Covered warrant là gì

Chứng quyền có bảo đảm [tiếng Anh: Covered Warrant; viết tắt: CW] là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và hoạt động tương tự như chứng khoán cơ sở.

Hình minh họa [Nguồn: vietnamnews.vn]

Khái niệm

Chứng quyền có bảo đảm trong tiếng Anh là Covered Warrant; viết tắt là CW.

Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và hoạt động tương tự như chứng khoán cơ sở. Để sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư phải trả một khoản phí, được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền theo mức giá xác định trước.

Chứng quyền có bảo đảm là một chứng khoán cung cấp cho chủ sở hữu quyền [nhưng không có nghĩa vụ] mua hoặc bán một tài sản cơ bản tại một mức giá xác định vào hoặc trước một ngày cụ thể.

Các loại chứng quyền

Chứng quyền mua: Là loại chứng quyền mà người sở hữu được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo giá thực hiện, nhận tiền lãi khi chứng khoán cơ sở tăng cao hơn giá thực hiện.

Chứng quyền bán: Là loại chứng quyền mà người sở hữu được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo giá thực hiện, nhận tiền lãi khi chứng khoán cơ giảm so với giá thực hiện.

Chứng quyền có bảo đảm có thể được thực hiện theo kiểu châu Âu hoặc kiểu Mỹ. Chứng quyền kiểu châu Âu cho phép việc thực hiện quyền của chủ sở hữu chỉ xảy ra vào ngày đáo hạn của chứng quyền. Ngược lại, chứng quyền kiểu Mỹ cho phép người sở hữu thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào, tại thời điểm mua hoặc đến khi chứng quyền đáo hạn.

Chứng quyền qui định tại thị trường Việt Nam là chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu châu Âu với phương thức thanh toán bằng tiền mặt.

Những lợi ích và rủi ro khi tham gia chứng quyền

Lợi ích

Việc tham gia chứng quyền sẽ giúp nhà đầu tư đạt được tỉ suất sinh lời cao hơn nhờ tính đòn bẩy khi giá chứng quyền nhỏ hơn rất nhiều so với giá chứng khoán cơ sở nhưng giá trị nội tại của chứng quyền thường biến động tương đồng. Thêm nữa, nhà đầu tư có thể xác định rõ việc thua lỗ khi hạn chế tối đa chính bằng số tiền bỏ ra khi thực hiện quyền.

Rủi ro

Ngược lại, tính đòn bẩy cũng là rủi ro cho chứng quyền khi tỉ lệ thua lỗ sẽ cao hơn nếu giá chứng quyền hay giá chứng khoán cơ sở có xu hướng xấu. Bên cạnh đó, một chứng quyền có thời gian giới hạn từ 3 đến 24 tháng khiến nhà đầu tư phải cân nhắc có nên nắm giữ hay không.

Cũng như các loại chứng khoán khác, chứng quyền phụ thuộc vào cung cầu thị trường, thậm chí là hai chiều bao gồm chứng quyền và chứng khoán cơ sở. Điều này khiến việc phân tích phần nào khó khăn hơn.

[Tài liệu tham khảo: investopedia.com, thebank.vn]

Tường Vy

Chứng quyền có bảo đảm [Covered warrant – viết tắt là CW] là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành cho phép người sở hữu được quyền mua [chứng quyền mua] hoặc được quyền bán [chứng quyền bán] chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện[1]. Đây là một loại chứng quyền được phát hành mà không có trái phiếu hoặc vốn chủ sở hữu đi kèm. Giống như một chứng quyền thông thường, chứng quyền có bảo đảm cho phép người nắm giữ mua hoặc bán một lượng cổ phiếu, tiền tệ hoặc các công cụ tài chính cụ thể khác từ tổ chức phát hành với một mức giá cụ thể vào một ngày xác định trước. Chứng quyền có bảo đảm cung cấp cho nhà đầu tư quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu. Nếu đang sở hữu chứng quyền và có lãi, nhà đầu tư có thể hiện thực hoá lợi nhuận thông qua bán trực tiếp trên sàn hoặc chờ đến ngày đáo hạn, nó được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã giao dịch riêng[2].

