Crt-d là gì

CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN ĐIỀU TRỊ TÁI ĐỒNG BỘ TIM (CRT)

CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN ĐIỀU TRỊ TÁI ĐỒNG BỘ TIM (CRT)

I. ĐẠI CƯƠNG

Điều trị hỗ trợ cho những bệnh nhân suy tim nặng

  II. CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân có những triệu chứng sau:

- Suy tim có phân số tống máu thất trái (EF) dưới 35%

- Có khoảng QRS trên 120ms

- Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa ổn định

   III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Suy tim đang tiến triển.

- Bệnh cơ tim hạn chế

- Bệnh cơ tim phì đại

- Viêm cơ tim cấp

- Suy tim do bệnh van tim

- Bệnh tim bẩm sinh

- Các nguyên nhân suy tim mà có thể sửa chữa được bằng phương pháp phẫu thuật như thay van tim, mổ làm cầu nối chủ vành

- Bệnh nhân suy thất phải không thể hồi phục

- Hội chứng vành cấp dưới 3 tháng, mới được tái tạo mạch vành (dưới 6 tháng)

- Tăng huyết áp kháng trị liệu

- Tai biến mạch não dưới 6 tháng

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Bệnh mạch ngoại vi

- Tăng áp lực động mạch phổi nặng

- Viêm cơ tim cấp

   IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện kỹ thuật:2 bác sĩ và 2 điều dưỡng

2. Chuẩn bị dụng cụ

- Máy chụp mạch số hóa xóa nền

- Máy theo dõi điện tim liên tục (monitoring)

- Máy sốc điện

- Bộ dụng cụ trung phẫu vô khuẩn

- Bộ máy tạo nhịp tái đồng bộ tim gồm: các điện cực thất phải, nhĩ phải, thất trái; các ống thông mở đường (sheath), các loại điện cực thường và điện cực thất trái; các dây thông dẫn đường (guide wire); bộ ống thông chụp Swan-Ganz (catheter Swan- Ganz).

- Các ống thông trong lòng tĩnh mạch vành (CPS) vói các đầu khác nhau.

- Máy lập trình hoặc máy thử ngưỡng và dây thử.

- Các thuốc cấp cứu tim mạch, thuốc gây tê, gây tiền mê, thuốc sát khuẩn.

- Chỉ khâu các loại

3. Chuẩn bị bệnh nhân

- Bệnh nhân nhịn ăn 5 giờ trước khi được làm thủ thuật.

- Bệnh nhân được giải thích kỹ càng về mục đích tiến hành, cách thức tiến hành và các nguy cơ có thể gặp trong thủ thuật.

- Dùng thuốc an thần nếu cần, nhất là khi thủ thuật kéo dài

- Với những trường hợp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ có kèm máy phá rung tự động (CRT-D), bệnh nhân được chuẩn bị tiền mê.

- Thuốc chống đông: các nhóm thuốc thienopyridine được dừng trước 7 ngày trước thủ thuật. Nếu khi làm bệnh nhân có nguy cơ đông máu cao có thể cho thêm heparine 1000 đơn vị/ 1 giờ.

4. Hồ sơ bệnh án:hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế

   V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tạo đường vào và làm ổ máy.

- Đường vào thường chọc từ 2 đến 3 đường tĩnh mạch theo thứ tự: tĩnh mạch dưới đòn trái, phải; tĩnh mạch cảnh trong trái và phải; tĩnh mạch nách trái và phải

- Ổ máy thường được làm với kích thước 5x7cm

2. Đưa các điện cực

- Cấy điện cực thất phải ở mỏm, vách hoặc đường ra. Thử ngưỡng. Cố định điện cực.

- Đưa ống thông dài vào lòng tĩnh mạch vành và chụp xác định hệ tĩnh mạch vành. Xác định nhánh mục tiêu và đưa điện cực thất trái vào nhánh mục tiêu. Thử ngưỡng, xé ống thông dài và cố định điện cực.

- Cấy điện cực nhĩ phải ở thành bên, tiểu nhĩ hoặc vách liên nhĩ. Thử ngưỡng, cố định điện cực.

3. Lắp máy.

4. Lập trình bằng máy chương trình và thử ngưỡng chống (DFT) sốc điện nếu máy tạo nhịp có bộ phận chống rung.

5. Đóng da.

6. Băng vô khuẩn

   VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ

1. Chọc vào động mạch dưới đòn: rút kim và ép cầm máu.

2. Tràn khí và tràn máu màng phổi: kiểm tra dưới màn Xquang, nếu nhiều có thể hút dẫn lưu khí màng phổi, tràn máu nhiều có thể phải mở dẫn lưu.

