mẫu đơn được sử dụng khá phổ biến khi bạn chuyển công tác sang công ty mới với mục đích là để xác nhận quá trình làm việc tại công ty cũ. Bạn có thể xem và tải mẫu đơn xác nhận công tác tại công ty theo link dưới đây:

Link tải mẫu đơn xác nhận công tác

2. Mẫu xác nhận công tác tại trường học

Mẫu đơn này áp dụng được cho tất cả công-nhân-viên chức công tác tại trường học từ bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến Cao đẳng, Đại học.

Tải mẫu đơn xác nhận công tác tại trường học »» TẠI ĐÂY

Trên đây là 2 mẫu đơn xin xác nhận công tác mới nhất năm 2022 cùng với hướng dẫn cách viết chi tiết từ A-Z giúp các bạn có thể dễ dàng tải về và phục vụ tốt nhất cho công việc của mình. Chúc các bạn thành công.

Giấy xác nhận công tác là một văn bản xác nhận, chứng minh thời gian người lao động tại đơn vị đi làm việc, đi công tác trong một khoảng thời gian nhất định.

Giấy xác nhận công tá được dùng với nhiều mục đích khác nhau như làm visa, vay vốn ngân hàng, chứng minh tài chính, du học,… giúp cho người lao động được hưởng các quyền lợi tương xứng với thời gian đã cống hiến cho cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

Hiện nay, có nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu cần phải có giấy xác nhận công tác để làm bằng chứng chứng minh cho kinh nghiệm của ứng viên.

Lúc này, giấy chứng nhận công tác không chỉ là giấy chứng minh thời gian công tác, làm việc mà còn là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc.

Mẫu giấy xác nhận công tác mới nhất năm 2022? Hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận công tác chính xác nhất?

Đặc điểm của Giấy xác nhận công tác?

Giấy xác nhận công tác có 2 đặc điểm chính như sau:

Đối với nội dung của Giấy xác nhận công tác

Chỉ xác nhận thông tin cá nhân, đơn vị công tác, công việc hiện tại mà không xác nhận về lý lịch, nơi cư trú hay tiền lương, thu nhập.

Đối với tính bảo mật của Giấy xác nhận công tác

Giấy xác nhận công tác xác nhận công việc là quyền lợi chính đáng của người lao động, chính vì vậy, đại diện cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thể dễ dàng ký xác nhận cho người lao động.

Không giống như việc xác nhận thu nhập bởi nó còn liên quan đến việc bảo mật thông tin, sự cạnh tranh trong thị trường lao động.

Mẫu Giấy xác nhận công tác mới nhất năm 2022?

Mẫu 01:

Tải Mẫu Giấy xác nhận công tác 01: Tại đây.

Mẫu 02:

Tải Mẫu Giấy xác nhận công tác 02: Tại đây

Hướng dẫn viết Giấy xác nhận công tác chính xác?

[1] Phụ thuộc vào việc người lao động đã/đang làm việc cho doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức, có thể gửi tới Ban Giám đốc hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

[2] Người khai ghi cụ thể địa chỉ nơi đăng ký thường trú/tạm trú của mình: xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

[3] Tương tự mục [1], có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, tuy nhiên, người khai phải ghi đúng tên công ty, cơ quan, tổ chức theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

[4] Ghi đúng địa chỉ trụ sở theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

[5] Ghi số điện thoại cố định của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

[6] Ghi cụ thể phòng, ban, bộ phận làm việc của người khai.

[7] Ghi cụ thể chức danh, chức vụ của người khai: trưởng phòng, phó phòng, nhân viên, chuyên viên,…

[8] Nếu không làm việc theo một trong những hợp đồng nêu trên, người khai phải ghi rõ hình thức làm việc của mình: hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hợp đồng cộng tác viên,…

[9] Trong quá trình làm việc, trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, người lao động có thể được thuyên chuyển, điều động làm việc ở nhiều ví trí, nhiều bộ phận khác nhau. Chính vì vậy, người khai nên ghi chi tiết thời gian làm việc cho từng vị trí, bộ phận.

[10] Tùy thuộc vào mục đích của người xin xác nhận, có thể là: xác nhận kinh nghiệm làm việc, chứng minh tài chính, làm hồ sơ du học, làm visa du lịch, vay vốn ngân hàng,…

Cá nhân thanh toán trong trường hợp có phát sinh chi phí công tác có được trừ thuế TNDN không?

Căn cứ theo quy định tại điểm 2.9 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

"Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC [đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC] như sau:
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác [bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài] nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Chủ Đề