Không giống như chứng quyền thông thường, chúng thường được các tổ chức tài chính phát hành thay vì các công ty phát hành cổ phiếu và được liệt kê là chứng khoán hoàn toàn có thể giao dịch trên một số sở giao dịch chứng khoán, cũng có thể có nhiều loại công cụ cơ bản, không chỉ cổ phiếu và có thể cho phép người nắm giữ mua hoặc bán tài sản cơ bản. Chứng quyền được niêm yết trên một số sàn giao dịch lớn, bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, Sở giao dịch Singapore và Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Chúng phổ biến với các nhà đầu tư và thương nhân, đặc biệt là ở Hồng Kông, Trung Quốc[3]. Rủi ro chính là rủi ro thị trường vì chứng quyền sẽ chỉ sinh lời khi giá thị trường vượt quá giá thực tế đối với "lệnh mua" hoặc thấp hơn giá thực tế đối với "lệnh bán". Hiệu ứng đòn bẩy vốn có của chứng quyền làm tăng đáng kể rủi ro và các nhà giao dịch đang sử dụng chứng quyền để đầu cơ có thể kiếm hoặc mất các khoản tiền đáng kể rất nhanh chóng. Với chứng quyền có bảo hiểm, tổn thất tối đa được giới hạn ở giá thanh toán cho chứng quyền cộng với bất kỳ khoản hoa hồng [commission] hoặc phí giao dịch nào khác[4].

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Khoản 6 Điều 4 Luật Chứng khoán Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  2. ^ Chứng quyền có bảo đảm
  3. ^ Warrants win over the China bulls
  4. ^ RBS Guide to Covered Warrants

Xem thêmSửa đổi

  • Chứng quyền
  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu
  • Ngân phiếu
  • Hối phiếu

1. Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm [Covered Warrant - CW] là một sản phẩm chứng khoán có cấu trúc do công ty chứng khoán phát hành và niêm yết, có các đặc điểm tương tự như một hợp đồng quyền chọn trên thị trường phái sinh. Người sở hữu chứng quyền sẽ có quyền [nhưng không có nghĩa vụ] mua [hoặc bán] Chứng khoán cơ sở tại một Mức giá xác định trước, vào trước hoặc tại một Thời điểm cụ thể trong tương lai. Hai loại chứng quyền cơ bản:

- Chứng quyền mua [call warrant]: cho phép người sở hữu có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ, được mua một chứng khoán cơ sở với mức giá được xác định trước vào hoặc trước ngày đáo hạn.


- Chứng quyền bán [put warrant]: cho phép người sở hữu có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ được bán một chứng khoán.

Ví dụ minh họa:

Ngày 10/06/2019, nhà đầu tư A mua 1.000 Chứng quyền mua trên cổ phiếu PNJ với các thông số sau:

Tỷ lệ chuyển đổi 2:1
Giá thực hiện 75.000 đồng
Giá PNJ hiện tại 72.000 đồng
Thời hạn chứng quyền 3 tháng
Giá một chứng quyền 1.500 đồng
Ngày đáo hạn 28/09/2019
Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 1.000 CW PNJ là: 1.000 * 1.500 = 1.500.000 đồng

- Sau 01 tháng:

Giả sử giá một chứng quyền mua trên thị trường là 1.900 đồng. Quý khách có thể chốt lời bằng việc bán lại CW ngay thời điểm này trên sở Giao dịch chứng khoán. Mức lời của Quý khách = 1.000 x [1.900-1.500]= 400.000 đồng

- Vào ngày đáo hạn:

Giả sử Quý khách nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu PNJ là 85.000 đồng. Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho Quý khách số tiền là: 1.000/2*[85.000-75.000]= 5.000.000 đồng Mức sinh lời của Quý khách là: 5.000.000 đồng - 1.500.000 đồng [tổng số tiền bỏ ra để sở hữu CW] = 3.500.000 đồng Tuy nhiên, nếu giá thanh toán đối với cổ phiếu PNJ được tính toán và công bố nhỏ hơn hoặc bằng 75.000 đồng [giá thực hiện]. Chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện ≤ 0 đồng.