3. Phản ứng phế vị: nâng cao hai chân, tiêm tĩnh mạch 2-4 ống atropine.

4. Thủng tim: chọc dẫn lưu nếu dịch màng tim nhiều.

5. Phù phổi cấp: thở oxy, morphin 10mg tiêm tĩnh mạch, digoxin 0,5mg tiêm tĩnh mạch, furosemid 20mg tiêm tĩnh mạch từ 2-4 ống.

6. Giật cơ hoành: thay đổi vị trí tạo nhịp khác.

7. Nhiễm trùng: dùng kháng sinh

  TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Khuyến cáo về thăm dò điện sinh lý tim và điều trị các rối loạn nhịp tim năm 2010, Hội Tim mạch Việt Nam.

2.     ACC/AHA/HRS/ESC  2006 Guideline Update for Implantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices: Summary Article: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (ACC/AHA/NASPE Committee to Update the 2002 Pacemaker Guidelines).


 

Trở lại Mục Lục

Suy tim là bệnh lý tim mạch chủ yếu trong thế kỷ 21. Tỷ lệ mắc suy tim hiện nay cao một phần do tuổi thọ của con người có xu hướng ngày một tăng. Với nhiều tiến bộ trong điều trị nhồi máu cơ tim, một số lớn bệnh nhân đã được cứu sống, tuy nhiên tim lại bị tổn thương nhiều sau biến cố cấp tính ấy. Phương thức thông dụng trị suy tim là dùng các thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển (ACE), giãn mạch, digoxin, chống đông. 

Crt-d là gì

Hình 1. Tỷ lệ suy tim ở Hoa Kỳ theo tuổi. American Heart Association 1988-94.

Về phương diện bệnh học, suy tim không phải là một bệnh mà là một hiện tượng sinh lý. Khi điều trị suy tim, cũng cần phải tiếp tục điều trị căn bệnh gốc, như bệnh mạch vành (69%), bệnh cơ tim giãn (12%), bệnh cao huyết áp (7%).

Trở lại Mục Lục

Ngoài điều trị bằng thuốc, các bác sĩ còn có thể kết hợp thêm phương thức Tái đồng bộ tim (Cardiac Resynchronization Therapy – CRT) với kích thích hai buồng thất để điều trị cho các bệnh nhân. Tiêu chuẩn để chọn bệnh nhân cho CRT là khi việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả và có hiện tượng blốc nhánh trái (xem video) với độ rộng phức bộ QRS trên 120 ms. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim có thể điều trị bằng CRT (xem video) ước lượng khoảng 25% (Baldasseroni2002). Ngoài ra có thể dùng siêu âm để xác định là hai thất trái và phải co không đồng bộ.

Kết quả ban đầu thu được là tình trạng các bệnh nhân cải thiện tốt sau khi được cấy máy CRT tạo nhịp hay phá rung. Về nguy cơ tử vong, xem Hình 2B, thì CRT trong nghiên cứu CARE-HF giảm xác suất tử vong từ 45% xuống 25% sau 3,5 năm. Tuy nhiên hiệu quả của CRT cũng tùy thuộc bệnh trạng lúc thực hiện CRT. Với các bệnh nhân đã chuyển biến nặng, NYHA IV, thường không có hiệu quả tốt vì bệnh trạng đã quá trầm trọng. Về phương diện tai biến (tử vong, nhập viện), xem Hình 2A, thì CRT mang lại kết quả tốt, giảm xác suất tai biến từ 70% xuống 40%. Ngoài ra chỉ số thể tích cuối tâm thu (end-systolic volume index) tăng lên cùng với LVEF (tỷ lệ tống máu thất trái), chỉ số NYHA và chỉ số chất lượng cuộc sống (quality of life index). Như đã trình bài ở đoạn trên, điều trị suy tim với CRT tuy có thể cải thiện sự suy hóa của tim, nhưng vẫn không thể điều trị được căn bệnh gốc như bệnh mạch vành, bệnh giãn cơ tim, bệnh cao huyết áp. Các bệnh này buộc phải được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

Crt-d là gì

Hình 2. Kết quả CARE-HF (Cleland - NEJM 2005)

Thiết bị tái đồng bộ tim (CRT) được thiết kế để giúp trái tim bạn hoạt động hiệu quả hơn và theo dõi tình trạng bệnh của bạn để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp cho bạn. Cùng tìm hiểu thêm cách hoạt động của máy CRT.

