Công việc của kế toán doanh thu khách sạn

Làm kế toán nhà hàng khách sạn tưởng chừng là những công việc rất đơn giản vì bạn nghĩ đó là những công việc dịch vụ đơn thuần và đưa hết vào doanh thu dịch vụ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, đây không phải là công việc dễ dàng. Vậy họ đang làm những công việc gì? Họ cần chuẩn bị những kiến thức gì? Mời bạn cùng 1ketoan tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán cần chuẩn bị những kiến thức sau:

  • Hóa đơn bán ra là ghi nhận doanh thu dịch vụ.
  • Hóa đơn mua vào là chi phí quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách, chi phí tiền điện nước,…
  • Theo dõi và phân bổ công cụ dụng cụ.
  • Theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định.

Khi làm kế toán cho dịch vụ này, bạn chỉ cần theo dõi những số liệu như trên là bạn đã làm được bản báo cáo chính xác.

Nhiệm vụ chính của kế toán nhà hàng khách sạn

Kiểm soát hóa đơn, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ khế toán

  • Hàng ngày ghi nhận hóa đơn từ bộ phận kho, bộ phận mua hàng. Sau đóm nhập số liệu vào phần mềm hệ thống.
  • Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao hóa đơn chứng từ kế toán.
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và chính xác của những hóa đơn thu nhận được. Báo cáo với cấp trên nếu có sai sót để điều chỉnh.
  • Ghi chép, tính toán chính xác các thông tin như chi phí, thuế VAT, công nợ,… theo quy định của nhà hàng khách sạn.
  • Lưu trữ, phân loại hóa đơn, chứng từ đứng vị trí, tránh hỏng, rách, mất,…

Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ

  • Theo dõi số lượng tài sản cố định, công cụ dung cụ nhập vào phần mềm quản lý theo quy định.
  • Theo dõi sự tăng/giảm số lượng tài sản và cập nhật vào phần mềm.
  • Hàng tháng, cùng phòng Nhân sự kiểm tra và đánh giá số lượng tài sản, công cụ dụng cụ.
  • Hàng tháng, cùng bộ phận liên quan tổ chức kiểm kê tài sản.
  • Hạch toán khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí liên quan và lập bản báo cáo.

\>>> Xem thêm: Phần mềm kế toán online

Hoàn thiện bảng lương cho nhân viên

  • Chịu trách nhiệm hoàn thiện bảng lương, chi trả lương cho nhân viên.
  • Thực hiện một số công việc khác như: soạn thảo hợp đồng, báo giá cho khách hàng, làm hợp đồng nhân viên,…

Lập báo cáo liên quan theo quy định

  • Định kỳ cuối tháng/quý lập các báo cáo xuất – nhập, tồn thực phẩm, nguyên vật liệu.
  • Hàng tháng lập báo cáo tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
  • Hàng tháng/quý/năm lập các báo cáo thuế và nộp cho cơ quan thuế theo quy định.
  • Lập báo cáo tài chính vào cuối năm.

Công việc khác

  • Hàng ngày kiểm tra thanh toán, hoạch toán phát sinh, tổng hợp tình hình thu chi và báo cáo với cấp trên khi có yêu cầu.
  • Hàng ngày cập nhật thông tin sổ sách kế toán, công nợ thu – trả.
  • Thực hiện các công việc có liên quan khác khi được cấp trên phân công.

Sự khác biệt giữa kế toán nhà hàng khách sạn theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Thông tư 200 Thông tư 133 Đối tượng nhà hàng áp dụng Tất cả các nhà hàng, khách sạn Chỉ áp dụng cho nhà hàng khách sạn vừa và nhỏ với vốn điều lệ dưới 10 tỷ và số lao động bình quân năm dưới 300 người. Về báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo gồm: – Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo gồm: – Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Thuyết minh báo cáo tài chính – Không cần báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hệ thống tài khoản – TK 1113, 1123: Vàng tiền tệ – TK 1131, 1132: Tiền đang vận chuyển – TK 1218: Chứng khoán và công cụ tài chính khác – TK 1362: Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá – TK 1363: Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hóa. – TK 153, TK 155, TK 156 có TK cấp 2 – TK 158: hàng hóa kho bảo thuế – TK 161: chi sự nghiệp [1611/1612 chi sự nghiệp năm trước/năm nay] – TK 171: giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ – TK 242: tài sản thuế thu nhập hoãn lại. – TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, …. – TK 1113, 1123: không có– TK 1131, 1132: không có – TK 1218: không có – TK 1362: không có – TK 1363: không có – TK 153, TK 155, TK 156 không có TK cấp 2 – TK 158: không có – TK 161: Không có – TK 171: không có – TK 242: không có – TK 244: Không có thay bằng TK 1386 …

\>>> Xem thêm:

  • Trình Tự Kiểm Tra Của Cơ Quan Thuế Khi Quyết Toán Thuế
  • Chi phí phát sinh trước ngày trên giấy phép kinh doanh xử lý như thế nào?

Trên đây là những tổng hợp mới nhất các quy định về lệ phí thuế môn bài. 1ketoan hy vọng những thông tin trên là nguồn tài liệu tham khảo cho doanh nghiệp.

Nếu trong quá trình lập hoàn thiện, anh chị gặp vấn đề, anh chị vui lòng liên hệ với 1ketoan theo cách sau:

Kế toán doanh thu làm những công việc gì?

Kế toán doanh thu bao gồm nhiều khía cạnh như đánh giá, xác định và ghi nhận doanh thu, quản lý hợp đồng, lập báo cáo doanh thu, xử lý các khoản chiết khấu, giảm giá và các khoản phí liên quan đến doanh thu.

Kế toán khách sạn làm những công việc gì?

Công việc kế toán khách sạn.

Ghi chép, thống kê hóa đơn bán ra và mua vào của khách sạn để tính toán doanh thu dịch vụ.

Theo dõi và phân bố các tài sản trong khách sạn hợp lý.

Kiểm soát chặt chẽ và tính toán khấu hao tài sản cố định..

Lập báo cáo công việc theo tuần và tháng để trình lên lãnh đạo xét duyệt..

Kế toán doanh thu chi phí làm gì?

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD có nhiệm vụ tính toán, tập hợp chi phí có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình kinh doanh, cũng như việc xác định chính xác doanh thu thực tế phát sinh, làm cơ sở để xác định được kết quả của hoạt động kinh doanh.

Doanh thu của khách sạn là gì?

Doanh thu trong tiếng Anh được gọi là Revenue. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng.

Chủ Đề