Chứng quyền sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ mất số tiền đầu tư vào CW là 1.500.000 đồng.


2. Đặc tính hấp dẫn của CW? - Là sản phẩm mang lại lợi ích đa chiều & quyền lợi nhà đầu tư được bảo vệ - Vốn thấp – chi phí giao dịch thấp - Không yêu cầu ký quỹ - Không trả lãi tiền vay – Không đóng vị thế bắt buộc - Đảm bảo tính thanh khoản cao - Xác định được mức lỗ tối đa – mức lợi nhuận vô hạn - Dành cho nhà đầu tư ngắn và trung hạn

3. Rủi ro khi đầu tư vào CW


- Rủi ro thanh toán: Nếu TCPH không đủ khả năng thanh toán vào ngày đáo hạn, NĐT có thể không được thanh toán
- Vòng đời hữu hạn: CW chỉ có giá trị trong vòng đời của mình [03-24 tháng]. Sau ngày đáo hạn, các CW không còn giá trị. Giá trị của CW có thể bị sụt giảm khi CW càng gần đến ngày đáo hạn.
- Rủi ro từ tính đòn bẩy: CW tạo mức lỗ trên vốn đầu tư lớn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu cơ sở
- Rủi ro từ biến động giá chứng khoán cơ sở: Những biến động của của chứng khoán cơ sở có thể tạo ra những tác động lớn đến giá của CW. Nếu chứng khoán cơ sở bị tạm dừng giao dịch hoặc hủy niêm yết thì dẫn đến CW cũng bị tạm dừng giao dịch hoặc hủy niêm yết.

4. Hướng dẫn giao dịch CW

NĐT có thể giao dịch CW theo hai cách:

- Mua CW từ các CTCK phát hành CW. Khi mua CW ở các CTCK khác, NĐT cũng có thể đăng ký lưu ký CW tại tài khoản TVSI. - Giao dịch CW đã niêm yết trên HOSE tại TVSI giống như giao dịch cổ phiếu cơ sở [Hướng dẫn giao dịch CW xem tại đây]

5. Chi phí giao dịch CW niêm yết


- Phí giao dịch: Giống như giao dịch chứng khoán cơ sở [Tham khảo Biểu phí giao dịch tại TVSI]
Thuế giao dịch:
  •  - Trước ngày đáo hạn: Thuế = 0,1% * Số lượng giao dịch * Giá giao dịch
  •  - Tại ngày đáo hạn: Thuế = 0,1% * Số lượng giao dịch * Giá thanh toán CW