SUY TIM

Khi bạn bị suy tim nghĩa là trái tim bạn không còn bơm máu được như thông thường nữa, khiến máu không còn tuần hoàn tốt để đưa koxy và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Một trái tim khỏe mạnh là khi cả hai buồng thất (phần dưới của trái tim) bơm hoặc đập cùng một lúc và đồng bộ với nhau. Còn ở người bị suy tim, hai buồng thất của họ không bơm máu cùng lúc.

MÁY ĐỒNG BỘ NHỊP TIM (CRT) LÀ GÌ?

Một hệ thống CRT được cấu tạo bởi hai thành phần – máy tạo xung và dây dẫn điện. Một máy CRT dẫn truyền lượng điện nhỏ đến trái tim thông qua các dây dẫn này. Thiết bị này giúp bạn khôi phục nhịp tim bình thường, khiến cả hai buồng thất bơm máu cùng lúc.

CÁC LOẠI MÁY CRT

Có hai loại máy CRT. Thứ nhất là một dạng đặc biệt của máy tạo nhịp, nó được gọi là máy tái đồng bộ tim (CRT-P) hay máy tạo nhịp ba buồng. Loại còn lại cũng tương tự, nhưng được tích hợp thêm chức năng khử rung tim (ICD). Loại này được gọi là CRT-D.
Trong khi hoạt động như máy tạo nhịp thông thường để điều trị nhịp chậm, máy CRT-P còn dẫn truyền xung điện nhỏ đến buồng thất trái và phải để giúp chúng co bóp cùng lúc khiến tim bơm máu hiệu quả hơn.

MÁY CRT-D HOẠT ĐỘNG THỂ NÀO?

CRT-D là một thiết bị đặc biệt cho những bệnh nhân bị suy tim đồng thời cũng có nguy cơ cao bị ngưng tim đột ngột. Trong khi hoạt động như máy tạo nhịp thông thường để điều trị nhịp chậm, máy CRT-D còn dẫn truyền xung điện nhỏ đến buồng thất trái và phải để giúp chúng co bóp cùng lúc khiến tim bơm máu hiệu quả hơn.
Một thiết bị CRT-D cũng có thể ngăn chặn những cơn rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm gây ngưng tim đột ngột. Khi thiết thị cảm nhận được nhịp tim nhanh bất thường, nó sẽ tạo một cú sốc đến tim. Cú sốc khử rung này dừng cơn loạn nhịp lại. Nếu không được cứu bằng phương pháp này, cơn nhịp nhanh đó có thể gây chết người chỉ trong vòng vài phút.

PIN CỦA MÁY ĐỒNG BỘ NHỊP TIM

Như mọi loại pin khác, pin của máy tái đồng bộ tim cũng cạn dần theo thời gian. Vì pin được gắn vĩnh viễn vào máy và không thể tách rời, nên chỉ có thể thay thế hoàn toàn máy khi hết pin. Thời gian sử dụng của pin dài hay ngắn phụ thuộc vào cài đặt của bác sĩ.
Máy tái đồng bộ tim có khả năng tự theo dõi pin, bác sĩ có thể dựa vào đó để hẹn ngày khám. Ngoài ra bác sĩ còn có thể bật tính năng khiến máy CRT phát ra tiếng khi gần đến thời điểm thay máy. Gọi cho bác sĩ ngay khi nghe tiếng máy.

RỦI RO CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÁY ĐỘNG BỘ NHỊP TIM

Mặc dù các biến chứng không thường xuyên xảy ra, nhưng việc kiểm soát những rủi ro liên quan đến máy đồng bộ nhịp tim vẫn rất quan trọng. Bạn nên xem xét ý kiến của bác sĩ tư vấn về những rủi ro sau:

  • Xuất huyết
  • Máu đông
  • Gây tổn hại đến các bộ phận liền kề (sợi gân, cơ, dây thần kinh)
  • Thủng phổi hoặc tĩnh mạch
  • Tổn thương tim
  • Xuất hiện cơn rối loạn nhịp nguy hiểm
  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Tử vong


Một số rủi ro sau quá trình cấy ghép bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong những rủi ro sau:

  • Nhiễm trùng
  • Phần da xung quanh túi máy bị chùn xuống
  • Máy và dây có thể bị di dời khỏi vị trí ban đầu
  • Điện cực của dây hoặc xung điện có thể gây tổn hại cho mô tim, bao gồm cơ tim và hệ thần kinh
  • Không làm quen được với máy
  • Máy không hoạt động như kỳ vọng
  • Nhiễu điện từ có thể cản trở việc sốc hoặc tạo nhịp của máy
  • Bạn có thể phải chịu những cú sốc không cần thiết

Liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ hơn về lợi ích và rủi ro đi cùng máy động bộ nhịp tim.
Xem thêm video về hoạt động của máy CRT.

 

Sống với máy CRT