Coơ sở văn hóa nền ẩm thực của người việt năm 2024

1/Với bất cứ quốc gia nào trên thế giới thì ẩm thực có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên văn hóa dân tộc. Nó thể hiện trình độ văn hóa của dân tộc qua phép tắc, cách xử sự trong ăn uống… văn hóa ẩm thực là nét đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần của đất nước, của cụm đất nước lớn hơn nữa là của những quốc gia ở châu lục.

Nhiều du khách nước ngoài khi đến Việt Nam đều rất đỗi ngạc nhiên và hứng thú bởi nét văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú. Nó được tạo nên bởi vùng miền, bởi nguyên liệu chế biến. Và còn một khía cạnh khác là con người tạo ra chúng cũng khác nhau. Những thức uống, món ăn mang đặc trưng riêng biệt nhưng lại hòa chung vào miền di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Cách chọn nguyên liệu, chế biến ẩm thực như thế nào đó là bí quyết, nó là công thức và nó thể hiện văn hóa của mỗi con người trong cái chung mang tính vùng miền. Cùng với nó là cách thưởng thức, đó là sự thể hiện mức độ văn hóa cao hơn của con người. Sự từ tốn, lịch sự, sự cảm nhận được trong chiều sâu của những món ăn cũng là sự thấu hiểu được văn hóa trong ẩm thực. Nó, những món ăn đó chất chứa điều gì, nó chứa đựng thông điệp đối với người thưởng thức, nó truyền tải những tình cảm của người tạo ra món ăn đến người thân, bạn bè và du khách.

Hầu hết ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ cái nôi nguyên liệu, sau đó là sở thích và cả những yếu tố ít ai ngờ đến đó là thời tiết và tâm tính của con người. Như ở miền bắc, con người đằm thắm, khí hậu mát mẻ… thì những món ăn ở đây thanh tao, vị nhạt và ít khi dùng các nguyên liệu làm nồng, làm cay; ở miền nam thức ăn thường được nấu rất ngọt còn ở miền trung, cùng với con người mộc mạc, thời tiết nắng nóng thì các món ăn lại cay nồng nhiều hơn. Đó là chưa kể từ bên trong nội hàm của nó, từ những đơn vị nhỏ của vùng miền lại sản sinh ra những dòng văn hóa ẩm thực khác nhau. Nó riêng biệt nhưng lại có tính tương đồng, điều này là nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

2/So kiến trúc, với văn hóa phi vật thể… thì văn hóa ẩm thực chiếm vị thế rất lớn trong việc tạo nên hồn cốt dân tộc. Rất nhiều quốc gia phương Đông dùng cơm là thức ăn chính trong mỗi bữa ăn, dùng đũa để lấy thức ăn và nó tạo nên đặc trưng trong bữa ăn, cách ăn của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, đó chính là văn hóa.

Du khách nước ngoài khi đến miền bắc không thể không thưởng thức món thắng cố của người H’Mông hay bát phở giữa lòng Thủ đô Hà Nội, hay món bánh canh cá lóc của miền trung, món lẩu mắm của miền nam… Trong văn hóa ẩm thực phải kể đến xứ Huế, ở đây không những nổi tiếng với món gì cũng ngon mà còn đặc sắc bởi món gì cũng nhỏ. Tức làm chủ yếu để thưởng thức chứ không ăn no, ăn chỉ để thấy được, cảm nhận hết được sự đặc biệt của món ăn, nó luôn giữ dáng dấp của mảnh đất và con người xứ Huế - đất kinh kỳ.

Văn hóa ẩm thực là di sản nghìn đời, nó tạo nên những không gian văn hóa vô cùng thú vị. Ẩm thực chính là nơi thể hiện văn hóa và tham gia đóng góp vào đời sống văn hóa từ xưa đến nay một cách rõ nét nhất, nó thể hiện cung cách, sự xử sự với mình và mọi người. Ở đâu cũng có cái ăn, nó bộc lộ cách nghĩ, cách làm, nết người, lòng nhân ái… và cả những giá trị đạo đức cũng xoay quanh văn hóa ẩm thực. Sự nhường cơm sẻ áo của dân tộc Việt Nam hàng nghìn đời nay là truyền thống quý báu của cả dân tộc khiến bạn bè năm châu biết đến. “Kính trên nhường dưới” là cách xử sự, trong đó có ăn uống là sự biểu hiện giá trị đạo đức, phẩm chất quý của người Việt Nam. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là văn hóa của người Việt trong di sản văn hóa ẩm thực.

3/Rất nhiều nơi ở đất nước ta đã tạo dựng được lòng tin yêu của bạn bè, du khách quốc tế. Ngoài sự cởi mở, thân thiện, chân thành… của người Việt Nam thì văn hóa ẩm thực ngày nay có vai trò không nhỏ trong việc giới thiệu đất nước, con người Việt Nam ra bạn bè thế giới. Văn hóa ẩm thực là cầu nối vô cùng quan trọng giữa con người Việt Nam với con người và văn hóa thời đại. Trong dòng chảy của di sản văn hóa Việt Nam, văn hóa ẩm thực là mạch nguồn không bao giờ cạn.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, với những biến cố thăng trầm, văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được những giá trị vốn có của nó, được di dưỡng, bồi đắp và làm mới để phù hợp thời đại. Trong dòng chảy di sản hàng nghìn năm đó, có những món ăn, thức uống vẫn vẹn nguyên như xưa. Đó là sự lưu giữ nét độc đáo của ẩm thực, của cái xưa mang giá trị vượt thời gian.

Nhiều địa phương, quốc gia… đã biết giữ gìn những giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, kích thích nó phát triển và làm đòn bẩy để kích cầu du lịch phát triển, giáo dục, giới thiệu, quảng bá văn hóa dân tộc. Đó là việc làm hay, có ích và mang lại ý nghĩa thiết thực trên nhiều phương diện.

Dù vậy, so với tài nguyên dồi dào, ẩm thực Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn trên “bản đồ ẩm thực” thế giới. Việc đưa ẩm thực trở thành thương hiệu quốc gia là thực sự cần thiết và cần được thực hiện bài bản để khai thác nguồn lợi...

Quảng bá phở Việt Nam tại Lễ hội “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, tháng 9-2023. Ảnh: Hoàng Quyên

Định vị rõ thương hiệu

Ẩm thực Việt Nam đã có rất nhiều món ăn trở thành biểu tượng, khiến cho du khách đều muốn thưởng thức như: Phở, bánh mì, cà phê trứng, nem... Sự phong phú, đa dạng về nguồn thực phẩm cùng cách thức chế biến đa dạng ở từng vùng, miền đã mang đến cho Việt Nam văn hóa ẩm thực phong phú và hấp dẫn. Có lẽ vì thế mà nhà marketing nổi tiếng thế giới Philip Kotler đã đưa ra lời nhận xét: Việt Nam nên là “bếp ăn của thế giới”.

Những năm gần đây, với sự quảng bá du lịch mạnh mẽ, ẩm thực Việt Nam đang dần tạo dấu ấn riêng. Cuối năm 2022, Giải thưởng Ẩm thực thế giới [thuộc hệ thống Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards] đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến ẩm thực tốt nhất châu Á 2022”, vượt qua các tên tuổi khác trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan...

Bên cạnh đó, nhiều tạp chí, chuyên trang du lịch ẩm thực nổi tiếng cũng dành lời ngợi khen cho ẩm thực Việt. Gần đây nhất, vào đầu năm 2023, chuyên trang du lịch Travel and Leisure của Mỹ đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến ẩm thực hàng đầu khu vực châu Á trong hành trình du lịch năm 2023”.

Còn chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel [Canada] cũng công bố danh sách 10 quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn hàng đầu thế giới, trong đó Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách bình chọn từ độc giả. Trước đó, Phở Việt Nam cũng được tôn vinh trên công cụ tìm kiếm Google Doodle vào ngày 12-12-2021.

Đánh giá về tiềm năng của ẩm thực Việt trong việc thu hút du khách, quảng bá du lịch, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu cho rằng, các món ăn của nước ta có sức hút lớn, là một trong những lý do khiến du khách muốn đến và quay lại để khám phá, trải nghiệm. Việc được vinh danh, đánh giá cao bởi các tổ chức, truyền thông và chuyên gia quốc tế cho thấy, ẩm thực Việt đang dần khẳng định thương hiệu.

Hướng đến nền công nghiệp ẩm thực

Mặc dù đã định vị thương hiệu ở một số món ăn nhưng theo nhiều chuyên gia, ẩm thực Việt Nam có chỗ đứng còn khiêm tốn trên “bản đồ ẩm thực" thế giới và chưa phát huy được hết thực lực.

Chia sẻ về vấn đề này, nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho rằng, ẩm thực Việt Nam có nguồn nguyên liệu tươi, dồi dào nhưng các món ăn đang được nhiều du khách biết đến đa số là món ăn đường phố, ăn tại chỗ như bánh mỳ, phở, bún bò Huế, nem... Việt Nam có nhiều món ăn cao cấp có thể nâng lên thành nghệ thuật nhưng khâu quảng bá chưa được chú trọng, thiếu chỉ dẫn những địa chỉ uy tín cho du khách.

Còn theo Tổng Thư ký Hội đầu bếp Việt Nam Nguyễn Xuân Quỳnh, Việt Nam chưa có một nền công nghiệp chế biến thực phẩm mạnh trong khi nguồn nguyên liệu vô cùng dồi dào. Vì thế, ẩm thực mới chỉ khai thác tại chỗ, chưa được xuất khẩu và khó làm thương hiệu ở các nước khác.

Cuối tháng 9 vừa qua, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã hoàn tất giai đoạn I Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với việc trao chứng nhận cho 121 món ăn tiêu biểu của từng địa phương, đồng thời công bố giai đoạn II-2023 của đề án. Danh sách giai đoạn I có 47 món miền Bắc, 37 món miền Trung và 37 món miền Nam. Thủ đô Hà Nội có 4 món ăn được vinh danh trong danh sách này, đó là: Phở Hà Nội, bún ốc [bún ốc nguội, bún ốc nóng], cốm làng Vòng [bánh cốm, chè cốm, xôi cốm, chả cốm], bún thang.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam Nguyễn Quốc Kỳ, Đề án có mục tiêu khảo sát, thu thập dữ liệu nhằm xây dựng “Tổng tập 1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và tiến hành chuyển đổi số cơ sở dữ liệu đó thành “Bản đồ trực tuyến ẩm thực Việt Nam” và “Bảo tàng trực tuyến ẩm thực Việt Nam”.

“Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, là bước đầu của hành trình đưa ẩm thực trở thành thương hiệu quốc gia”, ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.

Tại Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã có kế hoạch xây dựng “bản đồ du lịch” để quảng bá ẩm thực, thu hút du khách. Còn Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội đã, đang nỗ lực phối hợp với các địa phương tăng cường quảng bá đặc sản, đồng thời tổ chức các hoạt động giới thiệu ẩm thực Hà Nội trong các sự kiện, lễ hội do đơn vị tổ chức.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, giới thiệu những nét độc đáo trong ẩm thực của Hà Nội tới các địa phương và ra nước ngoài.

Chủ Đề