6. Danh sách CW đang được niêm yết [Tham khảo HSX]

Page 2

NHỮNG TÍNH NĂNG ƯU VIỆT CỦA TVSI MOBILE

1. Giao diện người dùng:

  • TVSI Mobile được thiết kế riêng biệt theo 3 phiên bản: iPhone, iPad và thiết bị Android nhằm tối ưu thao tác của khách hàng
  • Với việc nghiên cứu kỹ thói quen, hành vi người dùng thiết bị di động, giao diện TVSI Mobile hướng đến sự thân thiện, thiết kế bố cục hợp lý và chặt chẽ, dễ dàng thao tác
  • Sử dụng thuận tiện bằng ‎các tháo tác chạm - vuốt đơn giản
2. Công nghệ:
  • TVSI Mobile sử dụng hệ thống tích hợp đồng bộ hóa Online Trading Platform: Khách hàng có thông tin về tài sản, tài khoản như trên ứng dụng webtrading ItradeHome2014 của TVSI
  • Công nghệ lập trình ứng dụng Native [ứng dụng thuần] trên thiết bị iOS, Android: tối ưu hóa tốc độ lệnh, sự ổn định, và cho phép lựa chọn cách thức kết nối internet qua wifi hoặc 3G.
  • Công nghệ làm mờ thông tin tài chính ở màn hình chuyển đổi ứng dụng On Blur for Financial Application: giúp khách hàng bảo mật hoàn toàn thông tin khi chuyển đổi ứng dụng
  • Bảo mật cao với công nghệ kiểm soát phiên đăng nhập: 1:1:1 tài khoản chỉ được đăng nhập trên 1 thiết bị tại 1 thời điểm: đảm bảo tính bảo mật, cảnh báo các thiết bị hoặc người dùng khác đăng nhập vào tài khoản khách hàng trên các kênh hoặc thiết bị khác..
2. Tính năng:
  • Theo dõi bảng giá realtime toàn thị trường hoặc bảng giá khách hàng tự xác lập cho tất cả các thị trường HOSE, HNX, Upcom cho mục đích theo dõi đầu tư.
  • Đặt lệnh: Đồng thời xem bảng giá trực tuyến và đặt Mua/Bán/Hủy lệnh sàn HOSE/HNX/UPCOM đơn giản, chính xác với gợi ý giá và bước giá khớp hiện tại.
  • Hủy lệnh đa kênh cho phép Quý khách sẽ tự chủ hơn với các lệnh đặt: dùng TVSI Mobile có thể hủy các lệnh được đặt từ kênh iTrade Home, iTrade Pro, TVSI Mobile, Môi giới.
  • Tin tức thị trường: Thông tin thị trường được cập nhật liên tục trong phiên giao dịch, các tin theo các mã cổ phiếu khách hàng quan tâm
  • Ứng trước tiền bán tự động: cũng như hệ thống iTrade Home của TVSI, TVSI Mobile sẽ tự động ứng trước cho khách hàng tiền bán chứng khoán, chỉ tính phí khi khách hàng sử dụng.
  • Chuyển tiền trực tuyến: tài khoản nội bộ và ra Ngân hàng đã đăng ký: an toàn, nhanh chóng, bảo mật.
  • Quản lý sức mua, danh mục tài sản, lãi lỗ tài khoản: Theo dõi trực tiếp sức mua của tài khoản theo biến động thị trường; Quản lý danh mục tài sản lãi/lỗ, số dư chứng khoán và số dư tiền kể cả đang ở T+
  • Sao kê giao dịch tiền, chứng khoán, lịch sử lệnh.
  • Quản lý thông tin tài khoản: Cho phép khách hàng quản lý thông tin đã đăng ký với công ty bao gồm: Email, Điện thoại, Địa chỉ, ..

CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG TVSI MOBILE

1. Cài đặt:

  • Cách 1: Tải ứng dụng từ store: Vào App Store trên iPhone, ipad hoặc Google Play trên các thiết bị Android tìm kiếm với từ khóa TVSI hoặc TVSI Mobile chọn ứng dụng cài đặt.
  • Cách 2: Quý khách hàng có thể tải ứng dụng TVSI Mobile dành cho iPad & iPhone tại đây và Android tại đây
2. Sử dụng:
  • Mở ứng dụng đã cài
  • Đăng nhập bằng số tài khoản và mật khẩu của tài khoản iTrade Home
3. Hướng dẫn sử dụng:
  • Mở ứng dụng đã cài
  • Hướng dẫn sử dụng TVSI Mobile phiên bản iPhone tại đây
  • Hướng dẫn sử dụng TVSI Mobile phiên bản iPad tại đây
  • Hướng dẫn sử dụng TVSI Mobile phiên bản Android tại đây

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề